Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hành vi lạm dụng Bảo hiểm Y tế: Ngày càng tinh vi hơn

Lạm dụng quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) không chỉ có ở người tham gia BHYT mà cả ở các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) với nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn và số tiền lạm dụng vào quỹ BHYT cũng tăng từ vài trăm ngàn lên tới vài chục tỉ đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu bệnh nhân nghèo bị lấy đi cơ hội điều trị bệnh, mất cơ hội được cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao hơn…
hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon 99,5% cơ sở y tế đã kết nối hệ thống giám định BHYT
hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon Đẩy mạnh tin học hoá trong công tác giám định BHYT
hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon Thực thi bảo hiểm y tế toàn dân: Cần triển khai linh hoạt

Một người khám, chữa bệnh 27 lượt/tháng

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 7.2016, cả nước có trên 72,8 triệu người tham gia BHYT (tăng khoảng 2,8 triệu người so với năm 2015). Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng chi KCB tại tỉnh đạt 30.372 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42% dự toán Chính phủ giao.

hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon
Người dân xếp hàng chờ làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Còn tính theo tổng số lượt KCB của 6 tháng đầu năm đã tăng 12% so với cùng kỳ năm trước với trên 67,6 triệu lượt KCB. Như vậy tổng số tiền KCB tăng 8.545 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nếu chia theo loại hình chi phí ngoại trú, nội trú thì thấy rõ chi phí gia tăng đột biến tại khu vực KCB nội trú tới 41% và nếu chia theo khu vực chi phí thì chi phí tăng tại khu vực KCB đa tuyến đến nội tỉnh (tức là chi phí của bệnh nhân đi KCB ngoài nơi KCB ban đầu tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh) là 50%.

Trước tình trạng bội chi KCB BHYT năm 2016 đang “hết sức nghiêm trọng”, BHXH Việt Nam dự báo: Nếu số bội chi vượt quá 30%, quỹ BHYT sẽ không đủ nguồn để bổ sung số thiếu hụt này.

Do đó, kiểm soát chặt chi phí KCB BHYT, đặc biệt là minh bạch chi phí đa tuyến khi thực hiện thông tuyến sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH trong những tháng cuối năm.

Theo Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, ngoài nguyên nhân tăng chi phí KCB 6 tháng đầu năm do tăng đối tượng tham gia BHYT (12% với số tiền tương ứng khoảng 2.941 tỉ đồng) hay do tăng giá dịch vụ y tế đồng hạng theo Thông tư 37 lên trên 3.100 tỉ đồng, thì số tiền tăng thêm do tác động của thông tuyến huyện KCB lên đến 1.399 tỉ đồng.

Đơn cử, “chỉ tính riêng trong tháng 7.2016, qua cổng thông tin giám định BHYT, chúng tôi đã phát hiện thấy có trường hợp người có thẻ BHYT đã đi khám bệnh tới 27 lượt trong vòng 1 tháng, thậm chí có buổi sáng, người này còn đi khám 2-3 cơ sở y tế trong cùng một tuyến huyện.

Với mỗi lượt đi khám, họ được cấp 1 đơn thuốc trị giá khoảng 2-300 ngàn đồng. Sau đó, đơn thuốc này có thể được họ mang ra ngoài bán rẻ lại cho các hiệu thuốc với giá chỉ bằng 1 nửa. Như vậy, với việc đi khám bệnh lấy thuốc, họ đã có thể tự tạo ra thu nhập thêm khoảng 2-300 ngàn đồng/ ngày. Ở tỉnh lẻ thì đây là khoản thu nhập không hề nhỏ”- ông Sơn bức xúc chia sẻ.

Thống kê của BHXH Việt Nam đã chỉ rõ, có tới 37 tỉnh có số chi vượt quỹ KCB được giao với số tiền vượt quỹ gần 3.404 tỉ đồng, tăng 22 tỉnh so với cùng kỳ năm 2015 và số tiền bội chi cũng tăng thêm trên 2.897 tỉ đồng.

Toàn bộ 25 tỉnh vượt quỹ trong năm 2015 cũng tiếp tục vượt quỹ ở 6 tháng đầu năm nay, nhiều tỉnh có số vượt quỹ lên đến trên 100 tỉ đồng như Thanh Hóa là 370 tỉ đồng, Nghệ An 351 tỉ đồng, Quảng Nam 238 tỉ đồng, Cà Mau trên 220 tỉ đồng…

Tăng chi 15 tỉ đồng … vì thay vỏ nước cất

Đối với các cơ sở KCB thì việc lạm dụng quỹ BHYT được chỉ rõ trong việc “quá tay” trong chỉ định sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế kỹ thuật cao; sử dụng thuốc có hàm lượng lạ (không phổ biến); thay đổi đóng gói vật tư y tế nhằm tạo thế độc quyền đẩy giá thuốc lên cao; thương mại hóa quá trình KCB; kéo dài thời gian điều trị không cần thiết… với nhiều chiêu lách luật tinh vi hơn.

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn cho hay: “Việc sử dụng nước cất là phổ biến trong các cơ sở y tế. Nhưng chỉ với việc thay đổi hình thức đóng gói từ ống thủy tinh sang dạng ống nhựa mà chi phí cho nước cất pha tiêm được sử dụng tại một số tỉnh, thành phố và BV tuyến Trung ương năm 2014- 2015 đã bị tăng lên khoảng 15 tỉ đồng là điều vô cùng bất hợp lý”.

Theo BHXH Việt Nam, đây một ví dụ điển hình về sự bất hợp lý trong đấu thầu, cung ứng một số loại thuốc, vật tư y tế phục vụ KCB BHYT thời gian qua. Bởi theo thống kê của cơ quan này, với 8 tỉnh trúng thầu nước cất ống nhựa trong năm 2014 và 22 tỉnh trúng thầu năm 2015, tổng giá trị nước cất ống nhựa trúng thầu lên gần 50,7 tỉ đồng.

