Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Giải quyết hiệu quả các vấn đề nóng

(LĐTĐ) Với tinh thần cầu thị, lắng nghe để nhanh chóng giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc. Vừa qua, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản, cũng như đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh thời sự và dân sinh nổi cộm.
giai quyet hieu qua cac van de nong Nỗ lực di dời 117 cơ sở sản xuất trong nội đô gây ô nhiễm môi trường
giai quyet hieu qua cac van de nong Phối hợp giải quyết ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
giai quyet hieu qua cac van de nong Phải xử lý hình sự các pháp nhân gây ô nhiễm ao, hồ trên địa bàn Hà Nội

Xử lý tình trạng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Về vấn đề tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nội dung của Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Trước đó, ngày 22/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Ngày 27/6/2019, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị trên.

giai quyet hieu qua cac van de nong
Tìm nguyên nhân để giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường của Thủ đô.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị tại tất cả các cấp, các ngành một cách nghiêm túc, thực chất, đạt hiệu quả cao góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nội dung của Chỉ thị, bảo đảm không để xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động xã xây dựng để thực hiện Chỉ thị trên về Thanh tra Chính phủ trước ngày 31/12/2019. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương và đánh giá việc thực hiện Chỉ thị trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2020.

Ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra

Riêng về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan có liên quan, ý kiến của các đại biểu dự họp, tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Quy chế Ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.

Tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra. Thông báo nêu rõ, việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế Ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, hiệu quả để ứng phó sự cố về môi trường. Tuy nhiên, căn cứ pháp lý và hình thức văn bản ban hành phải đảm bảo phù hợp, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp để làm rõ hơn vấn đề này.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan có liên quan, ý kiến của các đại biểu dự họp, tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Quy chế đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, trong đó xác định rõ phạm vi điều chỉnh của dự thảo Quy chế phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; cơ chế phối hợp, trách nhiệm xử lý, nhất là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc ứng phó, giải quyết, xử lý vấn đề ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường do sự cố chất thải và các sự cố khác gây ra.

Bên cạnh đó, thể hiện rõ quy trình ứng phó sự cố môi trường theo các bước công việc, thời gian và trách nhiệm thực hiện của các tổ chức, cá nhân có liên quan; quy định rõ trách nhiệm, phạm vi, nội dung thông báo, cung cấp, công bố thông tin và truyền thông của các cơ quan trong quá trình ứng phó sự cố môi trường đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng để kích động, thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đẩy mạnh các công trình, dự án trọng điểm

Ngoài ra, mới đây Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng ban chỉ đạo tại phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Thông báo nêu rõ, trong 11 tháng đầu năm 2019, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành một số nội dung quan trọng như: Thông xe toàn tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 2; thông xe hầm Cù Mông thuộc tổ hợp hầm Đèo Cả; thông xe cầu Vàm Cống; hoàn thành toàn bộ các hạng mục còn lại của cảng Lạch Huyện; đã khởi công một số đoạn đầu tiên của cao tốc Bắc Nam (Cam Lộ - La Sơn và Cao Bồ - Mai Sơn); đã trình Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cảng hàng không Long Thành giai đoạn 1; hoàn thành công tác phê duyệt điều chỉnh 02 dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo; công tác giải phóng mặt bằng và thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán nhằm chuẩn bị cho công tác lựa chọn nhà đầu tư 8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông thực hiện theo hình thức PPP đang được triển khai khẩn trương và quyết liệt...

Việc đưa các công trình quy mô lớn, đạt chất lượng vào khai thác sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân quanh khu vực dự án đi qua, góp phần rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh các kết quả đạt được, một số công trình, dự án trọng điểm đang triển khai vẫn còn khó khăn, nhiều dự án chậm tiến độ. Nguyên nhân chủ yếu do pháp luật về đầu tư xây dựng còn bất cập, thiếu đồng bộ; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm; chất lượng dự án thấp, phải điều chỉnh dẫn đến kéo dài thời gian thi công; vốn đầu tư không đáp ứng yêu cầu, cơ chế giải ngân phức tạp...

Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Giao thông – Vận tải cùng các bộ, ngành cần tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc; rà soát để tháo gỡ về thể chế trong phạm vi thẩm quyền của bộ, ngành, của Chính phủ và của Quốc hội. Bộ Giao thông – Vận tải cần chủ động, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách để đẩy mạnh đầu tư các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông – Vận tải.

Đồng thời, rà soát tất cả các dự án đầu tư để điều chỉnh kịp thời làm cơ sở đề xuất bổ sung vốn nếu cần thiết; đẩy nhanh tiến độ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến Cà Mau. Tăng cường kiểm soát quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình (thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công) đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả; tập trung công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là Dự án Cảng hàng không Long Thành, cao tốc Bắc - Nam phía đông, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất...

Tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm như các dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, Dự án đường sắt đô thị Nhổn -Ga Hà Nội, Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận... Tập trung đẩy nhanh công tác giải ngân cho các dự án; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để hoàn thành theo đúng kế hoạch vốn được giao. Đặc biệt, đối với các dự án ODA, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan để kịp thời bổ sung nguồn vốn đối ứng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân.

L.T.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

Khởi tranh vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025

(LĐTĐ) Hôm nay 17/9, vòng bảng Cúp C1 châu Âu 2024/2025 sẽ chính thức khởi tranh với 6 trận đấu đầu tiên.
Tỷ giá USD hôm nay (17/9): Đồng USD thị trường trong nước và thế giới đều giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (17/9): Đồng USD thị trường trong nước và thế giới đều giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 17/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.137 - giảm 35 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,71 điểm, giảm 0,41%.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Giá vàng hôm nay (17/9): Giá vàng đạt đỉnh cao chưa từng có

Giá vàng hôm nay (17/9): Giá vàng đạt đỉnh cao chưa từng có

(LĐTĐ) Sáng 17/9, giá vàng thế giới hôm nay tăng mạnh và lập đỉnh cao chưa từng có khi leo lên ngưỡng 2.589 USD/ounce.
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

(LĐTĐ) Lúc 1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/9: Chiều và đêm có nơi mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/9: Chiều và đêm có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương, với tổng số tiền hỗ trợ 650 tỷ đồng.

Tin khác

Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

(LĐTĐ) Lúc 1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/9: Chiều và đêm có nơi mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/9: Chiều và đêm có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.
Vị trí hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông gần giống với siêu bão Yagi

Vị trí hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông gần giống với siêu bão Yagi

(LĐTĐ) Sau khi đi vào Biển Đông, dự kiến ngày 18/9 áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão (bão số 4). Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông và những vấn đề lưu ý.
Khi vào Biển Đông, đường đi của bão số 4 sẽ rất phức tạp, 2 kịch bản có thể xảy ra

Khi vào Biển Đông, đường đi của bão số 4 sẽ rất phức tạp, 2 kịch bản có thể xảy ra

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão (bão số 4), tiến về giữa Biển Đông, gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi đó, đường đi của bão sẽ rất phức tạp, chuyện gia nhận định 2 kịch bản có thể xảy ra.
Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

(LĐTĐ) Trưa 16/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Dự kiến, ngày 18/9 áp thấp sẽ mạnh lên thành bão...
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/9/2024: Ngày nắng nóng oi bức, chiều tối mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/9/2024: Ngày nắng nóng oi bức, chiều tối mưa dông rải rác

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 16/9, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết ngày 15/9: Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết ngày 15/9: Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết ngày 15/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/9, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có mưa rào và dông rải rác, gió nhẹ.
Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi hướng tới mục tiêu Net Zero

Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi hướng tới mục tiêu Net Zero

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH tổ chức Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội".
Lũ trên các sông tiếp tục xuống

Lũ trên các sông tiếp tục xuống

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống dưới mức báo động 2, một số sông vẫn ở trên mức báo động 3.
Xem thêm
Phiên bản di động