Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích

(LĐTĐ) Là dự án giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội, tuy nhiên sau 6 năm triển khai, lũy kế giải ngân các gói thầu thi công dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đến hết năm 2023 mới đạt 1.634/7.211 tỉ đồng. Để gỡ khó cho dự án, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư với nhiều điểm mới. Tuy nhiên, để được tiến độ như dự kiến vẫn cần hơn nữa sự vào cuộc nhịp nhàng của các đơn vị liên quan.
Hoàn thành Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) trong năm 2024 Vành đai 1 Hà Nội chốt thời hạn thông xe

2km với hơn 2.000 hộ dân

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội, đến nay, các đơn vị liên quan đã thực hiện đo đạc hồ sơ kỹ thuật thửa đất và kiểm đếm tài sản được 1.969/2.005 hộ dân (98,2%); xác nhận nguồn gốc đất của 1.859/1.969 hộ dân đã kiểm đếm tài sản (94,4%). Qua đó, lập 1.197 phương án đền bù; phê duyệt 701 phương án đền bù và tiến hành chi trả tiền đền bù cho 548 hộ dân với giá trị 1.596,1 tỉ đồng.

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích
Đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là đoạn tuyến cuối cùng được triển khai nhằm khép kín đường Vành đai 1.

Theo thống kê, đã có 104 hộ dân bàn giao mặt bằng; 96 hộ đã phá dỡ thu hồi mặt bằng. Còn lại 171 hộ đủ điều kiện thu hồi mặt bằng, UBND các phường liên quan đang khảo sát, lên phương án, dự kiến trong tháng 3 này tiến hành phá dỡ.

Hiện nay, còn 15 hộ dân khu vực góc cua nút giao Nguyễn Chí Thanh vẫn không đồng ý cho cán bộ địa chính đo đạc. Ban Quản lý dự án đã nhiều lần phối hợp với UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình) tổ chức tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, một số hộ dân tại phường Giảng Võ đang tranh chấp đất đai chưa giải quyết xong.

Ngoài ra, còn khoảng 317 hộ dân đã đủ điều kiện thu hồi mặt bằng (đã nhận tiền, nhận nhà tái định cư...) nhưng chưa bàn giao mặt bằng. Ban Quản lý dự án đang phối hợp và đôn đốc các phường tập trung vận động, tuyên truyền để thu hồi mặt bằng. Trong trường hợp các hộ vẫn kiên quyết không bàn giao mặt bằng, UBND các phường lập biên bản và báo cáo UBND các quận ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

Về quỹ nhà tái định cư phục vụ dự án, Thành phố đã bố trí 2.589 căn tại CT3 khu đô thị Nghĩa Đô (Bắc Từ Liêm), nhà 30 T1, T2 khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy), chung cư C1-289A Khuất Duy Tiến (Cầu Giấy), dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư X2 Đại Kim (Hoàng Mai). Hai quận Đống Đa, Ba Đình đã tổ chức bốc thăm 581 căn hộ tái định cư cho các hộ dân, 898 căn đã đủ điều kiện bàn giao sẽ tổ chức bốc thăm trong thời gian tới.

Kinh nghiệm từ dự án Vành đai 4

Theo Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đây được xem là bộ khung định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Thủ đô.

Có thể nói, trong số cả 7 tuyến Vành đai này, rất khó để xác định rõ tuyến nào là quan trọng nhất, cần được ưu tiên, chính vì vậy, giải pháp hiện nay đó là phân kỳ đầu tư cho từng tuyến ở từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, mâu thuẫn cũng nảy sinh từ đây khi Hà Nội chưa có một tuyến Vành đai nào được khép kín đúng như ý nghĩa của nó.

Cụ thể, trong tổng số 285,46km của 7 tuyến đường vành đai, đến nay, thành phố mới hoàn thành được 132,26km (đạt 46,33%); đang đầu tư xây dựng 20,51km (tương ứng 7,18%); đang triển khai chuẩn bị đầu tư 83,26km (tương ứng 29,16%); còn lại 49,43km (tương ứng 17,33%) chưa được nghiên cứu để hình thành dự án. Lý giải cho nguyên nhân này, đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng ngoài yếu tố vốn đầu tư lớn thì vướng mắc nhiều nhất vẫn là giải phóng mặt bằng (GPMB).

