Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vì môi trường Thủ đô xanh - sạch - đẹp:

Hành động nhỏ tạo sự thay đổi lớn

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hiện nay, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề “nóng” của toàn xã hội. Vì vậy, những hành động nhỏ như dọn dẹp vệ sinh, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm năng lượng là những hành động cụ thể và thiết thực bảo vệ môi trường. Xác định rõ trách nhiệm với cộng đồng, trong những năm qua, TP Hà Nội đã chung tay làm sạch môi trường, đóng góp vào sự nỗ lực của toàn cầu.
hanh dong nho tao su thay doi lon Ngang nhiên đốt rác, vải vụn quanh công viên gây ô nhiễm môi trường
hanh dong nho tao su thay doi lon Tập trung cải thiện ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề
hanh dong nho tao su thay doi lon Chợ cóc lấn cả lối vào trường của các cháu học sinh

Người dân chung tay bảo vệ môi trường

Trong phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội luôn gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên con đường tiến tới nền kinh tế xanh, cũng giống nhiều địa phương trong cả nước, Thủ đô luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, có suy thoái về môi trường đang diễn ra gay gắt và trở thành những vấn đề “nóng”.

hanh dong nho tao su thay doi lon
Người dân Thủ đô chung tay dọn dẹp, bảo vệ môi trường

Để hướng đến nền kinh tế giảm thiểu phát thải và bền vững, ngoài thực hiện tổng thể, đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường thì truyền thông là một trong những công cụ quản lý môi trường được Thủ đô ưu tiên lựa chọn.

Trong những năm qua, nhờ truyền thông tốt, công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô cũng đã có những bước tiến mới. Có thể nhận thấy sự thay đổi rõ nét nhất về ý thức của người dân trong đợt ra quân tăng cường công tác dọn vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, phân luồng giao thông phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai tại Hà Nội gần đây.

hanh dong nho tao su thay doi lon
Giặt lại túi ni lông để sử dụng cũng là một trong những cách bảo vệ môi trường

Nếu so với những năm trước, ý thức về công tác đảm bảo vệ sinh, trật tự đô thị đã được nâng cao rất nhiều. Hội nghị đã thu hút được số lượng lớn người tham gia phục vụ một cách chủ động và có trách nhiệm, tạo sức lan toả rộng. Tại Hà Nội, trước thời điểm diễn ra hội nghị, tất cả các UBND các quận, huyện, thị xã đều phối hợp tổ chức ra quân tổng vệ sinh trên địa bàn.

Thu dọn hết các loại đất, phế thải phát sinh, tồn động tại các khu vực khuất trên đường phố, ngõ xóm, khu dân cư. Đồng thời tổ chức tuyên truyền đến người dân, các chủ cơ sở buôn bán kinh doanh cửa hàng, cửa hiệu về việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường không vứt rác ra đường, hè phố, nơi công cộng.

Phường Ngọc Khánh, Ba Đình là một trong những phường tích cực trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Trước thềm hội nghị Thượng đỉnh diễn ra, phường đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều đợt ra quân dọn dẹp đường phố, đảm bảo trật tự đô thị. Huy động trên 100 hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ các phường cùng những hộ dân thuộc các tổ dân phố trên địa bàn quận tham gia

Bà Nguyễn Thị Lan Phương - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình chia sẻ: “Tôi rất vui vì hoạt động dọn vệ sinh môi trường được rất nhiều người chung tay, ủng hộ. Hoạt động này không chỉ cải thiện môi trường sống, xây dựng phường Ngọc Khánh ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp mà còn góp phần lan tỏa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn”.

Tương tự, các hoạt động bảo vệ môi trường cũng diễn ra ngày càng nhiều trên địa bàn Hà Nội. Tại khu dân cư số 1, phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng), để tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp, cán bộ và nhân dân đã quyên góp tiền để làm rãnh thoát nước, làm ngõ lên xuống, đổ bê tông ngõ 27, trồng 15 cây sấu. Vào sáng thứ bảy hằng tuần, nhân dân đồng loạt vệ sinh môi trường, xóa quảng cáo, rao vặt trái quy định.

