Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 ở Hà Nội

Học sinh gồng mình “chạy nước rút”

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là các em học sinh lớp 9 sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đa phần các em đã học được khoảng 2/3 chương trình, trang bị những kiến thức cơ bản và bước sang giai đoạn ôn luyện kết hợp với hoàn thiện việc trang bị kiến thức còn thiếu.
hoc sinh gong minh chay nuoc rut Học sinh khá, giỏi có thể được tuyển thẳng đại học 2019
hoc sinh gong minh chay nuoc rut Hà Nội dẫn đầu cả nước trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

“Quên” Tết để ôn thi vào lớp 10

Tháng 10/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội chính thức công bố phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 – 2020. Theo đó, học sinh sẽ thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một trong số 6 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3/2019. Những thay đổi này ít nhiều đã tạo ra sự lo lắng, hoang mang và áp lực không nhỏ cho nhiều học sinh, phụ huynh khi phải đối mặt với kỳ thi này.

Chị Nguyễn Thị Công (có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cho biết: “Để đánh giá thì tôi thấy kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội còn áp lực hơn cả thi Đại học nên phụ huynh rất căng thẳng, không biết các con có kịp thích ứng với những thay đổi của kỳ thi hay không. Bản thân tôi xác định, không chỉ phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, kiến thức còn là nền tảng cho những năm học cấp 3 và sau này nên việc chuẩn bị tâm lý, kiến thức và chủ động tìm hiểu thông tin về kỳ thi là điều rất cần thiết mà mọi phụ huynh nên làm”.

hoc sinh gong minh chay nuoc rut
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 – 2019 tại Hà Nội.

Theo ghi nhận, sau kỳ nghỉ Tết, các em học sinh bắt đầu bước vào giai đoạn “nước rút”, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 2 và 3/6. Năm nay, kỳ thi có nhiều thay đổi và được đánh giá là căng thẳng hơn so với các năm trước. Hiện tại nhiều em học sinh đang “tăng tốc” với môn Ngoại ngữ và chờ đợi môn thi thứ 4 sắp được công bố.“Kể từ lúc biết thông tin, chúng em đã bắt đầu ôn luyện theo hướng dẫn của các thầy cô. Hiện tại cá nhân em vẫn còn nhiều lo lắng nhưng em sẽ cố gắng học tập và thi thật tốt” –Nguyễn Thành Nam (học sinh Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) chia sẻ.

Cùng tâm trạng như Nam, Minh An (học sinh Trường THCS Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm) cho biết em và các bạn trong lớp đã được cô giáo nhắc nhở không được lơ là với môn học nào vì ngoài 3 môn đã biết thì môn thi thứ 4 vẫn còn đang “bỏ ngỏ”. Tuy nhiên, việc ôn tập đủ 9 môn khiến Minh An hầu như không có thời gian nghỉ ngơi. Những ngày nghỉ Tết vừa qua, thay vì đi chơi, phần lớn thời gian Minh An đều dành để nhờ chị họ là sinh viên đại học bổ túc thêm cho môn tiếng Anh.

Chắc kiến thức, học theo sơ đồ tư duy

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm hoc 2019 – 2020 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, năm học 2018 – 2019, dự kiến toàn thành phố sẽ có 101.460 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS, theo dự kiến khoảng 60% đến 62% số học sinh tuyển vào các trường THPT công lập, 20% số học sinh tuyển vào trường THPT tư thục, 10% số học sinh tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và từ 8% đến 10% số học sinh tham gia học nghề. Như vậy, năm học 2019 – 2020, dự kiến các trường THPT công lập ở Hà Nội sẽ tuyển khoảng 60.900 đến 62.900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018 – 2019).

