Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Góp hương xuân từ bánh tẻ xứ Đoài

(LĐTĐ) Sơn Tây (Hà Nội) không chỉ được người dân biết đến với những nét văn hóa đặc sắc của thành cổ, cái nôi nền văn minh sông Hồng, mà Sơn Tây còn nổi tiếng với nhiều loại ẩm thực độc đáo. Trong đó, bánh tẻ Phú Nhi với mùi thơm đặc trưng, sự kết hợp hài hòa giữa gạo tẻ, thịt, hành, mộc nhĩ… khiến ai đã từng thưởng thức loại bánh đặc sản này đều không thể nào quên.
gop huong xuan tu banh te xu doai Độc đáo ẩm thực các vùng miền ngày tết
gop huong xuan tu banh te xu doai Bánh quê

Nói đến bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh, Sơn Tây), hết thảy từ già, trẻ, lớn bé ở Phú Thịnh, Đường Lâm đều rất tự hào cho biết, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhưng nhờ sự khác biệt của hương vị, sự thơm ngon của bánh, đậm đà của nhân thịt… đã làm nên một thương hiệu bánh tẻ Phú Nhi nức tiếng một vùng. Chị Lan, một người dân ở Phú Thịnh chia sẻ: “Thương hiệu bánh tẻ Phú Nhi có được như ngày hôm nay là niềm tự hào không chỉ riêng tôi, mà là của tất cả người dân vùng ven đô này. Chiếc bánh không chỉ là thương hiệu truyền thống, là món quà quê dân dã, mộc mạc, thân thiện mà còn là nét văn hóa đặc trưng tôn vinh sức sống, giá trị cho làng nghề, cho người dân thành cổ Sơn Tây trong thời buổi kinh tế thị trường”.

Nức tiếng xứ Đoài là vậy, thế nhưng hiện nay trong làng không còn ai nhớ đến nghề làm bánh tẻ xứ Đoài xuất hiện từ bao giờ, họ chỉ biết rằng hàng trăm năm nay các thế hệ cha ông đi trước vẫn hằng ngày truyền lại nghề cho thế hệ đi sau. Trong đó, bánh tẻ Phú Nhi được người dân đặc biệt nhớ bởi nó gắn liền với giai thoại về một câu chuyện tình buồn, mộc mạc của đôi trai gái có tên là Nguyễn Phú và Hoàng Nhi vẫn được lưu truyền đến ngày hôm nay.

gop huong xuan tu banh te xu doai
Bánh tẻ Phú Nhi đặc sản thành cổ Sơn Tây.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, Nguyễn Phú nhà ở Giáp Ðoài, con bà Trọng làm nghề bán dầu vỏ, bố là người nông dân hiền lành chất phác. Nguyễn Phú thông minh, khuôn mặt sáng sủa. Còn Hoàng Nhi là con bà Hương làm nghề nấu bánh đúc hằng ngày đem bán ở chợ gốc cây gạo còng ngày xưa. Phú và Nhi biết nhau qua những buổi chợ hằng ngày, vì Nhi phải đem hàng cho mẹ, cuộc tình cứ thế lớn dần theo ngày tháng.

Một ngày nọ, Nguyễn Phú đánh bạo sang nhà Hoàng Nhi trò chuyện. Hai người ngồi tâm tình mà quên mất nồi bánh đúc đang nấu dở trên bếp lửa, khi mở ra thì đã quá muộn nồi bánh đúc nửa sống, nửa chín, ngọn lửa của bếp đã tắt tự bao giờ. Câu chuyện sau đó đến tai bố Hoàng Nhi. Là người rất nghiêm khắc, phong kiến, bố Hoàng Nhi tìm mọi cách ngăn cản. Ông cấm Nhi mang hàng cho mẹ. Thế là từ đó hai người mãi mãi chẳng có dịp được gặp nhau. Một thời gian sau Hoàng Nhi lâm bệnh nặng rồi mất.

Trở lại câu chuyện về nồi bánh đúc bị nấu hỏng, Nguyễn Phú sau đó liền mang nồi bột về nhà và nghĩ bỏ đi thì tiếc nên chàng ra vườn ngắt lá dong, lá chuối lau sạch rồi thái hành làm nhân. Một mình tự thao tác phết bột vào lá dong, lá chuối, lấy dây giang cuốn lại rồi bắc lên bếp đồ (luộc) khi có mùi thơm bốc lên, Phú đoán là bánh chín, bóc ra để nguội ăn thấy ngon hơn bánh đúc và thế là chiếc bánh tẻ ở buổi bình minh sơ khai đã ra đời từ đó.

