Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế

Đưa tiêu chí chăm sóc sức khỏe người dân lên hàng đầu

Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành từ ngày 31.12.2015, hàng loạt Hiệp định tự do song phương, đa phương và Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết, mở ra làn sóng hội nhập lớn chưa từng có vào Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, Y tế là một trong những ngành đi tiên phong trong quá trình hội nhập.
Nhiều khởi sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Năm 2016 sẽ là năm của xu hướng chăm sóc sức khỏe số
Đưa tiêu chí chăm sóc sức khỏe người dân lên hàng đầu

Là một ngành khoa học kỹ thuật, luôn phải cập nhật kiến thức hằng ngày, hằng giờ, nên ngành Y tế đã rất chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Khi hội nhập sâu rộng, ngành Y tế cũng phải xác định nỗ lực hơn nữa để tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trong việc chủ động hợp tác quốc tế, liên tiếp những năm gần đây, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng trong lĩnh vực y tế, như Hội nghị Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 - năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 – 2014 và Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về phát triển y tế - năm 2015. Thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện quốc tế quan trọng này, Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế ngày càng cao của mình trên trường quốc tế, đồng thời kêu gọi được thêm nhiều nguồn lực và hợp tác kỹ thuật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Năm 2015, Bộ Y tế cũng đã ký được nhiều các văn kiện hợp tác quan trọng như Biên bản ghi nhớ hợp tác về y tế với New Zealand, Hàn Quốc, Liên bang Nga... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác trong tương lai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là năm đánh dấu 20 năm hợp tác y tế Việt Nam và Hoa Kỳ, hợp tác phát triển Việt Nam – EU. Trong năm 2015, ngành Y tế cũng đã tích cực, chủ động tham gia vào các diễn đàn y tế quốc tế, góp phần vào quá trình hoạch định chính sách y tế toàn cầu.

Năm 2015, một tin vui đến với ngành Y tế Việt Nam, cũng là niềm tự hào của Việt Nam là việc nước ta đã chính thức được bầu làm thành viên của Hội đồng chấp hành Đại hội đồng Y tế thế giới - cơ quan quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới, với nhiệm kỳ 3 năm (2016-2019). Hội đồng chấp hành Đại hội đồng Y tế thế giới là cơ quan đưa ra những đường lối, chính sách y tế toàn cầu để các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới triển khai thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người dân. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Từ năm 2016, Việt Nam sẽ đại diện cho 37 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra tiếng nói, khuyến nghị của mình và các quốc gia trong khu vực để đưa vào các quyết sách toàn cầu trong lĩnh vực y tế.

Hội nhập là cơ hội để phát triển đất nước, nhưng đồng thời cũng phải sẵn sàng đối phó với mặt trái của hội nhập. Với Việt Nam, tham gia ASEAN là đột phá khâu mở cánh cửa phá vỡ sự bao vây cấm vận và từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế. Tham gia ASEAN còn góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Việc cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành là cơ hội để chúng ta rà soát lại hành lang pháp lý, xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mang tính quốc tế, hội nhập.

Khi ASEAN trở thành cộng đồng vào cuối năm 2015, Việt Nam đã ký các cam kết Hài hòa hóa về dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa, dịch vụ điều dưỡng, hài hòa hóa trong lĩnh vực dược, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang, thiết bị y tế… Riêng trong lĩnh vực y tế, điều cần làm trong thời gian tới là Việt Nam và các nước ASEAN cùng hợp tác, công nhận lẫn nhau. Hệ thống đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề của Việt Nam cần được chuẩn hóa và được các nước công nhận. Khi nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực y tế, chúng ta không nên lo mất sân nhà, bởi khi đã có sự cạnh tranh, hệ thống y tế công phải nỗ lực hơn để tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.

