Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Hạ Long trên cạn” giữa đại ngàn Tây Bắc

(LĐTĐ) Được ví như “Hạ Long trên cạn”, Thung Nai - một địa danh không còn quá xa lạ đối với những ai yêu thích du lịch, yêu thích sự khám phá, trải nghiệm. Bởi lẽ, chỉ một lần đặt chân đến nơi này, ít ai có thể cưỡng lại trước vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc hòa quyện vào sự kỳ bí của núi non, sông nước, của những nét văn hóa Mường đậm đã bản sắc dân tộc giữa đại ngàn Tây Bắc.

Nơi giao hòa giữa thiên nhiên và con người

Đến Thung Nai mùa này, cảm nhận đầu tiên đó chính là sự thanh bình, yên ả, đâu đó từng vạt sương trắng bảng lảng, lẩn khuất cuốn vào vách núi, cánh rừng tạo nên một nét đẹp huyền bí và trầm mặc. Ngồi trên con thuyền nhỏ nhẹ nhàng rẽ nước giữa lòng sông, Thung Nai càng tạo nên nét đẹp khó cưỡng bởi làn nước xanh thẳm, bởi những cơn gió rừng rít nhè nhẹ tạt xuống mặt nước, thi thoảng những cơn gió ấy lại thốc thẳng vào mặt, vào người khiến cái lạnh trở nên tê tái hơn.

Mùa đông, có lẽ sẽ rất ít người tìm đến Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình) để khám phá, hay trải nghiệm, nhưng tôi thì làm điều ngược lại. Vào mùa này, sông Đà càng trở nên trong xanh và phẳng lặng đến lạ kỳ. Cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện giữa những ngọn đá núi, xen lẫn là những hòn đảo nhỏ được “mọc lên” giữa làn nước trong xanh, thơ mộng. Nhiều người từng chia sẻ, đến Thung Nai họ cảm nhận được sự thư thái, sự nhẹ nhàng và mộc mạc. Thiên nhiên và con người ở đây đều hoang sơ, nó thôi thúc bước chân người khách lãng du thêm thèm muốn kiếm tìm. Thậm chí, nhiều người còn ví von Thung Nai tựa như “cô gái Mường đang còn say giấc ngủ”.

ha long tren can giua dai ngan tay bac
Sông Đà nơi giao hòa giữa thiên nhiên và con người.

Mong muốn đánh thức “cô gái Mường ngủ quên”, cũng giống như tôi, ngày càng nhiều du khách phương xa muốn tìm đến với Thung Nai, đến với lòng hồ sông Đà kỳ bí để trải nghiệm, để khám phá cuộc sống còn nguyên màu thiên nhiên hoang sơ mà hùng vỹ. Nhiều người đã chọn Thung Nai là điểm du lịch cuối tuần lý tưởng. Họ thường đến đây vào chiều thứ Sáu và ra về vào lúc hoàng hôn của ngày Chủ nhật. Như thế đã là thỏa cái thú khám phá, thư giãn, nghỉ ngơi. Để rồi chính từ sự tò mò, sự khám phá của du khách đã làm Thung Nai chuyển mình, như thể cô gái Mường “được đánh thức sau giấc ngủ dài”.

Sự thức giấc ấy qua lời kể của anh Bùi Văn Hải, một người dân bản địa lái đó chở khách du lịch tại Thung Nai chia sẻ, nhờ Thung Nai mà lòng hồ sông Đà được đánh thức và rồi người dân địa phương cũng được “đánh thức” theo. Ở đây, mọi người bắt đầu biết đến khái niệm thế nào là làm du lịch, thế nào là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… để rồi, nhiều gia đình bao năm vẫn miệt mài thả lưới, bắt cá, hay lên rừng làm nương phát rẫy, thì giờ đây không ít người đã đổi nghề chuyển hẳn sang làm du lịch.

Trong cái gió lạnh thổi táp vào mặt giữa lòng sông Đà, khung cảnh Thung Nai đẹp như một bức tranh vẽ hiện lên trước chúng tôi. Con thuyền nhỏ được anh Hải điều khiển rẽ nước chạy qua các dãy núi trùng điệp, trong lòng hồ, nhiều hòn đá nhỏ nhấp nhô hiện lên trên mặt nước tạo thành những “hòn đảo” lớn nhỏ, tạo nên kiệt tác thiên nhiên hùng vỹ giữa đại ngàn, bởi thế, nhiều người ưu ái đặt cho Thung Nai cái tên thơ mộng “Hạ Long trên cạn” giữa đại ngàn Tây Bắc.

Kiệt tác giữa đại ngàn

Để khám phá hết vẻ đẹp của Thung Nai, không có con đường nào khác buộc chúng tôi phải di chuyển bằng thuyền. Ở đây, từ bao đời người dân vẫn gắn bó với sông nước, với những con thuyền độc mộc mưu sinh giữa lòng sông Đà hùng vỹ và giờ đây vẫn những nét mộc mạc ấy, những con thuyền nhỏ lại tất bật đón đưa du khách khám phá vùng “Hạ Long giữa đại ngàn”.

ha long tren can giua dai ngan tay bac
Thung Nai được ví như “Hạ Long trên cạn” giữa lòng sông Đà kỳ bí.