Phú đã làm nhiều bánh để mẹ mang đi chợ bán và hàng bánh ngày càng đắt giá, gia đình Phú trở nên khá giả, giàu có. Bánh làm ra càng nhiều, Phú lại càng nhớ Hoàng Nhi nhiều hơn. Những ngày giỗ Hoàng Nhi, Nguyễn Phú tự tay cải tiến cách làm bánh và làm những chiếc bánh thật ngon để gửi sang nhà cúng tưởng nhớ người yêu và chàng cũng không lấy vợ mà chỉ chuyên tâm làm nghề. Sau này, Nguyễn Phú truyền bí quyết làm bánh tẻ cho nhiều người dân trong làng. Khi mất, để tưởng nhớ Nguyễn Phú cũng như câu chuyện tình buồn của hai người, dân làng đã đặt tên cho loại bánh tẻ này là Phú Nhi. Sau này các gia đình trong làng đều làm loại bánh này để phục vụ trong gia đình những giỗ tết và mang ra chợ bán, nên được nhiều người ưa thích.

gop huong xuan tu banh te xu doai
Bánh tẻ Phú Nhi đặc sản không thể thiếu của người dân xứ Đoài trong các dịp lễ, Tết…

Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, nghề làm bánh tẻ Phú Nhí ngày càng phát triển và thay đổi nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, hương vị của bánh với sự hòa quyện của mộc nhĩ, hành, thịt… vẫn tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt cho bánh tẻ Phú Nhi.

Chia sẻ về “bí kíp” làm bánh, chị Lan, một người làm bánh tẻ Phú Nhi nức tiếng ở Đường Lâm (Sơn Tây) cho biết, để làm ra một cái bánh tẻ hoàn chỉnh cần trải qua nhiều công đoạn với 2 khâu làm vỏ bánh và làm nhân bánh. Tuy nhiên, để làm nên vị ngon, đặc trưng của bánh tẻ Phú Nhi thì khâu làm vỏ bánh (làm bột gói bánh) có vai trò rất quan trọng... Đặc biệt, khâu luộc bánh đóng vai trò quan trọng không kém bởi, nếu để lửa to, luộc bánh kỹ, bánh sẽ bị nhừ, nhão; hoặc không đủ lửa, bánh sẽ không chín.

Sản phẩm sau hoàn thiện, bánh có màu trong pha chút xanh, bóng đẹp, vị giòn ngon, nhân dậy mùi thơm. Khi thưởng thức, mỗi người đều cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc dư vị đậm đà, khó quên mang hồn cốt của ẩm thực làng quê Việt. Ngày nay, bánh tẻ Phú Nhi đã trở thành món truyền thống không thể thiếu trong các mâm cỗ, ngày Tết và những bữa ăn quan trọng của các gia đình nơi đây.

Đặc biệt, nhiều gia đình ở Phú Thịnh hay Đường Lâm (Sơn Tây) đều muốn tự tay làm ra những chiếc bánh tẻ thơm ngon, bởi khi đó sẽ cảm nhận được gắn kết tình cảm của những người trong gia đình, của làng xóm và tạo nên không khí đầm ấm, hạnh phúc. Ngày nay, nhiều chiếc bánh đã theo chân những người con thành cổ Sơn Tây và du khách thập phương đi khắp mọi miền tổ quốc và bánh tẻ Phú Nhi trở thành món quà tặng, quà biếu người thân, người xa xứ như lời nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về hương vị truyền thống.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài sản của Donald Trump tăng thêm hơn 200 triệu USD

Tài sản của Donald Trump tăng thêm hơn 200 triệu USD

(LĐTĐ) Donald Trump có thêm hơn 200 triệu USD, nhờ cổ phiếu Trump Media bật lên sau khi ông tuyên bố không có kế hoạch bán cổ phần tại đây.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

Có thể bảo quản kem bao lâu trong ngăn đá tủ lạnh?

(LĐTĐ) Kem có thể lưu trữ thời gian dài trong ngăn đá tủ lạnh nhưng sẽ giảm dần chất lượng nếu để quá lâu, vậy kem có thể bảo quản bao lâu trong ngăn đá?
Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt

(LĐTĐ) Trong bão, lụt, nước ngập vào nhà, mang theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, ngay khi nước rút, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi truờng để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

Những nụ cười của người dân Mỏ Đá

(LĐTĐ) Khi chúng tôi đến bản Mỏ Đá, những người dân chúng tôi gặp, trên các gương mặt âu lo vẫn chưa hết sự hoảng loạn bởi cơn bão lũ vừa qua đã lấy đi của họ người thân, nhà cửa, của cải. Nhưng, đó đây đã xuất hiện những nụ cười, bởi họ không dám tin trong đời mình lại gặp được những người xa lạ đến cho quà cứu đói, thấy mình được chia sẻ trong lúc nguy nan, được cảm nhận rõ nhất câu nói "dân mình thương nhau".
Nhiều địa phương ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Nhiều địa phương ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 14/9 các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tin khác

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động