Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đường mía Thái Lan bán phá giá và trợ cấp ở mức 47,64%

(LĐTĐ) Đường mía xuất xứ Thái Lan bán phá giá ở mức 42,99%, trợ cấp 45,65%, tổng mức độ bán phá giá và trợ cấp là 47,64%. Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận,… Đó là thông tin được ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin với các cơ quan báo chí tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 17/6 vừa qua.
Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với đường mía từ Thái Lan Hậu ATIGA: Người tiêu dùng vẫn phải sử dụng đường nhập khẩu giá cao Đường Thái Lan ồ ạt vào Việt Nam: Người trồng mía chịu nhiều thua thiệt

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tác động của biện pháp phòng vệ thương mại là áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía Thái Lan, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, việc điều tra chống bán phá, chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan đã được Bộ Công Thương khởi xướng từ tháng 9/2020 trên cơ sở hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Việc điều tra này được tiến hành khẩn trương theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Tổ chức thương mại thế giới.

Đường mía Thái Lan bán phá giá và trợ cấp ở mức 47,64%
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 17/6

Sau một thời gian điều tra, đến ngày 9/2/2020, Bộ Công Thương đã có Quyết định 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Sau khi có quyết định sơ bộ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Phát triển và Nông nghiệp nông thôn và các đơn vị liên quan thực hiện các bước điều tra tiếp theo.

Tiếp theo, ngày 15/6, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Quyết định này dựa trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng việc chống bán phá giá, trợ cấp của phía Thái Lan, những thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, tác động kinh tế xã hội, kể cả tác động tới doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm đường mía.

Kết quả điều tra cho thấy, đường mía xuất xứ Thái Lan bán phá giá ở mức 42,99%, trợ cấp 45,65%, tổng mức độ bán phá giá và trợ cấp là 47,64%. Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.

“Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tác động kinh tế xã hội và ý kiến bên liên quan, cũng như cân đối cung cầu, Bộ Công Thương áp thuế chính thức mặt hàng này”, ông Lê Triệu Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan sơ bộ từ tháng 2/2021, thực tế đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước. Cụ thể, từ tháng 3/2021, lượng đường nhập khẩu Thái Lan giảm đáng kể, từ mức bình quân từ 110 ngàn tấn năm 2020, đến nay còn khoảng 28 ngàn tấn, giảm 75%. Việc này đã làm giảm tác động cạnh tranh của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước, giúp giá đường trong nước nhích lên, đồng thời cũng giúp giá thu mua mía đối với người nông dân tăng từ 100 ngàn đến 200 ngàn/tấn.

“Lần đầu tiên, qua nhiều năm, người nông dân tiêu thụ hơn 6 triệu tấn mía. Theo phản ánh của Hiệp hội Mía đường, đơn vị sản xuất, tại nhiều địa phương, người nông dân đã có kế hoạch mở rộng trồng mía trong niên vụ năm 2021- 2022”, ông Lê Triệu Dũng thông tin.

Về chiều cung cầu, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cũng cho biết, nguồn cung đường trên thị trường đã ổn định, giá đường trong nước đã nhích lên. Tất cả mục tiêu chính sách đề ra đều đạt được. Hiện, Bộ Công Thương đang kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội Mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình nhập khẩu, tác động của biện pháp này để có biện pháp phù hợp, đảm bảo chống bán phá giá, chống trợ cấp, cũng như đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 12/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Mặc dù đến sáng 12/9 nước lũ đã rút nhưng Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn lưu ý quận Hoàn Kiếm và 2 phường Chương Dương, Phúc Tân không được chủ quan do tình hình lũ lụt còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Huyện Thanh Oai: Huy động lực lượng xử lý kịp thời sự cố kênh Yên Cốc

Huyện Thanh Oai: Huy động lực lượng xử lý kịp thời sự cố kênh Yên Cốc

(LĐTĐ) Trước diễn biến tình hình mực nước kênh Yên Cốc trên địa bàn huyện Thanh Oai dâng cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng yêu cầu 2 xã Đỗ Động và Liên Châu, cùng các phòng, ban liên quan của huyện tập trung hỗ trợ lực lượng phương tiện, thiết bị và vật liệu cần thiết để khắc phục sự cố kênh Yên Cốc, đặc biệt là lực lượng “4 tại chỗ”.
Khu vực ngoài đê Tứ Liên, Tây Hồ: Nước vẫn ngập, hầu hết các hộ dân phải di dời

Khu vực ngoài đê Tứ Liên, Tây Hồ: Nước vẫn ngập, hầu hết các hộ dân phải di dời

(LĐTĐ) Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão lũ, nước sông Hồng dâng cao, khiến một phần phường Tứ Liên, quận Tây Hồ bị úng ngập cục bộ. Các lực lượng chức năng của quận Tây Hồ, phường Tứ Liên đã thông báo di dời người dân, từ tối 11/9 đã cắt điện các khu vực bị ngập để đảm bảo an toàn.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm đón tiếp đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thủ đô Viêng Chăn

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm đón tiếp đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Sáng 12/9, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tiếp Đoàn đại biểu cấp cao và các học viên của Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn (Lào) sang thăm, làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện

Tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.
Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ

Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ

(LĐTĐ) Hôm nay (12/9), ở một số khu dân cư như Chương Dương Độ, Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), An Khánh (huyện Hoài Đức), nước đang rút dần. Nhiều hộ dân đã trở về nhà, nỗ lực dọn dẹp để mong sớm quay trở lại cuộc sống thường nhật.

Tin khác

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

(LĐTĐ) Tính đến cuối ngày 29/8, theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay của các hãng trong dịp lễ Quốc khánh đã tăng lên khoảng 20% so với 1 tuần trước.
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

(LĐTĐ) Bên cạnh những đặc sản nức tiếng của Thủ đô như: Bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún gạo Minh Dương, cùng một số đặc sản vùng miền như bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng… Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt" còn thu hút người tiêu dùng Thủ đô với các gian hàng trải nghiệm, cùng các sản phẩm đặc trưng vùng miền đến từ Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng, Công ty Cổ phần HAQ Hà Nội…
Xem thêm
Phiên bản di động