Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ

Hoàn thiện quy trình cấp cứu, xử lý bệnh

Đột quỵ rất nguy hiểm cho người bệnh đồng thời để lại gánh nặng cho an sinh xã hội nếu không được phát hiện và xử lý nhanh. Trong cuộc sống hiện đại, bệnh đột quỵ có chiều hướng gia tăng vì nhiều nguyên nhân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, Bộ Y tế đã có dự thảo thông tư quy định bệnh viện các tuyến phải thành lập đội hoặc trung tâm đột quỵ.
Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ dịp Tết
Tăng nguy cơ đột quỵ khi thay đổi thời tiết

Tính bức thiết

Hoàn thiện quy trình cấp cứu, xử lý bệnh
Bác sĩ Vũ Đức Định, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện E

Theo tài liệu của cơ quan y tế, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Nguy hại hơn, bệnh đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế cho bệnh nhân. Theo một thống kê mới của các nhà khoa học Mỹ, mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút trôi qua lại có 1 người tử vong do đột quỵ. Đây là căn bệnh rất phổ biến bởi nguy cơ bị đột quỵ trong cộng đồng là 20%, tức là trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.

Thêm vào đó, trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tử vong, 1/3 bị tàn phế nặng, và 1/3 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và các lần đột quỵ tái phát làm nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn. Căn bệnh đột quỵ đòi hỏi chi phí y tế rất cao: Điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng sau đột quỵ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình, là gánh nặng cho xã hội...

Theo dự thảo thông tư của Bộ Y tế, đội đột quỵ là một đội phản ứng nhanh về đột quỵ do bệnh viện thành lập, có chức năng tiếp cận, phân loại, xử trí cấp cứu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh về trung tâm đột quỵ hoặc các đơn vị đột quỵ. Đội đột quỵ có nhiệm vụ cấp cứu, chẩn đoán, điều trị các bệnh nhân đột quỵ. Cụ thể: Tiếp cận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh nhân đột quỵ cấp; tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại cộng đồng và tuyến dưới khi có yêu cầu; thông báo nhanh về tình trạng người bệnh đột quỵ cho cơ sở khám, chữa bệnh có đơn vị đột quỵ, trung tâm đột quỵ hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

Về điều kiện hoạt động, đội đột quỵ là một nhóm đa lĩnh vực, gồm có ít nhất 1 bác sỹ và 1 điều dưỡng được đào tạo về cấp cứu đột quỵ do bệnh viện thành lập. Thành viên của đội đột quỵ là các nhân viên của đơn vị đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ hoặc khoa hồi sức - cấp cứu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đội đột quỵ có nhiệm vụ cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cấp. Khi tiếp nhận bệnh nhân phải chẩn đoán xác định nhanh, điều trị nội khoa đột quỵ, điều trị các biến chứng, bệnh lý kèm theo và phục hồi chức năng cho người bệnh. Phối hợp với khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức trong thực hiện các can thiệp ngoại khoa trong điều trị đột quỵ.

Hoàn thiện quy trình cấp cứu, xử lý bệnh
Bác sĩ Định thăm khám một bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu sớm

Dự thảo cũng nêu rõ, khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo về tình trạng người bệnh đột quỵ cho cơ sở khám, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh. Ngoài các nhiệm vụ chuyên môn, đội đột quỵ còn phải thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng, chống đột quỵ cho người dân…

Khó khăn và thuận lợi

Theo bác sĩ Vũ Đức Định, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện E, đột quỵ là sự cố đột ngột nguy hiểm của hệ tuần hoàn não, làm ngưng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não. Bệnh đột quỵ được phân thành hai thể là xuất huyết não (vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (nghẽn mạch máu não). Trong đó thể đột quỵ nhồi máu não phổ biến hơn chiếm 80% các trường hợp.

Đột quỵ não là biểu hiện triệu chứng đột ngột xảy ra do tổn thương ở não, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng gặp nhiều hay thay đổi thời tiết đột ngột (nóng quá hoặc lạnh quá). Theo thống kê, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ, riêng Việt Nam, có khoảng 200.000 người, trong đó tỷ lệ tử vong là 50%.

