Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Điều chỉnh giá nước sinh hoạt: Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên

(LĐTĐ) Dự kiến, bắt đầu từ tháng 7/2023, Hà Nội sẽ nghiên cứu điều chỉnh giá nước sinh hoạt sau 10 năm giữ nguyên theo tờ trình của Sở Tài chính Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Hơn 19 tỷ đồng cấp bù giá nước sinh hoạt cho 3 xã huyện Sóc Sơn Hài hòa lợi ích khi tăng giá nước sạch

Xuất phát từ nhu cầu thực tế

Trước năm 2016, tổng công suất các nguồn cấp nước tập trung của Thành phố khoảng 900.000m3/ngày đêm; trong đó nguồn nước ngầm công suất khoảng 700.000m3/ngày đêm, nguồn nước mặt khoảng 200.000m3/ngày đêm. Nhiều chuyên gia về môi trường cho rằng, trong trường hợp khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến việc hạ thấp mực nước, gây ra tình trạng sụt lún mặt đất, chất lượng nước ngầm suy giảm, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước; xâm nhập nước mặt ô nhiễm…gây hệ quả đến các công trình xây dựng, môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Điều chỉnh giá nước sinh hoạt: Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên
Điều chỉnh giá nước sinh hoạt nhằm nâng cao năng lực cung ứng và đảm bảo chất lượng nước sạch đến người dân.

Chính vì vậy, theo Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quan điểm lập điều chỉnh quy hoạch là ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý tiến tới giảm khai thác nguồn nước ngầm. Trong đó, dự kiến khai thác nguồn nước ngầm giai đoạn đến năm 2025 là khoảng 615.000m3/ngày đêm; đến năm 2030 khoảng 504.00m3/ngày đêm và đến năm 2050 khoảng 413.000m3/ngày đêm.

Chỉ tính riêng tại thời điểm năm 2022, với 3 nhà máy sản xuất từ nguồn nước mặt thì công suất đạt 750.000m3/ngày đêm, chiếm 49% sản lượng nước sạch cung cấp cho Thành phố. Việc bổ sung nguồn nước mặt vào hệ thống cấp nước của các đơn vị lưu thông để cấp nước cho Thành phố đang được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. Tuy vậy, một vấn đề mới phát sinh, đó là khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng do chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, để thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung cấp nước sạch thì việc tăng giá nước sạch là điều hợp lý góp phần hoàn thành các mục tiêu mà Đảng, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã đặt ra. Bởi, nếu cứ giữ mức phí đã tồn tại cả chục năm nay, các doanh nghiệp sẽ không mặn mà và quay lưng với lĩnh vực này vì làm không đủ bù lỗ.

Cũng cần phải nói thêm, Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch không dùng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay đã thực hiện được 10 năm. Trong quá trình đó, tổng thể các chi phí cấu thành giá đều tăng. Đơn cử như tiền lương tối thiểu vùng tăng 99,14%, mức lương cơ sở tăng 29,56%; chi phí điện năng tăng 29,7%; các loại thuế, phí điều chỉnh tăng như: Thuế Tài nguyên khai thác nước ngầm tăng từ 3% đến 5%, chi phí thuế tài nguyên tăng 122,2%; chi phí dịch vụ môi trường rừng tăng 30%; từ năm 2017 các đơn vị phải bổ sung thuế khai thác tài nguyên nước theo quy định của Chính phủ.

Không tác động đến đời sống nhân dân

Được biết, theo phương án Sở Tài Chính Hà Nội trình UBND Thành phố điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, giá nước 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng. Như vậy, theo nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành (10-16 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm: 15.000 - 26.000 đồng/tháng; ở khu vực nông thôn (6-8 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

Sở Tài chính Hà Nội cho rằng, nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chiếm 0,72% (số liệu của Tổng cục Thống kê). Do vậy, với phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân.“Mức tăng giá nước sạch sinh hoạt theo lộ trình, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chỉ chiếm 0,72%” - đại diện Sở Tài chính cho hay.

Điều đáng nói, mặc dù có sự điều chỉnh về giá nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố, song Hà Nội vẫn giữa nguyên mức giá đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức giá 5.973 đồng/m3 cho 10m3 đầu tiên. Bên cạnh đó, đối với người dân tại khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, khu vực bị ảnh hưởng môi trường có khó khăn được tiếp cận nước sạch như khu vực: Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn và bãi rác Xuân Sơn, thành phố Hà Nội đều có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân khu vực này…

Cần phải khẳng định, để người dân được tiếp cận nguồn nước sạch sinh hoạt, thời gian qua UBND Thành phố đã huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn đạt hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo an ninh nguồn nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bốn vấn đề đặt ra khi giá nước sạch sinh hoạt không được điều chỉnh: Không đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch; không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch; không thu hút được các nhà đầu tư; không khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít trong ngày 26/9?

Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít trong ngày 26/9?

