Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 14 HĐND TP khóa XIV

Đi thẳng vào những vấn đề nổi cộm

Kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân Thành phố (HĐND TP Hà Nội) đã dành trọn 1 ngày để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn 4 nhóm vấn đề chính, gồm: Kinh tế, quản lý đô thị, văn hóa - xã hội, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhìn tổng thể, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này đã đi thẳng vào những vấn đề nổi cộm mà cử tri quan tâm. Tuy nhiên, điều mà cử tri cần là, thay vì giải thích nhiều, quan trọng là lời hứa về hành động, cũng như giải pháp mà các sở, ngành liên quan đã và sẽ triển khai ra sao? Trong đó, đặc biệt vấn đề quản lý đô thị, tiến độ cải tạo các chung cư cũ và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Nhìn thẳng vào những việc chưa làm được
Đề nghị bổ sung một số tội danh vào Bộ luật Hình sự

Tiếp tục thu hồi nhà ở, dự án sử dụng sai mục đích

Liên quan đến nhóm vấn đề quản lý xây dựng, nhà ở một số dự án trên địa bàn, một số đại biểu nêu câu hỏi: Vấn đề này đề cập đã lâu, vậy đến nay quá trình thực thi đã đạt được những kết quả thế nào? Lãnh đạo các sở: Kế hoạch - Đầu tư; Xây dựng cho biết: Ở nhóm các dự án được Nhà nước giao cho thuê đất, nhưng thực hiện chậm 24 tháng so với tiến độ có 75 dự án; trong đó 8 dự án đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng; 1 dự án được đề xuất phương án quản lý, sử dụng đất hiệu quả, 4 dự án đã có quyết định thu hồi; 12 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách dự án chậm tiến độ... Tính chung năm 2015, thành phố đã quyết định thu hồi 7 dự án với tổng diện tích thu hồi hơn 62.300m2 và đang lập hồ sơ thu hồi 4 dự án với tổng diện tích hơn .

Đi thẳng vào những vấn đề nổi cộm
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu kết luận với 2 nội dung chất vấn và trả lời chất vấn

Thời gian tới, UBND 1.086.000m2 thành phố sẽ tổ chức thẩm định chặt chẽ dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất để lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực; phát huy chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội; tiếp tục kiểm soát, kiểm tra, xử lý việc chấp hành Luật Đất đai; hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự tổ chức thực hiện các quyết định thu hồi đất... Về việc lý các chung cư, nhà công vụ, theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, hiện trên địa bàn có 643 chung cư đã đưa vào sử dụng, tập trung trên địa bàn 15 quận, huyện, trong đó có 477 chung cư thương mại và 166 chung cư tái định cư.

Tình hình nợ có chiều hướng gia tăng, nhất là chậm nộp, nợ tiền sử dụng đất. Mặc dù các cơ quan chức năng của thành phố có nhiều nỗ lực trong thu hồi nợ, có các giải pháp "cứng", nhưng số nợ tồn đọng vẫn còn trên 21.000 tỉ đồng - chiếm 15% (trong khi khuyến nghị chỉ nên ở mức 5%). Tình hình này đòi hỏi UBND TP cần có những giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ hơn, trong đó cần chú trọng và tăng cường thêm các giải pháp sau: Chỉ đạo các ngành chức năng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Tập trung hơn vào phân loại nợ, từ đó có những giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể từng cấp, từng ngành nhằm giải quyết tồn đọng nợ. Trước hết tập trung vào số nợ có khả năng thu (19.000 tỉ đồng), công khai các doanh nghiệp có nợ đọng thuế, phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành có giải pháp mạnh hơn để giải quyết tình trạng doanh nghiệp gian lận trong sử dụng hóa đơn, trốn khỏi nơi kinh doanh...

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Hiện thành phố đã thành lập được 191 ban quản trị chung cư, cụm chung cư tại 297 chung cư, đạt tỉ lệ 40%; đã giải quyết được các tranh chấp liên quan đến giá dịch vụ chung cư, các chủ đầu tư đã từng bước thực hiện trách nhiệm trong việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng từ các diện tích chưa bán, qua đó cơ bản làm giảm các bức xúc của cư dân. Tuy nhiên, tại một số chung cư vẫn nảy sinh tranh chấp liên quan đến sở hữu chung - riêng sau khi các hộ có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nhưng chủ đầu tư vì nhiều lý do chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân; một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc, chậm trễ trong bàn giao kinh phí bảo trì 2%... Thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị quản lý vận hành chung cư, tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát công tác quản lý, sử dụng chung cư trên các địa bàn; phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, bổ sung cơ chế chính sách cho phát triển và quản lý chung cư, phù hợp và đồng bộ với các quy định của luật hiện hành... Về quản lý nhà công vụ, UBND TP đã và sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng và các cấp ngành triển khai thu hồi nhà công vụ sai mục đích.