Bắt đầu từ những việc nhỏ mỗi ngày

Không chỉ ý thức trong việc dọn dẹp mỹ quan đô thị mà lối sống của người một số bộ phận người trẻ cũng trở nên tích cực hơn. Thời gian gần đây, sống xanh, tiêu dùng có ý thức đang trở thành một xu hướng trong đời sống xã hội và ngày càng có sức hút với nhiều người. Việc có thể loại bỏ các sản phẩm làm bằng nhựa đang được sử dụng tràn lan như ống hút, túi nilon là hết sức cần thiết bởi chúng rất khó tiêu hủy, gây hại cho môi trường.

Trào lưu trên phát triển khá mạnh ở nước ngoài, dần trở thành lối sống đối với một số bạn trẻ yêu môi trường, đặc biệt là sau khi xuất hiện video nhóm bạn cứu được một con rùa biển và phát hiện ra có ống hút nhựa mắc kẹt trong mũi chú rùa này.

Ở Việt Nam, theo mạng lưới hoạt động vì môi trường Thế Hệ Xanh, tuy chưa trở thành một trào lưu nhưng cũng đã xuất hiện một số cộng đồng quan tâm tới việc thay thế ống hút nhựa. Đã có rất nhiều nhóm, cá nhân thúc đẩy giải pháp thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tre, inox… Một số cửa hàng thức uống đã thực hiện được giải pháp trên như The Organik House, Pilosa Garden, Tổ Chim Xanh, Reng Reng Café…

Hoài Như, sinh viên năm hai Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Tôi được một người bạn tặng một chiếc ống hút bằng inox và chia sẻ thói quen gọi đồ uống mà không cần ống hút. Ban đầu cũng cảm thấy hơi bất tiện và ngại. Dần dần, tôi tìm hiểu và biết được việc giảm thiểu ống hút nhựa cũng chính là một cách để bảo vệ môi trường. Giờ đây, khi đi uống nước ở đâu tôi cũng mang sẵn theo ống hút để giữ sức khỏe và giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa”.

Ở rất nhiều địa chỉ kinh doanh, buôn bán, chính chủ quán cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội đã có rất nhiều địa chỉ kinh doanh hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, ống hút nhựa. Đơn cử, một cửa hàng trên đường Lê Thái Tổ đã đưa ra chính sách, nếu mang bình cá nhân đến quán để đựng nước uống, khách hàng sẽ được giảm giá tận 20% và đôi khi sẽ có những chương trình tặng quai vải xách cốc dễ thương. Điều này đã khiến cho nhiều khách hàng thích thú và thường xuyên ghé thăm quán.

Theo Anh Đặng Ân, chủ cửa hàng các sản phẩm thân thiện với môi trường Sạp hàng Chàng Sen cho biết, những loại ống hút thay thế hiện đang có trên thị trường gồm có ống hút tre, inox, thủy tinh hay silicon.

Đặc điểm của các loại ống hút này là vừa có thể sử dụng nhiều lần, khi dùng xong có thể tái chế hoặc phân hủy, lại vừa đảm bảo cho sức khỏe người dùng nếu bảo quản và vệ sinh tốt. Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình và bạn bè, giờ đây Sạp hàng Chàng Sen trở thành một trong những nguồn cung ứng sản phẩm thân thiện với môi trường phổ biến trong cộng đồng Việt.

Không chỉ có thế, trong xu hướng sống xanh, việc sử dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon gây hại cho môi trường đang được nhiều bạn trẻ tích cực thực hiện. Bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ quy định, phân loại rác thải để tái chế, trồng và chăm sóc cây xanh... cũng là những hành động thiết thực hướng tới một đô thị xanh - sạch - đẹp.

Chị Nguyễn Thị Lơ, 28 tuổi (Xuân Thủy, Cầu Giấy) nghĩ ra cách giặt lại túi ni lông để tái sử dụng. Chị cho biết: “Tôi thường mang làn đi chợ để hạn chế sử dụng túi ni lông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn phải sử dụng đến, để hạn chế, tôi thường giặt lại túi ni lông để tái sử dụng”.