(LĐTĐ) Tuần qua, giá xăng dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh ở mức 4%, theo dự báo của các chuyên gia, trong kỳ điều hành giá xăng ngày 26/9, giá xăng có thể tăng mạnh lên mức từ 700 - 810 đồng/lít nếu các nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá. Nếu đúng như dự báo, giá xăng ngày 26/9 sẽ vượt mức 20.000 đồng/lít.
Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

(LĐTĐ) Hoa hậu Ngọc Hân kỳ vọng cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường - chủ đề “Ngôi trường xanh” sẽ góp phần nâng cao tiềm thức của trẻ thơ về các hoạt động bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh, có ích tới cộng đồng.
Cung Thiếu nhi Hà Nội: Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Cung Thiếu nhi Hà Nội: Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 3 năm triển khai, dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là một trong các công trình lớn được khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tổ chức workshop với chủ đề "Ma tuý: Nhận diện và phòng ngừa" cho giáo viên, học sinh

Tổ chức workshop với chủ đề "Ma tuý: Nhận diện và phòng ngừa" cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Công an quận Bắc Từ Liêm vừa phối hợp với Trường Trung học Phổ thông FPT Bắc Từ Liêm tổ chức workshop với chủ đề "Ma tuý: Nhận diện và phòng ngừa" cho hơn 400 cán bộ, giáo viên và học sinh của trường.
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, tặng quà các chiến sĩ tham gia giải phóng Thủ đô

Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, tặng quà các chiến sĩ tham gia giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 25/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ tham gia giải phóng Thủ đô, hiện thường trú tại địa bàn phường Khương Mai (quận Thanh Xuân).
Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới của Thủ đô

Thời hoa lửa hào hùng và chặng đường đổi mới của Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng nay (25/9), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm (33 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 Philemon Yang, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) Catherine Russel.

Tin khác

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

(LĐTĐ) Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho các em học sinh. Đồng thời, tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thông tin ban đầu vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi ở Cổ Nhuế

Thông tin ban đầu vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi ở Cổ Nhuế

(LĐTĐ) Sáng 25/9, đại diện Công an quận Bắc Từ Liêm thông tin về vụ va chạm giữa tàu hỏa và xe taxi.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính 12.454 trường hợp, tạm giữ 119 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 1.120 trường hợp.
Dự báo thời tiết ngày 25/9: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 25/9: Hà Nội ngày nắng, gió nhẹ

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/9, ngày nắng, trời nhiều mây, đêm không mưa, gió nhẹ.
Hà Nội: 10 tổ công tác đặc biệt góp phần giữ bình yên cho Thủ đô

Hà Nội: 10 tổ công tác đặc biệt góp phần giữ bình yên cho Thủ đô

(LĐTĐ) Theo ghi nhận thực tế, việc bố trí 10 tổ công tác đặc biệt của Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, kiểm soát phủ kín địa bàn các quận vào giờ cao điểm đã phát huy tác dụng trong cả xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông và phòng ngừa tội phạm; góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân; hình ảnh các chiến sĩ Công an, không quản ngày, đêm xử lý nghiêm vi phạm đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân Thủ đô.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

(LĐTĐ) Chỉ tính riêng tiền sử dụng đất, trong 8 tháng đầu năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu về 5.120,5 tỷ đồng; chưa kể hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuê đất, thuê mặt nước và nghĩa vụ tài chính về đất mà các dự án sẽ phải đóng trong năm 2024.
Vận tải hành khách công cộng: Phải hướng tới chất lượng phục vụ

Vận tải hành khách công cộng: Phải hướng tới chất lượng phục vụ

(LĐTĐ) Hướng tới mục tiêu giảm áp lực giao thông, từng bước hạn chế ùn tắc và tai nạn, tăng cường kết nối, nhiều năm nay, Hà Nội luôn kiên trì với định hướng phát triển giao thông công cộng, nâng cao và tăng tính hấp dẫn của vận tải hành khách công cộng. Điều này là đúng, tuy nhiên, trước nhiều tác động khách quan và chủ quan, hiện việc phát triển vận tải hành khách công cộng vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Thực tế cho thấy, vận tải hành khách công cộng để nâng cao được sức hấp dẫn thì cần bắt nguồn từ chất lượng phục vụ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9: Trưa chiều giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9: Trưa chiều giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/9 trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Chính thức đưa cầu Bạch Đằng 2 nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai vào sử dụng

Chính thức đưa cầu Bạch Đằng 2 nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai vào sử dụng

(LĐTĐ) Sáng 23/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành dự án xây dựng cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nối xã Bạch Đằng (thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Thành phố Vinh nhiều phương tiện chết máy do mưa to, ngập sâu

Thành phố Vinh nhiều phương tiện chết máy do mưa to, ngập sâu

(LĐTĐ) Từ tối 22 đến sáng 23/9, Nghệ An mưa lớn liên tục trên diện rộng, tại thành phố Vinh, lượng mưa khiến nhiều tuyến đường ngập sâu, nước tràn vào nhà dân.
Xem thêm
Phiên bản di động