Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án trọng điểm, khơi dậy tiềm năng thị xã Sơn Tây

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Với định hướng phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội lớn phía Tây Thủ đô Hà Nội, thị xã Sơn Tây đã và đang triển khai hàng loạt các dự án quy mô lớn. Đáng chú ý, khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện các dự án là rất lớn, đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và sự đồng lòng ủng hộ của người dân địa phương.
Giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm nhìn từ huyện Mê Linh TRỰC TUYẾN: Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thị xã Sơn Tây ngày càng giàu đẹp Phố đi bộ Sơn Tây điểm đến hấp dẫn

Nhiều dự án lớn khơi dậy tiềm năng của Thị xã

Thị xã Sơn Tây hiện đang triển khai công tác GPMB 18 dự án, liên quan đến 2.085 hộ gia đình cá nhân, tổ chức. Diện tích đất phải thực hiện GPMB là 66ha, trong đó có 2 dự án quy mô lớn là: Dự án Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413; Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414 Nhà nước thực hiện thu hồi đất với diện tích GPMB lớn (33,8ha), liên quan đến 1.335 hộ gia đình, tổ chức.

Xác định việc triển khai các dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Sơn Tây đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, cơ sở xây dựng kế hoạch, quyết liệt, sát sao trong công tác GPMB.

Đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền kịp thời các dự án để tạo sự đồng thuận trong nhân dân; triển khai đúng, đầy đủ các quy trình theo quy định và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân có đất thu hồi.

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
Tuyến đường Tùng Thiện - Thanh Vị hoàn thành góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Là một trong những dự án giao thông trọng điểm của Thị xã hiện đang triển khai công tác GPMB, Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413 đoạn từ Km0+00 đến Km5+900, thị xã Sơn Tây được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2592/QĐ-UBND ngày 14/6/2021.

Theo đó, dự án có chiều dài 6,076 km điểm đầu Km0+00 giao với đường tỉnh 414 (tại ngã ba Vị Thủy), điểm cuối tại ranh giới giữa xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây với xã Thụy An, huyện Ba Vì. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2024 với tổng mức đầu tư trên 474 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 149 tỷ đồng.

Đối với Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414 (đoạn từ ngã ba Vị Thủy đi Xuân Khanh), thị xã Sơn Tây được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2593/QĐ- UBND ngày 14/6/2021 có chiều dài khoảng 4,67km, điểm đầu lý trình Km3+00 của đường tỉnh 414 tại vị trí ngã ba Vị Thủy (giao với đường tỉnh 413), điểm cuối tại lý trình Km7+670 của đường tỉnh 414 (giao với đường Tản Lĩnh - Yên Bài).

Dự án bao gồm các hạng mục: Giải phóng mặt bằng; xây dựng nền, mặt đường; hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, cống ngang đường; vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hào cáp kỹ thuật; tổ chức giao thông và một số công trình phụ trợ khác.

Đây là 2 dự án giao thông quan trọng thuộc Dự án nhóm B do UBND Thị xã làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại của nhân dân; kết nối mạng lưới giao thông trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và du lịch, dịch vụ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo xây dựng, nâng cấp mở rộng tuyến đường từng bước góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch chung thị xã Sơn Tây. Hiện nay, Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã phối hợp với UBND xã Xuân Sơn, phường Xuân Khanh đã cơ bản tổ chức kiểm đếm đất và tài sản gắn liền trên đất đối với 1.300 hộ gia đình, cá nhân và 3 tổ chức thuộc phạm vi GPMB hai dự án; rà soát diện tích đất công, công ích, diện tích đất đã thực hiện xong công tác GPMB để giao mặt bằng cho đơn vị thi công, đảm bảo giải ngân được kế hoạch vốn Thành phố cấp.

Bà Phan Thị Minh Hạnh - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Sơn Tây thông tin, công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ về vai trò, tầm quan trọng của dự án và những lợi ích mà các xã, phường có dự án đi qua được thụ hưởng là yếu tố quyết định sự thành công.

Theo Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Sơn Tây, phần lớn người dân có đất thu hồi ủng hộ chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện công tác GPMB các dự án, tuy nhiên còn có một số hộ gia đình do chưa đồng thuận với đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản gắn liền với đất, chính sách tái định cư, loại đất thu hồi nên công tác GPMB một số dự án gặp nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ, các cấp, các ngành liên quan của Thị xã đã tăng cường đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; tiếp tục tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, công khai các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, chế độ chính sách liên quan đến việc thu hồi đất của Nhà nước tại nhà văn hóa các thôn, tổ dân phố, trụ sở UBND các xã, phường nơi có đất thu hồi, tập trung đối thoại với các hộ dân chưa đồng thuận để giải thích, làm rõ, tăng sự đồng thuận trong nhân dân.

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn từ ngã 5 Cổng ô đi Phù Sa, Viên Sơn đã hoàn thành công tác GPMB.

