Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hà Nội cần quan tâm đến hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) Đây là thông tin được các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ tại hội thảo “Phát triển giao thông công cộng Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản” do tổ chức JICA phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội cần quan tâm đến hạ tầng giao thông nếu không xe buýt sẽ bị thất thế…  
ha noi can quan tam den ha tang giao thong Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội: Cần đổi mới từ tư duy
ha noi can quan tam den ha tang giao thong Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng
ha noi can quan tam den ha tang giao thong Chuẩn bị tổng kiểm tra với xe khách, container và mô tô

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, sau 20 năm phát triển đến nay xe buýt Thủ đô đang đóng vai trò chủ công trong phát triển vận tải công cộng.

Tuy có thêm một số loại hình mới nhưng các năm tới xe buýt vẫn được xác định là chủ công. Vì thế trong kế hoạch phát triển vận tải công cộng đến năm 2020 thành phố Hà Nội đặt mục tiêu xe buýt sẽ đạt 20% nhu cầu.

Tuy nhiên ông Hải cũng đưa ra thực tế, sau một thời gian phát triển mạnh mẽ và đạt đến 12% nhu cầu, đến nay do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tốc độ tăng sản lượng đang bị chậm lại. Để đạt được các mục tiêu đề ra, ông Hải nhấn mạnh, cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ, xe buýt cũng phải phân vùng để phát triển, đặc biệt là khu vực ngoại thành. Cùng với đó là chú trọng công tác đâu tư hạ tầng.

ha noi can quan tam den ha tang giao thong

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, thời gian tới xe buýt vẫn đóng vai trò chủ công trong phát triển vận tải công cộng. Ảnh: Đinh Luyện

Về phía Nhật Bản, các chuyên gia, đại diện các Bộ, ngành đã chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp xây dựng hạ tầng giúp thúc đẩy việc sử dụng phương tiện và cải thiện chất lượng của giao thông công cộng như: Thiết kế, cách bố trí đầu mối trung chuyển giao thông, các làn đường ưu tiên, tiện ích phụ trợ…

Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản đều khẳng định, việc phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn khác trên thế giới là quá trình tất yếu. Với nhiều điểm chung, Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ Hà Nội về kinh nghiệm để phát triển tốt loại hình này.

Chỉ ra những điểm cần chú ý trong xây dựng hạ tầng, ông Takashi Kobayashi - Cục Chính sách tổng hợp, Bộ Đất đai - Hạ tầng - Giao thông và Du lịch Nhật Bản cho rằng, có hai vấn đề quan trọng nhất để thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng.

Thứ nhất là điểm trung chuyển giao thông, đây sẽ là trung tâm kết nối các phương tiện giao thông công cộng với nhau. Và các điểm này phải nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố. Thứ hai là nâng cao những tiện ích cho người tham gia giao thông, những công trình phụ trợ, nâng cao chất lượng của dịch vụ giao thông công cộng.

Chia sẻ kinh nghiệm trên cơ sở là đơn vị doanh nghiệp có số lượng xe buýt hoạt động lớn nhất Nhật Bản, ông Jun Matsumoto – Tổng giám đốc Công ty CP Michinori Holdings cho biết, việc làm đầu tiên để phát triển vận tải công cộng là chính quyền thành phố đưa ra các chính sách thúc đẩy hoạt động kinh doanh vận tải buýt.

Trong đó, quy trình tái cơ cấu mạng lưới giao thông công cộng được đặt lên vị trí hàng đầu. Để thực hiện việc này, các doanh nghiệp vận tải chủ động tham gia vào quá trình tái cơ cấu mạng lưới. Nhờ vậy đến nay, chỉ tính riêng tại thành phố Tokyo thị phần giao thông công cộng đã đáp ứng được 47% nhu cầu đi lại của người dân, con số này với Hà Nội hiện nay là 12,5%.

Theo tìm hiểu, tại Hà Nội hiện mạng lưới xe buýt thành phố bao gồm 123 tuyến, bao phủ 100% các quận huyện, 98% các bệnh viên, 100% các trường học, 16% các khu công nghiệp, 90% khu dân cư. Toàn mạng lưới có 1.915 xe buýt, được đổi mới về chất lượng. Năng lực vận chuyển khoảng 1,2 triệu lượt khách/ngày. Giá vé hiện được bán phổ biến 7.000-9.000 đồng/lượt.

ha noi can quan tam den ha tang giao thong

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện các Bộ, ngành của Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp xây dựng hạ tầng giúp thúc đẩy việc sử dụng phương tiện và cải thiện chất lượng của giao thông công cộng. Ảnh: Đinh Luyện

Thực tế cho thấy, khi giá vé hiện được đánh giá không còn là yếu tố để xe buýt cạnh tranh với các loại hình phương tiện khác thì tính ổn định, hấp dẫn của xe buýt đối với người dân ngày một giảm dần.