Đưa tiêu chí chăm sóc sức khỏe người dân lên hàng đầu
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế - cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm bệnh nhân Hứa Cẩm Tú tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Trong năm 2016, năm đầu tiên các thành viên ASEAN ở trong một mái nhà chung, ngành Y tế Việt Nam xác định kế hoạch là tiếp tục phát triển theo hướng công bằng, hiệu quả và hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng dân số. Trong đó, ngành Y tế thực hiện 7 bước đột phá cụ thể. Thứ nhất, quyết liệt giảm tải bệnh viện gắn với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo các tiêu chí hội nhập quốc tế để giảm tử vong và rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh. Hiện các bệnh viện tuyến TƯ và tuyến cuối đã xây dựng các bệnh viện vệ tinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Đến nay, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được các kỹ thuật cao, như: Can thiệp tim mạch, chấn thương chỉnh hình, điều trị ung thư, sản nhi…

Việc này đã giúp giảm bớt số lượng bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Thứ 2, Bộ Y tế tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài hòng của bệnh nhân. Nhân viên y tế luôn hướng đến sự tôn trọng, lắng nghe phản ánh, bức xúc của người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn ngành duy trì triển khai, kiện toàn, thực hiện tốt việc xử lý thông tin "đường dây nóng”. Thứ 3, đột phá về hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng cả dự phòng và điều trị khám chữa bệnh. Thứ 4, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực đặc biệt là ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT hơn nữa trong điều trị. Đặc biệt, ngành Y tế sẽ đổi mới mô hình đào tạo y khoa gồm: Bác sĩ đa khoa, răng hàm mặt, điều dưỡng - để hội nhập với quốc tế. Đồng thời, giao quyền tự chủ cho các đơn vị và huy động xã hội khuyến khích phát triển tư nhân cũng như kết hợp công – tư. Thứ 5, đổi mới cơ chế tài chính: Tiếp tục lộ trình BHYT toàn dân và hỗ trợ những người yếu thế, người nghèo. Thứ 6, tăng cường hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành Y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, nhân rộng mô hình “Bác sĩ gia đình”.

Trong thời gian qua, ngành Y tế đã làm thí điểm ở 8 tỉnh và xây dựng đề án lớn về phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhằm tiến tới bao phủ trên toàn quốc nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó, tập trung vào công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, có các biện pháp để khống chế, không để dịch bệnh từ bên ngoài thâm nhập vào. Thứ 7, phát triển công nghiệp dược liệu cũng như y học cổ truyền, thực hiện tốt việc “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt”.

Xuân sinh (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

(LĐTĐ) Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn quận Thanh Xuân bị hư hỏng 5 mái nhà dân, 6 trạm biến áp bị chập điện, 370 cây xanh đô thị bị gãy đổ, ngập úng cục bộ tại số tuyến đường, nhưng ít ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông... Về cây xanh đô thị, có 370 cây bị gãy đổ, lực lượng xung kích các phường phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quận Tây Hồ tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã luôn chủ động, sẵn sàng mọi biện pháp ứng phó và đảm bảo đời sống của người dân sau mưa, bão…
Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm, tính đến đầu giờ sáng ngày 8/9, sơ bộ bão số 3 đã làm thiệt hại 3ha lúa tại xã Cổ Bi; khoảng 7ha rau mầu tại các xã Văn Đức, Đông Dư; 0,1ha cây ăn quả tại xã Đông Dư.
Cảnh sát giao thông giải cứu 1 trường hợp ô tô bị cây đổ đè lên

Cảnh sát giao thông giải cứu 1 trường hợp ô tô bị cây đổ đè lên

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 3, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời cứu giúp lái xe 7 chỗ bị cây đổ đè lên khi đang lưu thông trong mưa bão.
Quận Nam Từ Liêm: 557 cây đổ, ngập sâu đến 60cm sau bão số 3

Quận Nam Từ Liêm: 557 cây đổ, ngập sâu đến 60cm sau bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo mới nhất của quận Nam Từ Liêm tính từ 15h30 ngày 6/9 đến 6h30 ngày 8/9, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận, bao gồm tình trạng ngập lụt, thiệt hại về cây cối, tài sản, con người và cơ sở hạ tầng.
Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 5h sáng ngày 8/9/2024, quận Đống Đa đã khắc phục 170 sự cố do bão số 3 gây ra, còn lại 173 sự cố đang tiếp tục được khắc phục. Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo các phường tổ chức di chuyển 110 hộ/367 nhân khẩu tại các nhà xuống cấp, nguy hiểm đến vị trí an toàn, cấp phát đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm.

Tin khác

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Xem thêm
Phiên bản di động