Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Thanh Trì: Chủ động ứng phó giúp nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai Đào tạo nghề cho game bài uy tín phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số Hợp tác “3 nhà” để phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Nhiều điểm mới trong quản lý, phát triển chợ

Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 455 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1; 59 chợ hạng 2; 350 chợ hạng 3; 31 chợ chưa phân hạng. Trong đó có 2 chợ đầu mối (gồm chợ đầu mối Minh Khai; chợ đầu mối phía Nam) và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối (gồm chợ Long Biên có tính chất đầu mối hoa quả và rau các loại; chợ cá Yên Sở có tính chất đầu mối thủy sản; chợ gia cầm Hà Vĩ có tính chất đầu mối gia cầm, thủy cầm; chợ Nành có tính chất đầu mối vải vóc, quần áo; chợ hoa Quảng An có tính chất đầu mối hoa).

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Các địa phương được phép xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách công đối với tất cả các hạng chợ.

Trong giai đoạn vừa qua, công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố còn một số hạn chế trong đó có công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ mà một trong số các khó khăn vướng mắc là cơ chế chính sách về phát triển và quản lý chợ. Vì thế, khi Nghị định số 60/2024/NĐ-CP chính thức được ban hành tháo gỡ nhiều “nút thắt” trong xây dựng và phát triển chợ trên địa bàn Thủ đô.

Chia sẻ về những điểm mới của Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết, Nghị định số 60/2024/NĐ-CP gồm 5 chương và 38 điều với nhiều điểm mới. Đơn cử như, Nghị định quy định đối tượng chợ là một loại hình kết cấu hạ tầng để thống nhất trong tổ chức quản lý quản lý. Đã cập nhật các quy định chuyên ngành hiện hành như: Đầu tư, Đất đai, đấu thầu, Tài sản công, Đầu tư công,…

Ngoài ra, Nghị định số 60/2024/NĐ-CP cũng thay đổi cơ quan quy định liên quan đến chuyển đổi mô hình quản lý, với việc coi kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư là tài sản công, việc chuyển đổi mô hình quản lý thực hiện dưới các hình thức: Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ; Phương thức khác theo quy định của pháp luật. Đáng chú ý, Nghị định đã tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3.

Cụ thể, trước đây Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ quy định vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được đầu tư đối với một số loại chợ và tại một số địa bàn nhất định (vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3 ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo; vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư chợ đầu mối chuyên doanh hoặc tổng hợp bán buôn hàng nông sản, thực phẩm, chợ trung tâm các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chợ biên giới và chợ dân sinh xã của các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn).

Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 quy định vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực chợ dân sinh, chợ đầu mối (không phân biệt địa bàn).

Các địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách, có nhu cầu cấp thiết để đầu tư nâng cấp cải tạo chợ, cụ thể là chợ trên địa bàn thành thị thì lại bị vướng theo quy định tại Nghị định về chợ (về địa bàn, đối tượng đầu tư từ ngân sách Nhà nước).

Thực tiễn hiện nay, các chợ thành thị do Nhà nước đầu tư đã xuống cấp, không thu hút được xã hội hóa, cần cải tạo, nâng cấp nhưng không đầu tư được từ ngân sách Nhà nước. Một số địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách để đầu tư nâng cấp chợ trên địa bàn thành thị nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại… nhưng không thể triển khai do vướng mắc trong thực tiễn và mâu thuẫn với các quy định của Nghị định về chợ.

Như vậy, với quy định hiện nay, Nghị định 60/2024/NĐ-CP đã tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển chợ đặc biệt từ việc sử dụng ngân sách địa phương.

Cần thêm những cơ chế hỗ trợ hỗ trợ trong đầu tư

Triển khai Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan nghiên cứu thay thế Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Các địa phương có khả năng tận dụng mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm,

Đề cập nội dung này, theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, về phía địa phương còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định như: Về cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ, theo quy định cũ, Sở Công Thương Hà Nội là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND Thành phố triển khai các nội dung liên quan đến phát triển và quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhưng đối với các chợ do ngân sách đầu tư là tài sản công. Tại khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số ngày 21/6/2017 quy định: “UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp UBND: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của Luật này; Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan”.

