Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cựu chiến binh góp sức đánh “giặc” Covid-19

(LĐTĐ) Trong những ngày thành phố Hà Nội căng sức phòng chống dịch bệnh Covid-19, mặc dù tuổi đã cao nhưng những hội viên Hội cựu chiến binh vẫn sẵn sàng tình nguyện tham gia trực chốt kiểm soát dịch, “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng dịch. Thậm chí họ sẵn sàng ủng hộ tiền lương trợ cấp cho quỹ phòng, chống dịch của Thành phố.
cuu chien binh gop suc danh giac covid 19 Thêm 3 ca nghi ngờ tái dương tính với SARS-CoV-2
cuu chien binh gop suc danh giac covid 19 Ngày thứ 11 không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Sẵn sàng “ra trận” chống dịch Covid

Suốt gần một tháng qua, ông Nguyễn Văn Sơn (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Phùng Xá) cùng các hội viên trở thành chiến sĩ xung kích tham gia phòng, chống dịch của xã. Từ khi có dịch Covid-19, ông cũng như các hội viên khác phải gác hết những công việc riêng của gia đình để nhường chỗ cho việc tuyên truyền, phổ biến thông tin dịch tới người dân trong thôn.

cuu chien binh gop suc danh giac covid 19
Cựu chiến binh tham gia bám trực tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19

Trong những ngày thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội, ông đảm nhận nhiệm vụ trực tại điểm chốt trực số 2, khu vực đầu cầu Phùng Xá của xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức), đây là chốt quan trọng nhất của xã bởi là khu vực có đông lượng người ra, vào địa bàn mỗi ngày, ông Sơn cũng như các thành viên khác trong đội trực phải thay đổi gần như toàn bộ lịch làm việc và sinh hoạt bình thường.

Trực tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19, hàng ngày ông Sơn ghi chép đầy đủ thông tin người vào địa bàn trong sổ trực, chuẩn bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang… để nhắc nhở người dân thực hiện theo đúng quy định phòng dịch.

Để duy trì hoạt động các chốt trực, hàng ngày (từ 6 giờ sáng đến 22 giờ) với mục đích kiểm soát người ra, vào các thôn, xóm, khu dân cư, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các xã cũng như các thành viên trong chốt đã xây dựng kế hoạch trực chốt một cách khoa học, bố trí nghỉ ngơi, ăn uống đảm bảo sức khỏe.

Theo đó, chốt của ông Sơn bố trí chia 3 ca trực/ngày, mỗi ca gồm 4 thành viên, trong ca trực các thành viên luôn nhắc nhau phải tập trung cao nhất để ca trực đạt hiệu quả. Mặc dù vất vả nhưng khi chia sẻ về công việc đang đảm nhiệm trong những ngày qua, ông Sơn rất vui vì được góp sức cùng với địa phương tham gia công tác phòng, chống dịch. Bởi với ông, đó là trách nhiệm của những người lính, dù trong thời bình hay thời chiến họ vẫn sẵn sàng vì đất nước.

“Trong những ngày đầu người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị, hạn chế đi lại, tuy nhiên những ngày cuối, một số người có tâm lý chủ quan, các phương tiện đi lại nhiều hơn, có những người đặc biệt là một số thanh niên không tuân thủ đeo khẩu trang, khi bị nhắc nhở, họ không hợp tác, do đó chúng tôi phải vừa mềm dẻo để tuyên truyền cùng đó kết hợp cả biện pháp mạnh, giao cho lực lượng công an làm việc khi họ cố tình không tuân thủ…

Mặc dù tuổi cao, nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ cùng tinh thần “chống dịch như chống giặc", các Hội viên Hội Cựu chiến binh đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Thậm chí, có những tổ kiểm soát số người trực có hôm còn vượt hơn so với quy định”, ông Sơn cho biết.

Đóng góp tiền trợ cấp hàng tháng cho quỹ phòng, chống dịch

Tương tự Hội cựu chiến binh xã Hùng Tiến có 397 hội viên, các hội viên được bố trí tham gia những công việc trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, 12 hội viên tham gia trực tại 4 chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn xã.

Song song với đó 100% các hội viên đều tham gia ủng hộ quỹ phòng chống dịch, hội viên ủng hộ ít nhất là 100 nghìn đồng, trong đó số tiền 200, 500 nghìn đồng chiếm số lượng nhiều, hội viên cựu chiến binh xã đã ủng hộ được tổng số tiền 56 triệu cho công tác phòng chống dịch.

Đơn cử như ông Nguyễn Văn Tạ, thương binh hạng 1/4, ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, mặc dù điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, ông lại tuổi cao sức yếu.