Để “vực dậy” xe buýt, các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải cho rằng, thành phố cần có những chính sách cụ thể, thiết thực cho vận tải khách công cộng và đặc biệt, những chính sách ấy phải chuyển thể vào thực tiễn. Bởi, giá vé của xe buýt hiện không còn là lợi thế để hút khách, mà là tính đúng giờ được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, tốc độ trung bình của xe buýt ở nội đô chỉ đạt 14-15km/h, không đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận lớn người dân. Thêm vào đó, các mốc thời gian cố định cũng bị xáo trộn do việc tổ chức, sắp xếp lại giao thông; rồi hệ thống nhà chờ chưa đầy đủ, chưa tạo thuận lợi cho người dân...

Mục tiêu được Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra đối với vận tải khách công cộng trên địa bàn Hà Nội là vào năm 2020, đảm nhận khoảng 15% và đến 2025 là 20% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, để tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân trên một số tuyến phố, giảm ùn tắc giao thông, cải thiện ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, đến nay vận tải khách công cộng trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn hoàn toàn dựa vào xe buýt mà chưa có thêm loại hình mới nào. Đường sắt đô thị mới đang xây dựng được 2 tuyến là Cát Linh- Hà Đông và Nhổn- Ga Hà Nội.
Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn Hà Nội dẫn đầu thuyết phục tại Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024

Đoàn Hà Nội dẫn đầu thuyết phục tại Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Tối 9/9, Giải vô địch Kickboxing toàn quốc năm 2024 đã kết thúc tại nhà thi đấu tỉnh Gia Lai. Đúng như dự đoán, đoàn Hà Nội đã dẫn đầu toàn đoàn ở cả 2 nội dung của nam và nữ.
Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm

Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 10/9/2024, thế giới tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết thêm manh mối về quy mô tiềm năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Trong nước, vàng miếng SJC duy trì mốc ổn định, riêng giá vàng nhẫn được phần lớn các thương hiệu điều chỉnh giảm từ 150 - 200 nghìn đồng/lượng.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất thường của thời tiết, cùng với ảnh hưởng của cơn bão số 3, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra cảnh báo về tình hình lũ trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ.
Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa ra thông báo về việc phân luồng, tổ chức giao thông qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ, Trung Hà, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Bão lũ đi qua, tình người ở lại

Bão lũ đi qua, tình người ở lại

(LĐTĐ) Bão lũ có thể cuốn trôi tất cả của cải, vật chất, nhưng chắc chắn có một thứ mà nó không thể cuốn đi được. Càng cuốn, nó lại càng kết chặt và bùng lên mạnh mẽ. Đó là tình nghĩa đồng bào.
Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3

Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa có công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố và Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc khẩn trương rà soát thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra để bố trí ngân sách địa phương.
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà Km64+639, Quốc lộ 32 và phương án phân luồng cho các phương tiện lưu thông từ thành phố Hà Nội đi thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện của tỉnh Phú Thọ.

Tin khác

Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa ra thông báo về việc phân luồng, tổ chức giao thông qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ, Trung Hà, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà Km64+639, Quốc lộ 32 và phương án phân luồng cho các phương tiện lưu thông từ thành phố Hà Nội đi thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện của tỉnh Phú Thọ.
Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành thông báo phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên các tuyến đường thuộc huyện Quốc Oai và Hoài Đức.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Khẩn cấp điều động nhân lực khắc phục các sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn cấp điều động nhân lực khắc phục các sự cố sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin, hiện Bộ chưa nhận được báo cáo chính thức vụ sập cầu Phong Châu từ Sở Giao thông vận tải Phú Thọ, tuy nhiên, ngay sau khi biết tin, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác của Bộ GTVT và Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã lên điểm cầu sập để phối hợp khắc phục hậu quả.
Sập cầu Phong Châu, các phương tiện di chuyển thế nào?

Sập cầu Phong Châu, các phương tiện di chuyển thế nào?

(LĐTĐ) Mới đây, việc cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C) bị sập đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc lưu thông giao thông. Để đảm bảo việc di chuyển của người dân, Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức phân luồng phương tiện các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, các huyện Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn qua huyện Tam Nông để đi Lâm Thao, Việt Trì.
Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Sáng 9/9, ngày đầu tuần đi làm, đi học của người dân Hà Nội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội khiến giao thông tắc nghẽn, người và phương tiện di chuyển cực kỳ khó khăn, ùn tắc kéo dài.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, hạ tầng giao thông Thành phố đã chịu nhiều hư hại, trước tình trạng này, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu khẩn trương khắc phục các hậu quả gây ảnh hưởng đến các dự án đang thi công trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động