Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Học sinh Nhật Bản học gì trong môn Lịch sử?

Ở Nhật Bản hiện tại, giáo dục lịch sử có một vị trí quan trọng trong trường phổ thông và được thực hiện ở cả ba cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông.
“Khai tử” môn Lịch sử: Càng lo mất gốc
Môn lịch sử còn bị xem là môn phụ

Giáo dục lịch sử ở đây được thực hiện thông qua môn Nghiên cứu xã hội (Xã hội) và môn Lịch sử. Vì vậy trên thực tế ở trường phổ thông Nhật Bản tồn tại hai kiểu giáo dục lịch sử: Giáo dục lịch sử trong môn Lịch sử và giáo dục lịch sử trong môn Nghiên cứu xã hội.

Bậc Tiểu học: Giáo dục lịch sử trong môn Nghiên cứu xã hội

Từ sau 1945, giáo dục tiểu học ở Nhật kéo dài 6 năm. Trước thập niên 90 của thế kỉ XX, môn Nghiên cứu xã hội có ở cả lớp 1 và lớp 2 tuy nhiên sau đó nó được thay thế bằng môn Đời sống.

Trong chương trình hiện nay, giáo dục lịch sử được bắt đầu từ lớp 3 trong môn Nghiên cứu xã hội. Đây là môn học có tính tổng hợp cao, bao hàm trong nó cả lịch sử, địa lý, công dân.

Mục tiêu của môn học này là nhằm “làm cho học sinh có hiểu biết về đời sống xã hội, giáo dục hiểu biết và tình yêu đối với lịch sử và lãnh thổ nước ta, giáo dục nền tảng phẩm chất công dân cần thiết với tư cách là người xây dựng nên quốc gia-xã hội hòa bình dân chủ và sống trong cộng đồng quốc tế”.

lịch sử, Nhật Bản, học sinh, THPT, THCS, tiểu học, địa lý

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát này, bản chương trình (có tên gọi “Hướng dẫn học tập”) xác định mục tiêu và nội dung học tập ở từng khối lớp.

Lớp 3 và lớp 4 có mục tiêu: (1) Học sinh có hiểu biết về tình hình sản xuất của địa phương và đời sống tiêu dùng cùng các hoạt động nhằm bảo vệ đời sống khỏe mạnh của mọi người, bảo vệ môi trường sống tốt đẹp. (2) Học sinh có hiểu biết về môi trường địa lý của địa phương, sự biến đổi của đời sống con người và game bài uy tín của những người đi trước đã nỗ lực vì sự phát triển của địa phương. (3) Quan sát, điều tra các hiện tượng xã hội ở địa phương đồng thời sử dụng có hiệu quả bản đồ và các tư liệu cụ thể khác, giáo dục năng lực tư duy, năng lực biểu hiện những gì điều tra được, suy ngẫm về đặc trưng và mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội của địa phương.

Lớp 5 có mục tiêu: (1) Học sinh hiểu biết về lãnh thổ nước ta, mối quan hệ giữa môi trường lãnh thổ và đời sống quốc dân, làm sâu sắc mối quan tâm về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giáo dục tình yêu đối với lãnh thổ. (2) Học sinh có hiểu biết về tình hình sản xuất của nước ta và mối quan hệ giữa sản xuất và đời sống quốc dân, có mối quan tâm tới sự phát triển của sản xuất của nước ta và sự tiến triển của thông tin hóa trong xã hội. (3) Điều tra cụ thể về các hiện tượng xã hội, đồng thời sử dụng có hiệu quả các tư liệu cơ bản các loại như bản đồ, quả địa cầu, số liệu thống kê, giáo dục năng lực biểu hiện những gì điều tra được, suy ngẫm được và năng lực tư duy về ý nghĩa của các hiện tượng xã hội.

Bậc Trung học cơ sở: “Lĩnh vực lịch sử” có 4 mục tiêu

Trong ba năm trung học cơ sở, học sinh sẽ học “lĩnh vực Lịch sử”, một bộ phận thuộc môn Nghiên cứu Xã hội.

Môn Nghiên cứu xã hội được giảng dạy ở cấp học này nhằm mục tiêu: “Nâng cao mối quan tâm đối với xã hội dựa trên tầm nhìn rộng lớn, khảo sát đa diện, đa góc độ dựa trên các tư liệu, làm sâu sắc sự lý giải và tình yêu đối với lịch sử và lãnh thổ nước ta, nuôi dưỡng văn hóa nền tảng với tư cách là công dân, giáo dục nền tảng phẩm chất công dân cần thiết với tư cách là người xây dựng nên quốc gia - xã hội hòa bình, dân chủ và sống trong cộng đồng quốc tế”.