So với giá nước cất ống thủy tinh vẫn đang được sử dụng phổ biến, giá nước cất pha tiêm loại 5ml dạng ống nhựa cao gấp 2 lần so với dạng ống thủy tinh; loại 10ml có mức cao 1,5 lần. Đặc biệt, nhà cung cấp nước cất ống nhựa nhập khẩu và sản xuất trong nước đều do duy nhất một công ty độc quyền đứng tên đấu thầu.

Theo ông Sơn, số tiền chênh lệch lên tới 15 tỉ đồng chỉ vì sự thay đổi bao bì chưa thật cần thiết. Số tiền đó có thể hỗ trợ trên 24.000 tấm thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, còn nếu sử dụng cho các dịch vụ kỹ thuật cao, có thể tương đương với trên 300 ca đặt stent tim mạch, 3.000 lần chạy thận nhân tạo, cung cấp thuốc cho bệnh nhân lao… mang lại cơ hội sống sót cho hàng nghìn người bệnh.

Dẫn chứng khác cho hành vi lạm dụng BHYT ngày càng tinh vi hơn, ông Sơn cho biết, hiện nhiều cơ sở KCB thay vì xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất KCB bằng hình thức thuê hoặc liên doanh để đặt các máy xét nghiệm hay thiết bị y tế cao cấp, nhiều công ty thiết bị y tế đã chủ động cho các cơ sở KCB mượn không các thiết bị (để đối phó với Thông tư 15 của Bộ Y tế), nhưng kèm theo yêu cầu là cơ sở KCB đó phải sử dụng vật tư hóa chất của nhà cung cấp đó.

Chính vì thế, mà nhiều cơ sở KCB đã chỉ định quá mức cần thiết các dịch vụ chẩn đoán, xét nghiệm không cần thiết cho quá trình khám và điều trị của bệnh nhân như yêu cầu chụp CT, điện tim, xét nghiệm… Đơn cử có 1 tỉnh gần Hà Nội, riêng chi phí chi cho chỉ định điện tim, siêu âm… lên đến 12 tỉ đồng. Mức chi phí này cao bất thường và BHXH Việt Nam đang cho kiểm tra, thẩm định lại…

Hay trong khi thực hiện thống kê các loại thuốc có chi phí lớn nhất do quỹ BHYT thanh toán phục vụ việc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, đưa vào gói dịch vụ y tế cơ bản, BHXH các địa phương đã phát hiện trong 20 loại thuốc có chi phí cao nhất năm 2015, nhiều cơ sở KCB đang sử dụng thuốc Gliatilin (hoạt chất Choline alfoscerate) với chi phí rất lớn.

Mặc dù đây là loại thuốc được chỉ định điều trị đột qụy, chấn thương não sau phẫu thuật thần kinh sọ não (không thuộc nhóm bệnh phổ biến tại Việt Nam), nhưng việc chỉ định Choline alfoscerate lại đang chiếm đầu bảng trong các thuốc chi phí lớn. Chỉ riêng năm 2015, thuốc Gliatilin sử dụng ở các BV tuyến Trung ương đã lên đến 17,4 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, trong các thuốc được cấp số đăng ký có thành phần hoạt chất Choline alfoscerate chỉ có duy nhất 1 số đăng ký là thuốc nhập khẩu là Gliatilin và 7 số đăng ký là thuốc sản xuất trong nước.

Giá thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước cùng hoạt chất này có sự chênh lệch rất lớn. Cùng với hàm lượng ống 100mg/4ml, thuốc sản xuất trong nước có giá từ 32.970- 41.000 đồng/ống; thuốc nhập khẩu có giá 69.300 đồng/ống, cao gần gấp 2 lần…

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Sơn Tây

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương cùng đoàn công tác đến làm việc tại thị xã Sơn Tây về công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và đi kiểm tra đê sông Hồng, đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm, một số điểm ngập lụt trên địa bàn thị xã.
Cấm phương tiện qua đường 413 thuộc thị xã Sơn Tây vì ngập úng

Cấm phương tiện qua đường 413 thuộc thị xã Sơn Tây vì ngập úng

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn thành phố úng ngập. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, Sở GTVT Hà Nội tổ chức phân luồng tại các vị trí bị ngập úng trên tuyến đường thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây.
Đường 419 và 425 thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, phương tiện lưu thông thế nào?

Đường 419 và 425 thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, phương tiện lưu thông thế nào?

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, đường 419 (80 cũ) và đường 425 (74 cũ) thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, phương tiện khó có thể di chuyển. Bởi vậy, Sở GTVT Hà Nội tổ chức cấm các phương tiện lưu thông qua các điểm ngập trên.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 tại Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 tại Thái Nguyên

Chiều 12/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã đến làm việc tại tỉnh Thái Nguyên trực tiếp nắm tình hình; hỗ trợ và chia sẻ với địa phương nhằm sớm khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Chiều 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi nhân dân, động viên các lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang.
Từ Yên Bái Thủ tướng đến Lào Cai thị sát hiện trường vụ sạt lở tang thương tại thôn Làng Nủ

Từ Yên Bái Thủ tướng đến Lào Cai thị sát hiện trường vụ sạt lở tang thương tại thôn Làng Nủ

(LĐTĐ) Chiều 12/9, sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình. Điểm đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là hiện trường vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đã khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Công an quận Thanh Xuân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Công an quận Thanh Xuân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

(LĐTĐ) Nhằm động viên, quan tâm, chia sẻ tới đồng bào, nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề trong bão số 3, Đoàn Thanh niên Công an quận Thanh Xuân xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động "Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt" tại các tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng bão.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động