Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Điểm đến ấn tượng

Trong năm 2016 vừa qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam liên tục diễn ra các hoạt động gắn với các dân tộc và các ngày lễ lớn của đất nước, thu hút được đông đảo khách du lịch. Theo thống kê của Ban Quản lý, lượng khách năm 2016 đạt trên 500.000 lượt người, đạt 200% so với cùng kỳ năm 2015, vượt chỉ tiêu của cả năm 2016 là 167%.
diem den an tuong 16 cộng đồng dân tộc tham gia Ngày hội Xuân 2017 ở Hà Nội
diem den an tuong "Vui Tết Độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm ở khu phía nam hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi của người dân Thủ đô. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

diem den an tuong
Nhiều hoạt động phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thường xuyên được tổ chức tại đây, thu hút khách du lịch.

Theo thống kê của Ban Quản lý Làng, năm 2016 vừa qua là năm có bước chuyển biến rất tích cực, đón tiếp 46 lượt cộng đồng dân tộc với gần 1.000 đồng bào là nghệ nhân, già làng, trưởng bản, đồng bào các dân tộc từ 20 tỉnh/thành đại diện các vùng, miền về tham dự 12 sự kiện, tổ chức 30 lễ hội góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lượng khách tham quan Làng năm 2016 đạt trên 500.000 lượt người, đạt 200% so với cùng kỳ năm 2015, vượt chỉ tiêu của cả năm 2016 là 167%. Trong năm 2016 đã có 92 lượt công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện của 19 tỉnh/thành đưa khách đến Làng và có 19 công ty lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch đến đây. Điển hình như các công ty: IDP Travel, Newstarlight Travel, Tre Việt, Đông Nam Á, Du lịch đẳng cấp Việt, Du lịch trung tâm Việt, Du lịch Thiên đường nhiệt đới, Du lịch Tân Việt…

Đặc biệt, hoạt động thường xuyên (hàng ngày) của 07 dân tộc (Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ê Đê, Khmer) đã đáp ứng nhu cầu tham quan thường xuyên của du khách. Hoạt động thường xuyên của đồng bào đã từng bước đưa Làng Văn hóa thực sự trở thành “ngôi nhà chung” của các dân tộc. Ban Quản lý đã phối hợp với các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức các hoạt động tại Khu các làng dân tộc (các nhà hát Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Liên đoàn Xiếc Việt Nam) để tổ chức các buổi biểu diễn vào cuối tuần, tạo điểm nhấn hàng tuần phục vụ du khách.

Ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Thu phí tham quan được tiến hành bằng phương thức bán vé trực tiếp và bán vé điện tử, hình thức soát vé thông qua hệ thống soát vé tự động. Giá vé tham quan sẽ áp dụng cho từng đối tượng khác nhau: Người lớn 30.000 đồng/người/lượt; Sinh viên, học viên 10.000 đồng/người/lượt; Trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông 5.000 đồng/người/lượt; Miễn phí tham quan đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng theo Nghị định của Chính phủ.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Khu các làng dân tộc cho hay: “Nhìn lại năm 2016, các hoạt động lễ hội theo chuyên đề, chủ đề theo tháng, phong phú, đậm bản sắc văn hóa dân tộc với những di sản văn hóa phi vật thể được đồng bào tự hào giới thiệu, truyền dạy tại làng như dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công, tri thức dân gian…góp phần tiếp thêm sức sống, hơi thở cho chính di sản và làng. Những không gian văn hóa dân tộc đang dần hoàn thiện bởi chính tấm lòng, bàn tay của các cộng đồng dân tộc đang sinh sống thường xuyên tại Làng dường như đang là sức hút, chất keo dính các hoạt động văn hóa, du lịch, các hoạt động cuối tuần cũng đang sôi nổi hơn bởi sự tham gia của các nhà hát nghệ thuật truyền thống, câu lạc bộ, giáo phường và khách du lịch”.