Tại Bệnh viện E, trong một năm có từ 300 đến 400 ca bệnh đột quỵ được chuyển đến. Vậy nhưng vì nhiều lí do khác nhau, rất đông bệnh nhân được chuyển đến khi đã rơi vào tình trạng nguy kịch, tức là sau nhiều giờ mới được chuyển đến. Khi ấy tử vong là điều khó tránh khỏi. Chính vì lẽ đó, lãnh đạo Bệnh viện E đã có chủ trương tuyên truyền với người nhà bệnh nhân đang điều trị về cách xử lý khi có người nhà bị đột quỵ hy vọng giảm thiểu những hậu quả từ căn bệnh này.

“Với đặc thù đột quỵ thường xảy ra với người nhiều tuổi (nam là 45, nữ là 55), khi bệnh nhân đột quỵ, bằng mọi cách người thân phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất trước 3 giờ đồng hồ kể từ khi đột quỵ. Như vậy cơ may cứu sống và hồi phục sẽ rất cao. Nếu muộn hơn, khả năng bệnh nhân tử vong hoặc tàn phế, nằm liệt giường là điều khó tránh khỏi. Việc thành lập trung tâm hoặc đội phản ứng nhanh chuyên nghiệp hơn để xử lý đột quỵ là hết sức cần thiết trong lúc này”, bác sĩ Định chia sẻ.

Theo tìm hiểu của PV, ở bệnh viện các tuyến đều có khoa hồi sức, khoa thần kinh để xử lý về đột quỵ. Trong thời điểm hiện tại, vì nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, lạm dụng chất kích thích, thực phẩm không sạch… khiến bệnh đột quy gia tăng khó kiềm chế. Với quy chế hoạt động cũ, việc khống chế và xử lý đột quỵ sẽ khó tránh khỏi nhưng bất cập. Ở nhiều bệnh viện, các bệnh nhân đột quỵ đến cơ sở y tế quá muộn (sau 3 giờ đồng hồ) nếu may mắn không tử vong cũng sẽ rơi vào tình trạng liệt nửa người, khó phát âm, thậm chí là nằm liệt giường cả chục năm trời để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo ý kiến của nhiều bác sĩ, dự thảo thông tư mới này có ưu điểm là các bệnh viện sẽ có một bộ máy hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hơn cả về mặt nhân sự lẫn quy trình cấp cứu, xử lý bệnh. Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền qua nhiều hình thức: báo chí, tờ rơi, các cuộc họp tổ dân phố nhằm để người dân nhận thức rõ hơn về đột quỵ và cách xử trí.

Phước Long

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Khi có báo cháy, xe chuyên dụng chữa cháy di chuyển đến các điểm ở xa thì cơ bản đám cháy đã cháy xong...
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

(LĐTĐ) Chiều 3/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã sử dụng ứng dụng VNECSGT trong tuần tra, kiểm soát liên tuyến, tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; đồng thời thành lập 3 tổ kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương. Kết quả, trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 đến 3/9, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trên tuyến quốc lộ 1).
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.
Cập nhật di chuyển cơn bão số 3 Yagi trên biển Đông

Cập nhật di chuyển cơn bão số 3 Yagi trên biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15km/h.
Hà Nội số hóa 3D biệt thự cũ nhóm 1 để chỉnh trang, bảo tồn

Hà Nội số hóa 3D biệt thự cũ nhóm 1 để chỉnh trang, bảo tồn

(LĐTĐ) Nhằm có cơ sở để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành, Hà Nội triển khai việc thiết lập hồ sơ quản lý, cơ sở dữ liệu, số hóa 3D đối với biệt thự thuộc nhóm 1 và xây dựng phần mềm quản lý nhà biệt thự.
Nghệ An: 1.825 lượt chiến sĩ tham gia tuần tra, kiểm soát giao thông dịp nghỉ lễ 2/9

Nghệ An: 1.825 lượt chiến sĩ tham gia tuần tra, kiểm soát giao thông dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 - 3/9), lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức 461 ca tuần tra, kiểm soát với 1.825 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia.

Tin khác

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Từ 23/5 đến hết ngày 27/8 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có 432 trường hợp mắc bệnh sởi.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về các kiến thức chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, vừa qua, Trung tâm Y tế quận Hà Đông phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Phú La tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động