Đáng chú ý, nhờ sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thị xã, sự chung tay ủng hộ của người dân, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị xã Sơn Tây đã tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB với tổng số tiền 36,84 tỷ đồng cho 330 hộ gia đình, cá nhân và 06 tổ chức;

Đồng thời, thị xã đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để thi công dự án gồm: 3,975 ha thuộc Dự án Xây dựng Cải tạo nâng cấp đường từ ngã 5 cổng Ô đi Phù Sa, Viên Sơn; Nâng cấp, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 418 đoạn Km0-Km3, thị xã Sơn Tây; Đường từ phố Quang Trung đi đền Và; Cải tạo nâng cấp kênh tiêu T1; Nâng cấp, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 413; Nâng cấp, cải tạo tuyến Tỉnh lộ 414; Nâng cấp, cải tạo tuyến kênh từ Vai Đá đi sông Hang; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) khu tái định cư (TĐC) phục vụ thu hồi đất một số dự án trên địa bàn Thị xã; Khu Đồng Ngòi - xã Đường Lâm, Khu đô thị HUD Sơn Tây. Hoàn thành công tác GPMB Dự án Tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích; Cải tạo, nâng cấp đường từ ngã 5 cổng Ô đi Phù Sa; Nâng cấp, cải tạo tuyến kênh từ Vai Đá đi sông Hang…

Kịp thời tuyên truyền, tạo sự đồng thuận

Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên công tác GPMB tại một số dự án, nhất là dự án trọng điểm tại Thị xã còn gặp khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu là do: Hệ thống hồ sơ quản lý đất đai tại các xã, phường không còn lưu giữ được nhiều; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp còn nhiều sai sót (thiếu các thông tin trong giấy chứng nhận, sai số diện tích, tờ bản đồ, số thửa đất…). Vì vậy, mất nhiều thời gian cho việc kiểm tra, rà soát hồ sơ để thực hiện các quy trình GPMB.

Bên cạnh đó, trong công tác triển khai các dự án vẫn còn một bộ phận người dân không phối hợp thực hiện việc đo đạc, kiểm đếm, không cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình, chủ sử dụng đất không phối hợp do diện tích thu hồi và tiền bồi thường, hỗ trợ ít… Từ đó làm ảnh hưởng lớn tới tiến độ dự án, giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống dân sinh như môi trường, ngập úng, khói bụi, trật tự an toàn giao thông gây cản trở việc đi lại của người dân.

Xác định công tác dân vận là giải pháp “mềm”, “đi trước, mở đường” nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, đưa chính sách bồi thường “đến gần” với người dân, hạn chế phát sinh khiếu nại...

Đồng sức, đồng lòng, đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 413 đang được đẩy nhanh tiến độ GPMB, bàn giao cho đơn vị thi công thực hiện.

Thông tin về những định hướng trong công tác GPMB thời gian tới, UBND thị xã Sơn Tây thông tin, Thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đất đai, xây dựng. Đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ.

Đồng thời, Thị xã cũng tổ chức đối thoại với các hộ dân để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, bất cập; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, các cấp ủy đảng, chính quyền từ Thị xã tới cơ sở nơi có các công trình, dự án đi qua, đã và đang tích cực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, cùng với quyết tâm của hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ, sớm bàn giao mặt bằng thi công các dự án, góp phần hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn Sơn Tây ngày càng phát triển.

Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 cây xanh bị gẫy cành lớn, 286 cây xanh đổ, gẫy, 3 người bị thương nhẹ. Ngoài ra có 2 tủ điện bị bẹp, 2 mái tôn bị tốc, 3 cột đèn chiếu sáng và 2 cột điện bị đổ, 1 ô tô con bị cây đổ bẹp nóc... Các sự cố đã và đang được cơ quan chức năng của quận xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

(LĐTĐ) Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn quận Thanh Xuân bị hư hỏng 5 mái nhà dân, 6 trạm biến áp bị chập điện, 370 cây xanh đô thị bị gãy đổ, ngập úng cục bộ tại số tuyến đường, nhưng ít ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông... Về cây xanh đô thị, có 370 cây bị gãy đổ, lực lượng xung kích các phường phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quận Tây Hồ tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

(LĐTĐ) Trước, trong và sau cơn bão số 3, các lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã luôn chủ động, sẵn sàng mọi biện pháp ứng phó và đảm bảo đời sống của người dân sau mưa, bão…
Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm, tính đến đầu giờ sáng ngày 8/9, sơ bộ bão số 3 đã làm thiệt hại 3ha lúa tại xã Cổ Bi; khoảng 7ha rau mầu tại các xã Văn Đức, Đông Dư; 0,1ha cây ăn quả tại xã Đông Dư.
Quận Nam Từ Liêm: 557 cây đổ, ngập sâu đến 60cm sau bão số 3

Quận Nam Từ Liêm: 557 cây đổ, ngập sâu đến 60cm sau bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo mới nhất của quận Nam Từ Liêm tính từ 15h30 ngày 6/9 đến 6h30 ngày 8/9, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận, bao gồm tình trạng ngập lụt, thiệt hại về cây cối, tài sản, con người và cơ sở hạ tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động