Nhẹ nhàng rẽ làn nước xanh biếc, con thuyền tiếp tục đưa chúng tôi vượt qua những “hòn đảo” lô nhô, nơi được ví như tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất đại ngàn Tây Bắc, điểm đặt chân tiếp theo trong hành trình khám phá Thung Nai đó chính là 2 ngôi đền thờ Chúa Thác Bờ. Hai ngôi đền được dựng lên ở hai bên bờ sông thuộc địa phận huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc. Tại đây, một điểm kỳ bí nữa được hé lộ đó chính là nơi hiện hữu tín ngưỡng văn hóa hầu Đồng, một trong những nét văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo lời anh Hải, vào những ngày đầu xuân du khách khắp nơi tìm đến thăm thú và trẩy hội Đền Bờ rất nhiều, đặc biệt là những đồng cô, đồng cậu. Tương truyền, hai ngôi đền này đều thờ Bà chúa Thác Bờ linh thiêng. Chuyện kể rằng, vào năm 1431, Vua Lê Thái Tổ đem quân đi đánh giặc ở Đèo Cát Hãn (tỉnh Sơn La ngày nay), khi đến khu vực Thác Bờ, đoạn con sông Đà chảy qua xã Thung Nai, dòng nước chảy xiết, nhiều mỏm đá lớn nhấp nhô khiến quân sĩ của nhà vua không thể vượt qua. Lúc đó, hai người phụ nữ dân tộc Mường là bà Đinh Thị Vân và một người phụ nữ dân tộc Dao đã vận động người dân địa phương lên rừng xẻ gỗ đóng thuyền, bè giúp quân sĩ của nhà vua vượt sông đánh giặc.

Sau khi mất, 2 bà hiển linh giúp dân vượt sông an toàn nên người dân địa phương đã lập hai ngôi đền thờ và tôn hai bà làm bà Chúa Thác Bờ. Để đến được đền Chúa Thác Bờ, không có đường đi bộ mà thuyền đưa chúng tôi sát đến chân đền. Vào mùa này nước lên, việc lên đền cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ đền Chúa Thác Bờ, phóng tầm mắt ra xa là thấy cả một vùng lòng hồ sông Đà mênh mông và thơ mộng. Tại đây, chỉ cần di chuyển mất 10 phút đi thuyền, chúng tôi tiếp tục đến động Thác Bờ.

Động là sự kết hợp hoàn hảo của sông hồ và đá núi, động Thác Bờ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thung Nai. Động nằm sâu trong lòng núi và khá hoang sơ, nhưng phong cảnh bên trong thì tuyệt mỹ. Cả rừng nhũ đá đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù kỳ lạ. Sau mùa nước dâng, du khách vào động có thể thưởng ngoạn

hàng đàn cá măng nhỏ xinh bơi lội tung tăng trong làn nước trong vắt. Với những hình ảnh ấy, theo cảm nhận của chúng tôi, Thung Nai thực sự không thích hợp với những trò giải trí ồn ào và quá rầm rộ, thay vào đó là những phút giây tĩnh lặng để có thể thư giãn bên người thân, bạn bè, để hòa mình vào cái không khí trong lành của thiên nhiên, của núi rừng. Như theo chia sẻ của anh Hải người chủ đò và cũng kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch, Thung Nai không chỉ đẹp bởi cảnh vật, con người, mà ngay tại nơi này một vẻ đẹp khác lạ được vẽ lên qua phiên chợ sông Thác Bờ khiến không ít người phải ngẩn ngơ. Chợ sông chỉ họp vào buổi sáng Chủ nhật nhưng cũng tan khá sớm. Do vậy, để có thể khám phá được hết vẻ đẹp của phiên chợ sông này, chúng ta phải đến rất sớm để có thể chứng kiến hình ảnh thuyền, đò tấp nập buôn bán những sản vật mà họ đánh bắt được.

Thung Nai, cái tên mới nghe đã khiến nhiều người phải tò mò mặc dù cách Hà Nội chỉ khoảng 100km, đặc biệt địa danh được ví như “Hạ Long trên cạn” này mùa nào cũng đẹp và lãng mạn. Đẹp nhất vào những ngày Rằm, trăng tròn vành vạnh. Khi đó, chúng ta có thể ngắm ánh trăng dịu dàng soi bóng xuống mặt hồ vào ban đêm tĩnh mịch, hay hòa mình vào đêm lửa trại bập bùng cùng tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng. Trong hơi men chếnh choáng của rượu cần, của những điệu múa xòe, hát đúm đến say lòng người… Thung Nai càng trở nên thơ mộng, khoáng đạt và kỳ vỹ.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).

Tin khác

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân, 128 nhân khẩu

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân, 128 nhân khẩu

(LĐTĐ) Theo TTXVN, một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.
Tiếp nhận hơn 407 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 407 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 diễn ra chiều nay (10/9), Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ số tiền hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng lũ

Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ… cho người dân vùng còn bị chia cắt do mưa lũ sau bão.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn.
Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hàng chục dự án luật, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật Nhà giáo...
Xem thêm
Phiên bản di động