Cải tạo chung cư cũ trên nguyên tắc xã hội hóa

Liên quan đến tiến độ, phương án cải tạo các chung cư cũ, một trong những nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm, thay mặt UBNDTP, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Vũ Hồng Khanh báo cáo: Việc cải tạo xây dựng mới các khu chung cư cũ, xuống cấp trên địa bàn thành phố, đến nay 11 nhà nguy hiểm cấp độ D cơ bản đã được xử lý, xây dựng lại để các hộ dân tái định cư nhà I1,2,3 Thành Công, nhà B4, B14 Kim Liên, 187 Tây Sơn, D2, C7 Giảng Võ, P3 Phương Liệt. Di dời các hộ dân để phá dỡ nhà cũ B6 Giảng Võ, C1 Thành Công, 17 nhà gỗ ở phường Chương Dương... Cụ thể, trong năm 2014-2015 hoàn thành bàn giao 5 công trình B4 Kim Liên, D2, C7 Giảng Võ, A1-A2 Nguyễn Công Trứ.

Đang triển khai xây dựng 4 công trình (B6 Giảng Võ, C1 Thành Công, 97-99 Láng Hạ, 26 Liễu Giai. Đồng thời, UBND TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung đôn đốc các chủ đầu tư được giao cải tạo xây lại các chung cư cũ nguy hiểm, tháo gỡ những vướng mắc và kiên quyết thu hồi dự án của chủ đầu tư thực hiện chậm, đồng thời xây dựng, ban hành quy định về cải tạo lại chung cư cũ để thực hiện hóa các giải pháp quy định tại Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo xây dựng lại chung cư theo Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2015). Về giải pháp, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho biết: Theo kế hoạch, số chung cư cũ đưa vào kiểm định năm 2015 là 42 công trình. Đây là các chung cư bị lún, lún lệch ở mức độ lớn trên 1%, hoặc được xây dựng và sử dụng vào những năm 1960 đã hư hỏng, xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng; Số chung cư đưa vào diện kiểm định năm 2016 là 62 công trình. Thành phố đã bố trí kinh phí năm 2015 để kiểm định theo kế hoạch. Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội đã hoàn thành kiểm định 42 công trình theo kế hoạch.

Nếu để các chất cấm, mặt hàng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường không chỉ phạt người kinh doanh, lưu thông, mà còn phải quy trách nhiệm người đứng đầu các ngành để xảy ra tình trạng này. Các quận, đặc biệt các huyện, Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước nếu để xảy ra nạn buôn bán, sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi.

Về triển khai Luật Thủ đô năm 2012, ngày 23/7/2013, HĐND TP ban hành Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp. Trong đó, khuyến khích nhà đầu tư phối hợp với chủ sở hữu căn hộ thực hiện dự án bằng phương thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở các chủ sở hữu góp vốn bằng quyền sở hữu căn hộ, quyền sử dụng đất. Các nội dung phải triển khai theo Luật Nhà ở 2014. Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh: Quan điểm của thành phố là việc cải tạo chung cư cũ trên nguyên tắc xã hội hóa. Một số đại biểu cho rằng, có một thực tế đang diễn ra, nhiều hộ trong khu chung cư cũ nghiêm túc thực thi pháp luật, nhưng do cơ chế quản lý có vấn đề... đất sạch đã bàn giao cho chủ đầu tư, nhà thầu mà từ 3 đến 7 năm phải khổ sở đi thuê nhà ở và vẫn chưa thể quay trở lại. Đời sống ở những nơi ở tạm vô cùng khó khăn. Nếu TP đưa ra cơ chế khuyến khích xã hội hóa thực chất cũng là cơ chế hợp tác công- tư thì quá trình thay thế các chung cư cũ còn rất gian nan. Bởi vậy, đã đến lúc TP cần có giải pháp khoa học hơn về vấn đề này.

Hà Nội phải tiên phong nói không với thực phẩm bẩn

Vấn đề ATVSTP không chỉ nóng nghị trường Quốc hội, mà tại kỳ họp lần thứ 14 của HĐND TP, vấn đề này cũng đã được đưa lên bàn nghị sự. Theo báo cáo của UBND TP, qua 5 năm (2010-2015), các cấp chính quyền, sở, ngành đã tiến hành kiểm tra, xử lý 6.685 vụ vi phạm về chất lượng ATVSTP, phạt hành chính hơn 32 tỉ đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 37,7 tỉ đồng... Về kiểm soát ATVSTP đối với hoa quả trong nước và nhập khẩu, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương tăng cường thanh, kiểm tra, lấy mẫu giám sát hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm. Đối với hoa quả trong nước, Sở NN&PTNT phối hợp các quận, huyện, ban quản lý chợ đầu mối quản lý nguồn gốc hoa quả đưa về các chợ. Các cơ sở kinh doanh hoa quả đầu mối đều phải xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Đối với hoa quả nhập khẩu, qua kiểm tra, các cơ sở đều có giấy tờ nhập khẩu và kiểm dịch, các loại hoa quả đều được đóng trong thùng xốp và có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sai phạm kịp thời, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu để giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2015, ngành nông nghiệp đã lấy 92 mẫu phân tích, phát hiện 1 mẫu nhập khẩu có dư lượng thuốc vượt mức giới hạn tối đa cho phép.