Trước đây, do chưa có nguồn thu nên các hoạt động còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn Ngân sách Nhà nước, trong khi Ngân sách Nhà nước có hạn nên việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác Khu các làng dân tộc gặp khó khăn, đặc biệt trong việc huy động đồng bào các dân tộc, công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình nhà dân tộc... Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 25/12/2016 chính thức thu phí tham quan “Làng” là bước ngoặt lớn, mở ra một hướng mới trong sự phát triển và là động lực thúc đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động, từng bước hướng tới sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động tại đây.

Theo ông Lê Quang Anh – Phó Trưởng ban Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, mục tiêu trong năm 2017 gồm 4 nội dung: Giữ vững ổn định đơn vị, tăng cường đoàn kết, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2017; tổ chức tốt các hoạt động và sự kiện năm 2017, khai thác, vận hành ổn định Khu các làng dân tộc, trong đó có việc tổ chức cho 15 cộng đồng dân tộc về hoạt động thường xuyên hàng ngày; đón 300.000 lượt khách tham quan/năm 2017 (mục tiêu thấp hơn thực hiện năm 2016 vì năm 2017 bắt đầu bán vé tham quan, lượng khách vãng lai sẽ giảm); lựa chọn được nhà đầu tư vào các khu chức năng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc - tức "Ngọc say" (sinh năm 1960; trú tại: Tràng Tiền, Hoàn Kiếm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

(LĐTĐ) Sáng 9/9, giá vàng thế giới hôm nay chững lại và vẫn chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Tin khác

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền việc khắc phục hậu quả thiên tai

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền việc khắc phục hậu quả thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 8/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thông tin, những thiệt hại do bão số 3 gây ra đối với đời sống và hoạt động sản xuất là rất lớn, song dư luận ghi nhận, đánh giá cao việc chỉ đạo và triển khai các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả.
Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều quận, huyện ghi nhận thiệt hại do cây đổ, cột điện bị gãy, làm đứt các tuyến cáp quang, VNPT Hà Nội và các doanh nghiệp đã tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ khách hàng.
Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Qua nắm bắt dư luận, nhân dân Thủ đô ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời, cụ thể, toàn diện của lãnh đạo Trung ương và Thành phố trong công tác ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huy động 579 lượt cán bộ hỗ trợ nhân dân sau mưa bão

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huy động 579 lượt cán bộ hỗ trợ nhân dân sau mưa bão

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, đến 17h ngày 8/9, đơn vị đã chỉ đạo 579 lượt cán bộ xuống bám, nắm địa bàn giúp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3. Đồng thời huy động các lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn sẵn sàng làm nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 (Yagi) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Mai đã nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương thu dọn, xử lý cây xanh bị đổ, gãy hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Hai Bà Trưng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hai Bà Trưng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 14h ngày 8/9, các phòng, ban, ngành và Công ty TNHH MTV Cây xanh đã chủ động phối hợp với các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng xử lý kịp thời những cây đổ, cành cây gãy, cây nghiêng theo phương châm “4 tại chỗ” để không ảnh hưởng tới giao thông trên địa bàn các phường.
Quận Thanh Xuân: Nỗ lực khắc phục nhanh các sự cố sau bão

Quận Thanh Xuân: Nỗ lực khắc phục nhanh các sự cố sau bão

(LĐTĐ) Tại quận Thanh Xuân, đến chiều 8/9, 6 trạm biến áp bị chập điện đã xử lý xong, cấp điện trở lại cho nhân dân, 529 cây xanh đô thị bị gãy đổ được xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ: Sau bão số 3, chỉ đưa học sinh trở lại lớp học khi đã đảm bảo an toàn

Quận Tây Hồ: Sau bão số 3, chỉ đưa học sinh trở lại lớp học khi đã đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Ngày 8/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến chủ trì, dẫn đầu đoàn công tác quận thị sát kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động