Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II: Loay hoay giải phóng mặt bằng

Là dự án trọng điểm của thành phố, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, sau 9 năm khởi động, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn đang loay hoay với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong khi hiệp định vay ưu đãi với đối tác chỉ kéo dài đến hết năm nay.
Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Vì đền bù giải phóng mặt bằng
Hà Nội giải phóng mặt bằng kiểu ‘cuốn chiếu’

Dự án “rùa bò”

Theo phê duyệt ban đầu, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II (DA) đi qua địa bàn 8 quận nội thành và huyện Thanh Trì, có tổng diện tích đất thu hồi trên 311 ha, liên quan đến gần 8.991 trường hợp sẽ phải GPMB. Thời gian thực hiện DA từ tháng 12/2006 đến tháng 10/2010. Sau đó, đến ngày 12/6/2008, thành phố đã ra quyết định “Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II”, bổ sung một số hạng mục đầu tư như: Cống hóa mương Vôi Ba Nhất, chiều dài khoảng 250m, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nối ra sông Sét; cống hóa mương Giáp Nhị chiều dài khoảng 150m và cải tạo cầu L1 trên địa bàn quận Hoàng Mai; cống hóa mương Phương Mai, từ phố Lương Định Của đến sông Lừ dài khoảng 320m, trên địa bàn quận Đống Đa… Cải tạo, nạo vét một số hồ như hồ Hạ Đình, hồ Đầm Chuối. Xây dựng kênh E dài khoảng 1.000m nối từ hồ Linh Đàm vào hạ lưu sông Kim Ngưu. Cải tạo tuyến cống cũ Lò Đúc, xây dựng tuyến cống Trần Khát Chân… Do đó, thời gian thực hiện DA được điều chỉnh đến hết năm 2011.

Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II: Loay hoay  giải phóng mặt bằng
Công tác GPMB phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 2 sẽ phải hoàn thành trước 30/8.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 481 phương án đã phê duyệt nhưng người dân chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Số này chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất cần thu hồi, nhưng đều nằm ở những vị trí quan trọng của các gói thầu, không thu hồi thì không thể thi công được. Trong các phương án tồn đọng nói trên, địa bàn quận Ðống Ða chiếm số lượng nhiều nhất, với 180 phương án đền bù, quận Hoàng Mai còn 135 phương án, chủ yếu nằm trên địa bàn các phường Hoàng Liệt, Thịnh Liệt. Ðịa bàn quận Thanh Xuân có 110 phương án, chủ yếu là các hộ dân ở ven hồ Khương Trung 1, ven sông Lừ, trong đó có 103 phương án thuộc hạng mục cải tạo hồ Khương Trung đã được phê duyệt bổ sung chính sách đền bù. Các quận Ba Ðình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và huyện Thanh Trì cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng, đồng thời lập kế hoạch cưỡng chế để sẵn sàng triển khai khi cần thiết.

Có kịp tiến độ

Nhằm bảo đảm tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo các quận, huyện phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, dù đã giải quyết đầy đủ cơ chế, chính sách và tiến hành tuyên truyền, vận động. Hoàn thành công tác GPMB trước ngày 30/8.

Điều đáng nói, nguồn vốn vay ưu đãi của phía Nhật Bản chiếm tới 75,43% tổng mức đầu tư chỉ kéo dài đến hết năm nay, nếu quá thời hạn này dự án sẽ không được giải ngân. Nếu để chậm quá thời hạn nói trên, rất có thể DA sẽ bị “đội giá” vì sẽ phải trả phí cam kết cho việc kéo dài hợp đồng. Trao đổi về việc này, ông Đào Duy Cường, Phó Ban quản lý dự án, cho biết, vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm tiến độ là do GPMB, trong phạm vi chỉ giới đỏ của DA có nhiều hộ dân lấn chiếm, nhiều thửa đất đã được mua bán trao tay qua nhiều chủ, nhất là đất tại các khu vực rìa sông, nơi xen kẹt nên rất khó xác định phương án đền bù và chủ lô đất. Bên cạnh đó, chính sách về đất đai luôn thay đổi, mức tính đền bù cũng khác nhau trong các thời kỳ và mức đền bù thường có xu hướng tăng, nên một số hộ dân có tâm lý chây ỳ với hy vọng hưởng lợi hơn. “Nếu các quận, huyện vào cuộc một cách quyết liệt, bàn giao mặt bằng trong tháng 8, ban và các đơn vị liên quan sẽ nỗ lực bảo đảm hoàn thành cơ bản dự án đúng tiến độ đã đề ra”, ông Cường cho biết.

Được biết, ngoài công tác gỡ vướng trong tiến độ GPMB, đơn vị xây dựng còn đang gặp một số khó khăn trong quá trình thi công. Cụ thể, trong hạng mục cải tạo mương T6A Thành Công, thuộc địa bàn quận Ba Ðình, có một số phương án thu hồi đất nhỏ lẻ ngoài chỉ giới chưa được thực hiện. Sở TN&MT cần sớm ban hành giá đất để làm cơ sở lập bổ sung phương án để đơn vị sớm có mặt bằng hoàn thiện hạng mục. Tại khu vực thi công tuyến mương TE3 Thụy Khuê, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, có khoảng 20 hộ dân nằm ngoài chỉ giới thu hồi đất nhưng lại có ban công đua ra từ 1 đến 2m, đơn vị thi công không thể đóng được cọc cừ, do đó cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương để khắc phục tình trạng này.

Nhằm bảo đảm tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo các quận, huyện phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, dù đã giải quyết đầy đủ cơ chế, chính sách và tiến hành tuyên truyền, vận động. Hoàn thành công tác GPMB trước ngày 30/8. Thành phố rất quyết tâm trong việc hoàn thành DA đúng tiến độ, tuy nhiên để giải quyết 481 phương án trong vòng vẻn vẹn 1 tháng là không dễ, điều này rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, BQL dự án và cả các đơn vị thi công, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, nhất là công tác GPMB.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội… triển khai các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện chế độ trực điều hành ứng cứu thông tin liên tục 24 giờ/ngày.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Tin khác

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Xem thêm
Phiên bản di động