Cần phải khẳng định, những “vướng mắc” này không phải là mới và “vướng mắc” vẫn sẽ mãi là “vướng mắc” nếu không có những giải pháp cụ thể. Từ kinh nghiệm triển khai dự án đường Vành đai 4 cho thấy rõ, mấu chốt để tạo “đột phá” chính là nhờ việc tách GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, công tác GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình, thực hiện GPMB ngay sau khi có chỉ giới đường đỏ được phê duyệt và khi dự án thành phần xây lắp được duyệt hồ sơ cắm mốc GPMB sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung cho phù hợp, nhằm đảm bảo có mặt bằng thi công trước khi trao thầu.

Ưu điểm của giải pháp tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập là có thể triển khai song song công tác bồi thường GPMB (theo quy hoạch) đối với công tác lập dự án thành phần GPMB; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần GPMB thường sẽ triển khai nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý, khối lượng công việc ít hơn… Vì vậy, rút ngắn được thời gian thực hiện, việc ứng vốn từ quỹ đầu tư phát triển thành phố chi trả cho các phương án GPMB không phụ thuộc vào dự án được duyệt.

Với quyết tâm sẵn có, mong rằng dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ không lần nữa trượt tiến độ. Từ đó tạo sự đồng bộ với các tuyến vành đai, góp phần định hình mạng lưới giao thông của Thủ đô; tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững.

Dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2,2 km, mặt cắt ngang 50 m. Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Tổng đầu tư Dự án gần 7.800 tỉ đồng từ ngân sách Thành phố. Dự án được phê duyệt từ tháng 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020, được gia hạn đến quý I/2025.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

(LĐTĐ) Thông tin từ đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, Metro sẽ ngừng hoạt động nếu gió bão mạnh tới cấp 8.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, bão số 3 sẽ đổ bộ vào miền Bắc trong vài giờ tới. Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội sẽ có mưa to và gió giật mạnh, đi kèm với hiện tượng sét đánh. Để đảm bảo an toàn, Công an Hà Nội phát đi khuyến cáo trong quá trình tham gia giao thông, người dân cần chú ý quan sát, để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra.
Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi (bão số 3) cận kề, tại Hà Nội, do có mưa lớn trước cơn bão nên nhiều tuyến đường đã xảy ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng.
Từng bước cải tạo cầu Long Biên

Từng bước cải tạo cầu Long Biên

(LĐTĐ) Hà Nội đã có 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, nhưng duy nhất cầu Long Biên là cây cầu có tuyến đường sắt đi xuyên qua khu phố cổ. Hiện cây cầu trên 100 tuổi đã có biểu hiện xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn giao thông.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày khai giảng năm học mới

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày khai giảng năm học mới

(LĐTĐ) Từ 6h sáng 5/9, tại các điểm trường, trên các tuyến giao thông chính đi qua nhiều khu vực tập trung các trường học, các đơn vị của Công an thành phố Hà Nội, Cảnh sát giao thông đã ứng trực 100% quân số, bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự, an toàn giao thông cho phụ huynh và gần 2,3 triệu học sinh Thủ đô tới trường tham dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Để giao thông tĩnh không “ngủ quên”

Để giao thông tĩnh không “ngủ quên”

(LĐTĐ) Giao thông tĩnh là câu chuyện đã đề cập nhiều, bàn cũng nhiều nhưng triển khai đến nay vẫn là hai từ “ỳ ạch”. Có lẽ để khai thông “bế tắc” cần phải có chính sách đột phá thay vì những kế hoạch chung chung.
Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

(LĐTĐ) Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 5h20 ngày 4/9, tại km9+300 - đoạn đường tàu gần ga Văn Điển (giáp đường Ngọc Hồi). Thời điểm trên, tàu khách SE4 chạy hướng Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội bất ngờ va phải một xe tải đang băng qua đường ngang có đèn và biển cảnh báo...
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động