Trước những lo lắng, căng thẳng của hầu hết học sinh và phụ huynh, nhiều thầy cô giáo khẳng định, chỉ cần các em nắm chắc kiến thức và học theo sơ đồ tư duy thì chuyện đối mặt với bất kỳ sự thay đổi nào không phải là vấn đề. “Công thức” này có thể áp dụng đối với tất cả các môn thi. Cô giáo Nguyễn Thu Trang (Giáo viên bộ môn Ngữ Văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho biết: Nhiều người cho rằng, học Văn là lãng mạn, không cần rành mạch, học và viết theo cảm hứng nhưng điều này là quan niệm sai lầm mà đa số học sinh, phụ huynh. Không chỉ các môn Tự nhiên, môn Văn cũng đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic. Với hệ thống ý chính được vạch thành sơ đồ, các em vừa dễ dàng nắm chắc nội dung vừa triển khai ý từ đoạn văn, bài văn nhanh, đầy đủ, cô đọng và súc tích.

Chỉ ra một số quan niệm sai lầm về môn Văn của đa học sinh và phụ huynh như: Viết văn là “chém gió”, viết văn dài kiểu gì cũng trúng ý, học văn là học thuộc, nước đến chân mới nhảy và môn Văn là lãng mạn nên mỗi thầy cô chấm một kiểu… cô Trang hướng cho học sinh và phụ huynh thay đổi cách nhìn nhận về môn Văn và việc học môn học này.“Bất kể là Văn hay môn thi nào khác, đáp án của đề thi đều có barem chấm điểm rõ ràng. Chính vì vậy, với môn Văn, dù viết hay, bay bổng, lãng mạn và dài thế nào nhưng không đủ ý thì vẫn bị mất điểm. Các em nên lập sơ đồ kiến thức trong quá trình học để thu lại hiệu quả học cao nhất” – cô Trang chia sẻ.

Đồng quan điểm về áp dụng tư duy logic và việc xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy trong quá trình học, thầy Hồng Trí Quang (Giáo viên môn Toán của Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho rằng, học sinh cần nắm vững kiến thức trọng tâm. Nhiệm vụ của các em là chia nhỏ và tích lũy dần kiến thức; học cuốn chiếu và kết thúc chuyên đề nào chắc chắn chuyên đề ấy. Trên cơ sở các kiến thức trọng tâm này, học sinh sẽ dễ dàng hệ thống hóa thành lộ trình học tập đối với từng dạng bài, từng mảng kiến thức.

Ngoài ra, thầy Quang cũng đưa ra những chia sẻ rất cụ thể về cách học cũng như khoanh vùng kiến thức đối với môn Toán. Với phần Đại số, học sinh làm bài tập nhiều, cẩn thận từng bước và hạn chế tối đa sai sót. Ở phần Hình học, từng bước khai thác đề bài theo hướng tư duy suy luận ngược, học sinh sẽ lần lượt tìm ra vấn đề cần giải quyết. Thầy Quang đặc biệt lưu ý, việc trình bày trong môn thi Toán rất quan trọng. Học sinh cần trình bày cẩn thẩn, chắc chắn từng bước, tránh tư duy nhanh nhưng làm ẩu, tắt bước dẫn tới mất điểm. Trong quá trình học, hãy học từ sai lầm của bản thân và của bạn bè để rút ra kinh nghiệm.

Bày tỏ quan điểm về vai trò của phụ huynh đối với việc đồng hành và định hướng cho con trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, thầy Quang cho rằng, phụ huynh nên là người giúp con tự nâng cao ý thức học và đủ sự yêu thích, đam mê với việc học thay vì cưỡng ép. Cũng theo thầy Hồng Trí Quang, phụ huynh nên cùng con cái thảo luận, đưa ra lộ trình học tập.

Khi đã đặt được lộ trình thì cả phụ huynh và con đều cam kết thực hiện không lùi bước. Lộ trình mà thầy Quang gợi ý cho phụ huynh và học sinh là lộ trình xoắn ốc, tức là học kiến thức cơ bản – học nâng cao chuyên đề và trộn vào với nhau, luyện đề và làm bài thi thử.