Dù vậy, một đại biểu xin không nêu tên, nói với PV rằng, nếu nhìn vào các số liệu do Sở NN&PTNT tham mưu cho TP báo cáo trước HĐND TP thì có lẽ thị trường nông phẩm trên địa bàn Hà Nội thuộc loại sạch và an toàn nhất nước. Nhưng thực tế có đúng như vậy không? Chỉ cần qua thông tin trên báo giới cũng có thể thấy rõ những vụ làm miến bẩn, bún bẩn, trồng rau phun chất kích thích... vận chuyển thực phẩm bẩn lại tập trung nhiều trên địa bàn TP. Với quy mô dân số thực khoảng 7 triệu người và nếu kể cả số lượng vãng lai, toàn TP có suýt soát 9 triệu dân. Con số này đồng nghĩa với việc mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ một lượng lương thực, thực phẩm khổng lồ. Với số lượng lớn như vậy, có cơ quan nào chắc tất cả nông phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ đều an toàn? Vì vậy, hơn lúc nào hết, nếu cứ đưa ra các văn bản, các số liệu tổng hợp từ báo cáo để chứng minh thì công tác đấu tranh, ngăn chặn với nông phẩm bẩn còn khó khăn. Quốc hội, Chính phủ đang rất quyết tâm, Hà Nội là Thủ đô phải đi tiên phong trong cuộc chiến với nông phẩm bẩn.

Vậy tuyên chiến thế nào với nông phẩm bẩn? Một số ĐB hiến kế, Luật Thủ đô đã có, thẩm quyền trong công tác quản lý Nhà nước đã được nâng lên rất nhiều, thế nên, UBND TP cần phải ban hành quy định riêng về vận chuyển, kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật riêng cho mình, trên cơ sở: Các ngành công an, quản lý thị trường chịu trách nhiệm về khâu lưu thông. Nếu để các chất cấm, mặt hàng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường không chỉ phạt người kinh doanh, lưu thông, mà còn phải quy trách nhiệm người đứng đầu các ngành để xảy ra tình trạng này. Các quận, đặc biệt các huyện, Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước nếu để xảy ra nạn buôn bán, sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi. Có như thế thì mới có thể hướng tới một nền nông phẩm sạch cho người tiêu dùng trên địa bàn thủ đô.

H. Phạm - X. Sinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (16/9), Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố, nhiều nơi mưa phổ biến từ 100-150mm, riêng Đông Anh, mưa tới 234mm. Nhiều tuyến phố nội thành ngập sâu, giao thông tê liệt.
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

(LĐTĐ) Mới đây, tại vòng chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hoài Đức tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, thầy Phùng Chí Tân - giáo viên Trường THCS Vân Canh đã xuất sắc giành giải Nhất. Đây là hội thi do Liên đoàn game bài uy tín huyện Hoài Đức phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức.
Mâm cỗ rằm Trung thu gồm những gì?

Mâm cỗ rằm Trung thu gồm những gì?

(LĐTĐ) Các sự kiện vui Tết Trung thu cho trẻ em không thể thiếu mâm cỗ trông trăng với nhiều loại trái cây, bánh trái. Vậy mâm cỗ trông trăng đêm Trung thu gồm những gì?
Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

(LĐTĐ) Tối 15/9, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức lễ khai mạc chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.
Tổng thống Iran sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Tổng thống Iran sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

(LĐTĐ) Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới tại Nga, truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Đại sứ Iran tại Mátxcơva đưa tin ngày 15/9.
Harry được Thái tử William chúc mừng sinh nhật

Harry được Thái tử William chúc mừng sinh nhật

(LĐTĐ) Thái tử William chúc Harry sinh nhật vui vẻ nhân dịp em trai bước sang tuổi 40, đánh dấu lần đầu hoàng gia Anh làm vậy kể từ năm 2021.
Công đoàn Sở Nội vụ Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Công đoàn Sở Nội vụ Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Công đoàn Sở Nội vụ Hà Nội đã phát động ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Tin khác

Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão Bebinca được cơ quan khí tượng quốc gia dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc.
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Đầu giờ chiều 15/9, Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1, chuyển tiền hỗ trợ về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 14/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 1.001 tỷ đồng, giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ.
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

(LĐTĐ) Năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng, một số loại tội phạm tăng mạnh như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet...
Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
CẢNH BÁO: Xuất hiện website, trang thông tin giả mạo MTTQ Việt Nam để trục lợi tiền ủng hộ

CẢNH BÁO: Xuất hiện website, trang thông tin giả mạo MTTQ Việt Nam để trục lợi tiền ủng hộ

(LĐTĐ) Hiện, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kêu gọi tiền ủng hộ. Do không tìm hiểu kỹ, đến nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân chuyển tiền ủng hộ về các trang mạng không chính thức này.
Xem thêm
Phiên bản di động