Có câu: “Mọi điều to lớn đều bắt đầu từ những việc rất nhỏ”. Chính những hành động rất đơn giản nhưng nếu mọi người cùng thực hiện thì ý nghĩa đem lại vô cùng to lớn. Ngay lúc này, mỗi người chúng ta hãy hành động bằng những việc làm tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng thiết thực để cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh. Đừng chờ đợi người khác, hãy đi đầu, làm gương cho những người xung quanh và giải thích cho họ việc bạn làm có ý nghĩa.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Kiên quyết di dời toàn bộ người dân khỏi khu vực nguy hiểm

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Kiên quyết di dời toàn bộ người dân khỏi khu vực nguy hiểm

(LĐTĐ) Đi kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ tại quận Ba Đình, chiều 10/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu các lực lượng chức năng quận Ba Đình và phường Phúc Xá đẩy mạnh tuyên truyền vận động, kiên quyết di dời toàn bộ người dân khỏi khu vực nguy hiểm.
Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng; tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão...
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

(LĐTĐ) Tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải chuẩn bị sẵn, tính toán hết tất cả phương án dự phòng về lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố trong trường hợp mực nước sông Hồng đạt mức báo động 3.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn.
Thông tin vỡ đê tại huyện Sóc Sơn là không đúng, khu vực sự cố là đoạn đường liên thôn

Thông tin vỡ đê tại huyện Sóc Sơn là không đúng, khu vực sự cố là đoạn đường liên thôn

(LĐTĐ) Hiện nay, trên mạng đang lan truyền thông tin huyện Sóc Sơn bị vỡ đê, đây là thông tin không chính xác. Thực tế khu vực sự cố là tại một đoạn đường liên thôn ngăn giữa suối Lai Sơn với một cánh đồng, lực lượng tại chỗ đã được huy động để khắc phục sự cố.
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Để phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí ủng hộ tài chính, nhu yếu phẩm thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng.
EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

(LĐTĐ) Dự báo hoàn lưu cơn bão số 3 sẽ tiếp tục gây mưa lớn khiến mực nước cáac sông dâng cao lên mức báo động, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng thời duy trì các lực lượng tại chỗ, tăng cường các lực lượng xung kích sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt tại Hà Nội.

Tin khác

Lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống chậm, lũ trên sông Hồng đang lên

Lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống chậm, lũ trên sông Hồng đang lên

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Thao tại thành phố Lào Cai tiếp tục xuống chậm; tại Yên Bái đang lên chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên.
Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Chính quyền các địa phương cùng đoàn thể đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống

(LĐTĐ) 12h30 ngày 10/9, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, đã ký ban hành Lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang

Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng 1 của xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 12h hôm nay (10/9).
Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

(LĐTĐ) Phường Phúc Xá là địa bàn duy nhất của quận Ba Đình nằm hoàn toàn ngoài đê sông Hồng, do đó công tác bảo đảm an toàn cho người dân, phòng, chống lũ lụt được phường đặt lên hàng đầu. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực ứng phó với mưa lớn, úng ngập để bảo đảm an toàn cho người dân.
Dồn lực khôi phục sản xuất sau bão

Dồn lực khôi phục sản xuất sau bão

(LĐTĐ) Thời điểm này, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã bị ngập úng, thiệt hại. Đáng chú ý, hiện các địa phương ngoại thành Hà Nội đã nhanh chóng thống kê thiệt hại, tập trung mọi nguồn lực, phương tiện, thiết bị, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tăng cường các biện pháp chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3.
Hà Nội: Phát lệnh báo động lũ trên sông Nhuệ tại địa phận các xã ven đê

Hà Nội: Phát lệnh báo động lũ trên sông Nhuệ tại địa phận các xã ven đê

(LĐTĐ) Căn cứ vào mực nước sông Nhuệ tại Đồng Quan hồi 6h30 ngày 10/9 là 4,40m (mực nước báo động 2 là 4,40m), Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội phát lệnh báo động lũ...
Tin lũ khẩn cấp trên sông Thao, cảnh báo ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông

Tin lũ khẩn cấp trên sông Thao, cảnh báo ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông

(LĐTĐ) Đêm qua và sáng sớm nay (10/9), ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to. Sáng sớm 10/9, mực nước trên sông Thao tại Lào Cai 86,18m, trên báo động (BĐ) 3 2,68m; tại Bảo Hà 61,81m, trên mức lũ lịch sử năm 2008 (60,93m) 0,88m; tại Yên Bái 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,8m...
Xem thêm
Phiên bản di động