Còn theo cô giáo Phạm Thúy Ngọc (Hiệu phó Trường THCS Trung Tú, Hà Nội), việc xây dựng lộ trình học tập phù hợp rất quan trọng; đặc biệt trong hoàn cảnh tháng 3 các em mới biết môn thi cuối cùng. Đặc biệt, sự đồng hành của phụ huynh cùng các con là vô cùng cần thiết. “Trước mỗi bài học, các em nên đọc trước 2 – 3 lần tại nhà, vạch trước kiến thức trọng tâm.

Sau khi học xong tại lớp, các em tự xây dựng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trọng tâm. Môn thi cuối cùng sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm nên chỉ cần nắm chắc kiến thức trọng tâm và kỹ năng làm bài trắc nghiệm thì không gì có thể làm khó được các em” – cô Ngọc chia sẻ.

Bên cạnh đó, với cương vị một phụ huynh từng có con tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, cô Ngọc mong rằng các phụ huynh hãy dành thời gian quan tâm, chăm sóc tới chế độ ăn uống, tạo tinh thần thoải mái nhất cho các con để các con có thể tự tin bước qua ngưỡng cửa này.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương ký kết chương trình phối hợp công tác

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương ký kết chương trình phối hợp công tác

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Tổng Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2024 - 2028.
Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ ở nhiều quận, huyện giáp sông Hồng

Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ ở nhiều quận, huyện giáp sông Hồng

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội ban hành Lệnh rút báo động I trên sông Hồng, tại địa phận các quận, huyện tiếp giáp sông Hồng.
Hà Nội: Khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống

Hà Nội: Khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ chiều nay (13/9), chính thức khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống.
Công an các huyện ngoại thành nỗ lực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Công an các huyện ngoại thành nỗ lực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Công an các huyện ngoại thành Hà Nội đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; khẩn trương hỗ trợ sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
LĐLĐ quận Tây Hồ trao quà cho các lực lượng tham gia phòng, chống lũ

LĐLĐ quận Tây Hồ trao quà cho các lực lượng tham gia phòng, chống lũ

(LĐTĐ) Trong 2 ngày (12 - 13/9), LĐLĐ quận Tây Hồ phối hợp với 6 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đến thăm, tặng quà cho đoàn viên, công nhân, viên chức, game bài uy tín (CNVCLĐ) và lực lượng thực hiện ứng trực phòng, chống lũ tại 5 phường ven sông Hồng trên địa bàn quận (Yên Phụ, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Phú Thượng).
153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Tính đến 10h hôm nay (13/9), có 153 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp.
Hà Nội tập trung cao độ “cứu” tối đa cây xanh bị gãy, đổ

Hà Nội tập trung cao độ “cứu” tối đa cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ khắc phục hậu quả hệ thống cây xanh bị gãy, đổ trên toàn địa bàn Thành phố; “cứu” tối đa các cây, với dự kiến có khoảng 3 nghìn cây có thể “cứu” (trong đó có 100 cây quý hiếm).

Tin khác

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vào 9h hôm nay (11/9), toàn Thành phố có 126 trường học tạm dừng đón học sinh học tập trực tiếp tại trường do ảnh hưởng của mưa lớn.
Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

(LĐTĐ) Trong sáng 10/9, nhiều trường học tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã đón người dân tại các khu vực ngập lụt tới ở tạm trong nhà đa năng, phòng họp của trường.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên tạm nghỉ hoặc học trực tuyến để đảm bảo an toàn

Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên tạm nghỉ hoặc học trực tuyến để đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của mưa lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học, nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thông báo cho sinh viên tạm nghỉ học, hoặc chuyển sang học trực tuyến.
Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Các khoản thu đầu năm học phải được nhà trường công bố bằng văn bản tới phụ huynh, không để xảy ra bất kỳ trường hợp sai phạm nào về việc thực hiện các khoản thu gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

(LĐTĐ) Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

(LĐTĐ) Với quyết tâm không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa đón học sinh trở lại trường, vừa rà soát toàn diện, nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Xem thêm
Phiên bản di động