Nhưng thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông đã phát huy tấm lòng và phẩm chất truyền thống của người lính Bộ đội Cụ Hồ, ông và gia đình đã tham gia ủng hộ cho Mặt trận Tổ quốc huyện và thành phố Hà Nội với số tiền 2 triệu đồng từ tiền nhận trợ cấp hàng tháng cho thương binh. Hành động nhân văn đó của ông đã khiến không ít người cảm động.

Bởi lẽ việc ông Tạ dành số tiền tích cóp từ tiền trợ cấp chế độ hàng tháng là 2 triệu đồng để đóng góp cho công tác phòng, chống dịch bệnh đối với nhiều người chưa hẳn là lớn nhưng đối với ông là bằng cả tấm lòng và là tài sản quý giá của gia đình mình.

“Trong những ngày đầu người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị, hạn chế đi lại, tuy nhiên những ngày cuối, một số người có tâm lý chủ quan, các phương tiện đi lại nhiều hơn, có những người đặc biệt là một số thanh niên không tuân thủ đeo khẩu trang, khi bị nhắc nhở, họ không hợp tác, do đó chúng tôi phải vừa mềm dẻo để tuyên truyền cùng đó kết hợp cả biện pháp mạnh, giao cho lực lượng công an làm việc khi họ cố tình không tuân thủ…

Mặc dù tuổi cao, nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ cùng tinh thần “chống dịch như chống giặc", các Hội viên Hội Cựu chiến binh đều tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Thậm chí, có những tổ kiểm soát số người trực có hôm còn vượt hơn so với quy định”, ông Sơn cho biết.

Ông Lê Văn Mạnh, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Hùng Tiến chia sẻ: “Các cựu chiến binh đều là những người lính từng vào sinh ra tử trong các cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc và được tôi luyện trong môi trường quân ngũ, khi đất nước đang gồng mình chống dịch, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề thì tinh thần vì nước, vì dân lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thời chiến, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống giặc thì ngày nay, mỗi người dân, trong đó có cán bộ, hội viên cựu chiến binh chính là một chiến sĩ trong công tác phòng, chống dịch bệnh”.

Tương tự, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy phẩm chất cao quý của người lính Bộ đội Cụ Hồ, các cấp Hội Cựu chiến binh thị xã Sơn Tây thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cùng cộng đồng chung tay phòng, chống dịch.

Mặc dù đa số hội viên đều là những người cao tuổi, thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc Covid-19 nhưng khi cả nước cùng chung tay chống dịch, thì những người lính năm xưa cũng không quản ngại khó khăn, góp sức cùng chính quyền trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của địa phương.

Hội Cựu chiến binh thị xã đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như: 347 hội viên cựu chiến binh được cử cùng tham gia trực chốt kiểm soát y tế, thời gian hoạt động từ 6h-22h hàng ngày tại 117 chốt; 256 hội viên tham gia rà soát, giám sát tại nhà đối với người từ nước ngoài trở về từ ngày 7/3, người thăm, khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10 - 28/3/2020; 231 hội viên tham gia triển khai ký cam kết thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội đến các hộ gia đình trên địa bàn 15 xã, phường.

Cùng với đó, phát huy phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, các hội viên cựu chiến binh thị xã tự nguyện góp tiền ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Nhiều cựu chiến binh tham gia ủng hộ với số tiền và hiện vật cao cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường…

Tựu chung có thể thấy những việc làm, hành động nhân văn của các cựu chiến binh là một tấm gương sáng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Chính từ việc các cựu chiến binh hăng hái tham gia phòng, chống dịch tạo ra sức lan tỏa rộng rãi, động viên toàn dân nâng cao tinh thần phòng, chống dịch.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, tính đến 17h ngày 7/9, trên địa bàn quận có 69 cây xanh gãy đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, 1 téc nước bị đổ vào mái nhà bên cạnh, đổ 2 bức tường rào. Quận đã sơ tán 10 phòng trọ (30 người dân) đến nơi an toàn để tránh bão Yagi. Hiện, quận đang tích cực khắc phục thiệt hại do mưa bão gây ra.
Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh về công tác ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3, tính đến 16h ngày 7/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về công tác ứng phó với cơn bão số 3 trên hệ thống thông tin cơ sở, trong đó tập trung vào các nội dung chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố ứng phó với bão số 3; hướng dẫn, cảnh báo người dân các các kỹ năng ứng phó trong cơn bão; thông tin đến người dân đảm bảo cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu…
Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến khó lường của bão số 3, ngày 7/9, quận Đống Đa đã tổ chức vận động, di chuyển người dân tại các nhà riêng, nhà chung cư nguy hiểm tới nơi kiên cố an toàn.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thụy Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thụy Khuê - công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Gia Lâm đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn và nhân dân chủ động phòng tránh.
Xem thêm
Phiên bản di động