Do đó, hiện nay đang khó khăn trong việc xác định cơ quan cơ quan thường trực quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ (ngành Công Thương hay ngành Tài chính).

Theo quy định của Nghị định 60/2024/NĐ-CP và thực tế hiện nay, UBND cấp xã là một trong các trường hợp được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ; UBND cấp xã sẽ là cơ quan đứng ra thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, tuy nhiên, không được xuất hóa đơn theo quy định của Luật Giá.

Với mục tiêu phục vụ nhu cầu dân sinh, đầu tư kinh doanh, khai thác chợ hiệu quả không cao, do đó khó thu hút được xã hội hóa, với những chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý cũng không đủ khả năng duy trì, nâng cấp, cải tạo chợ.

Trong điều kiện nguồn lực Nhà nước có hạn, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư kinh doanh, khai thác chợ là rất cần thiết. Do đó, Sở đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu tham mưu Chính phủ có các cơ chế hỗ trợ về miễn, giảm tiền thuê đất, về ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ, đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đảm bảo giảm chi phí đầu vào, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội.

Hiện nay tồn tại nhiều chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, trong quá trình hoạt động, khai thác chợ còn nhiều tồn tại không đảm bảo quy định (hoạt động không đảm bảo theo phương án bố trí ngành hàng, nội quy được phê duyệt,…). Tuy nhiên, chưa có chế tài xử phạt vi phạm trong quá trình hoạt động của chợ. Bộ Công Thương cần tham mưu Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, khai thác chợ nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ…

Cũng đề cập nội dung này, tại Hội nghị phố biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, do nội dung điều chỉnh rộng, chịu sự tác động của nhiều văn bản Luật và có liên quan tới nhiều bộ, ngành nên tại Nghị định cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công an….) và UBND cấp tỉnh trong công tác phát triển chợ cho phù hợp.

Với sự phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phát triển chợ, Nghị định được đánh giá khi triển khai sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong đầu tư, phát triển chợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn mà các địa phương đang gặp phải trong công tác phát triển và quản lý chợ như vấn đề sử dụng vốn đầu tư công để đầu tư phát triển chợ; khai thác và quản lý hạ tầng chợ - đối với các chợ là tài sản công; quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ… Qua đó các địa phương có khả năng tận dụng mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ các tiểu thương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả nước.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 5h sáng ngày 8/9/2024, quận Đống Đa đã khắc phục 170 sự cố do bão số 3 gây ra, còn lại 173 sự cố đang tiếp tục được khắc phục. Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo các phường tổ chức di chuyển 110 hộ/367 nhân khẩu tại các nhà xuống cấp, nguy hiểm đến vị trí an toàn, cấp phát đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm.
225 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm phải di dời do bão

225 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm phải di dời do bão

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) quận Bắc Từ Liêm, tính đến thời điểm 7h ngày 8/9, có 225 hộ dân phải di dời do bão Yagi. Hiện quận đã chỉ đạo các đơn vị và Ủy ban nhân dân (UBND) các phường khắc phục ngay để đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.
Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

(LĐTĐ) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nộ sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, trên tinh thần hết sức, hết mình nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân…
Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3, quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị cùng Ủy ban nhân dân (UBND) các phường ứng phó với bão và khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhanh chóng giúp người dân ổn định cuộc sống.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Quận Hoàng Mai: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Lãnh đạo quận Hoàng Mai yêu cầu trong ngày 8/9, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tiếp tục khắc phục hậu quả do bão gây ra tại địa phương, cơ quan, đơn vị, khu dân cư, tổ dân phố và nhà mình để đưa quận Hoàng Mai trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.
Khẩn trương khắc phục giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

Khẩn trương khắc phục giao thông, cấp điện, tiêu nước sau bão

(LĐTĐ) Tối 7/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động