Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên; đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các sở ban, ngành Thành phố.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn đã triển khai Quyết định số 4279/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.

Trong đó, Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô có 3 nhiệm vụ chính gồm: Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố trong công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô; phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ và cơ quan của Trung ương về thi hành Luật Thủ đô; điều phối, gắn kết việc triển khai thi hành Luật Thủ đô với việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô.

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô chủ trì phiên họp.

Về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn tham gia xây dựng 6 nghị định, gồm: Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của Hà Nội; Nghị định quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp; Nghị định quy định chi tiết về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm; Nghị định quy định chi tiết Luật Thủ đô về hợp đồng xây dựng - chuyển giao và Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Về tiến độ xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô, theo thẩm quyền được giao, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ soạn thảo, ban hành 114 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt; có 87 văn bản là Nghị quyết do Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành và 27 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong 114 văn bản, tiến độ trong năm 2024 ban hành 39 văn bản, các văn bản còn lại được ban hành trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Tổ công tác xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật Thủ đô.

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Toàn cảnh phiên họp.

Tổ công tác cũng đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ, hiệu quả của việc soạn thảo, ban hành các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Hồng Sơn cũng yêu cầu Sở Tư pháp với vai trò cơ quan thường trực Tổ công tác, cần xác định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện như tổ chức hội thảo, tọa đàm, đề xuất thuê chuyên gia… nhằm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt thi hành Luật Thủ đô, báo cáo Thành phố xem xét.

Nhằm phổ biến rộng rãi Luật Thủ đô 2024 đến các tầng lớp nhân dân, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 3041/CV-HĐ về việc tăng cường tuyên truyền Luật Thủ đô.

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị báo, đài, địa phương và đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền Luật Thủ đô bằng nhiều hình thức phù hợp đến các cơ quan, tổ chức, nhân dân; các cơ quan báo chí của Thành phố mở các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền Luật Thủ đô.

Nội dung cần tập trung tuyên truyền gồm: Sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô; mục đích, ý nghĩa của Luật Thủ đô; nội dung cơ bản Luật Thủ đô; các chính sách theo lĩnh vực quy định trong Luật Thủ đô; các hoạt động cơ quan, tổ chức, diễn đàn pháp luật, hội nghị, hội thảo, toạ đàm… trong quá trình triển khai thi hành Luật Thủ đô; quá trình xây dựng, dự thảo và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

(LĐTĐ) Sau cơn giông lốc kèm theo mưa lớn lúc 13h30 ngày 7/9, trên các tuyến phố thuộc địa bàn quận Tây Hồ, do gió mạnh khiến hàng loạt cây xanh hai bên đường bị bật gốc, gãy đổ nằm la liệt...
Huyện Ba Vì: Nghiêm túc ứng phó với bão số 3, đề phòng lũ quét

Huyện Ba Vì: Nghiêm túc ứng phó với bão số 3, đề phòng lũ quét

(LĐTĐ) Huyện Ba Vì thông tin, trước ảnh hưởng từ cơn bão số 3, huyện đã tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn; sơ tán các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
EVNHANOI: Khuyến cáo an toàn điện trong thời điểm mưa bão

EVNHANOI: Khuyến cáo an toàn điện trong thời điểm mưa bão

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều ngày 6/9/2024, Thủ đô Hà Nội bắt đầu bước vào giai đoạn mưa bão, nhiều khu vực có mưa giông lớn, gió giật liên hồi do ảnh hưởng của hoàn lưu xa siêu bão Yagi (bão số 3).
Những hình ảnh đau lòng nơi cơn bão Yagi đi qua

Những hình ảnh đau lòng nơi cơn bão Yagi đi qua

(LĐTĐ) Các phóng viên báo chí có mặt tại tâm bão Quảng Ninh - Hải Phòng nơi cơn bão Yagi "tràn" vào đều phải thốt lên: Kinh khủng! Đưa tin nhiều, chứng kiến bão không ít, nhưng chưa thấy cơn bão nào có sức tàn phá như cơn bão Yagi. Sau đây là một số hình ảnh PV báo LĐTĐ tổng hợp về những thiệt hại do bão gây ra tại một số địa phương.
Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề

Thiệt hại do bão số 3 khi vào đất liền đã rất nặng nề

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cập nhật những thông tin mới nhất về diễn biến, thiệt hại của bão số 3 tính đến thời điểm hiện nay.
Huyện Mỹ Đức: Sẵn sàng thực hiện các biện pháp ứng phó ảnh hưởng do mưa, bão

Huyện Mỹ Đức: Sẵn sàng thực hiện các biện pháp ứng phó ảnh hưởng do mưa, bão

(LĐTĐ) Huyện ủy Mỹ Đức chỉ đạo quán triệt chỉ đạo Thành ủy về việc chủ động ứng phó với bão.
EVNHANOI: Triển khai kịp thời các phương án phòng chống bão

EVNHANOI: Triển khai kịp thời các phương án phòng chống bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, dù chưa đổ bộ trực tiếp vào Việt Nam nhưng hoàn lưu xa của bão đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến thời tiết tại nhiều khu vực trên địa bàn Thủ đô. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó kịp thời.

Tin khác

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động