Dựa trên mục tiêu tổng quát đó, “lĩnh vực lịch sử” sẽ đảm nhận 4 mục tiêu sau:

(1) Nâng cao mối quan tâm đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử, làm cho học sinh lý giải dòng chảy lớn của lịch sử nước ta, lịch sử thế giới dựa trên bối cảnh và đặc trưng từng thời đại, thông qua đó làm cho học sinh đứng trên cái nhìn rộng lớn để tư duy về đặc trưng truyền thống và văn hóa nước ta đồng thời làm sâu sắc tình yêu đối với lịch sử nước ta, giáo dục sự tự giác với tư cách là công dân.

(2) Làm cho học sinh có hiểu biết và giáo dục thái độ tôn trọng đối với các nhân vật lịch sử đã cống hiến cho quốc gia - xã hội, sự phát triển của văn hóa và đời sống của mọi người cũng như các di sản văn hóa được truyền tới hiện tại trong mối quan hệ với thời đại và địa phương đó.

(3) Làm cho học sinh lý giải được đại thể về giao lưu quốc tế và giao lưu văn hóa trong lịch sử, tư duy về mối quan hệ qua lại sâu sắc giữa lịch sử và văn hóa nước ta với các nước khác đồng thời làm cho có mối quan tâm tới văn hóa, đời sống của dân tộc khác, giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế.

(4) Nâng cao mối quan tâm, hứng thú đối với lịch sử thông qua học tập các sự kiện, hiện tượng cụ thể và lịch sử của địa phương gần gũi, sử dụng các tư liệu phong phú để khảo sát đa diện, đa góc độ các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đưa ra sự phê phán công bằng và giáo dục thái độ, năng lực biểu hiện phù hợp.

Về nội dung, khác với tiểu học, nội dung lịch sử không được bố trí theo từng khối lớp mà được xây dựng cho toàn khối.

lịch sử, Nhật Bản, học sinh, THPT, THCS, tiểu học, địa lý

Bậc Trung học phổ thông: Môn Lịch sử - Địa lý

Bậc học Trung học phổ thông Nhật Bản kéo dài 3 năm, tùy theo từng trường mà có các ban khác nhau nhưng thông thường sẽ có các ban: Tổng hợp, phổ thông và nghề nghiệp (còn gọi là ban chuyên môn).

Ở Trung học phổ thông sẽ có một hệ thống các môn bắt buộc và tự chọn (tương ứng theo ban) cho học sinh lựa chọn.

Giáo dục lịch sử ở cấp THPT được thực hiện trong môn giáo khoa có tên Lịch sử - Địa lý.

Đối với phân môn Lịch sử trong môn giáo khoa này, nó được phân chia thành 4 môn học nhỏ cho học sinh lựa chọn tương ứng với năng lực và nguyện vọng của bản thân là: Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B. Trong đó học sinh bắt buộc phải chọn một môn Lịch sử thế giới và một môn Lịch sử Nhật Bản.

Về mục tiêu, ngoài mục tiêu tổng quát chung cho môn học Lịch sử - Địa lý, còn có mục tiêu của từng phân môn.

Dưới đây là mục tiêu của từng môn học cụ thể nằm trong môn Lịch sử - Địa lý trích từ bản Hướng dẫn học tập hiện hành.

Lịch sử thế giới A: Dựa trên các tư liệu làm cho học sinh lý giải lịch sử thế giới với trung tâm là lịch sử cận hiện đại trong mối quan hệ với các điều kiện địa lý và lịch sử Nhật Bản, giáo dục năng lực tư duy lịch sử thông qua việc cho học sinh khảo sát từ quan điểm lịch sử các vấn đề của xã hội hiện đại, giáo dục phẩm chất và sự tự giác với tư cách là công dân Nhật Bản sống một cách chủ thể trong cộng đồng quốc tế.

Lịch sử thế giới B: Làm cho học sinh lý giải cơ cấu lớn và sự triển khai của lịch sử thế giới dựa trên các tư liệu trong mối quan hệ với các điều kiện địa lý và lịch sử Nhật Bản, thông qua khảo sát từ tầm nhìn rộng lớn tính đa dạng, phức hợp của văn hóa và đặc trưng của thế giới hiện đại mà giáo dục năng lực tư duy lịch sử, giáo dục phẩm chất và sự tự giác với tư cách là công dân Nhật Bản sống một cách chủ thể trong cộng đồng quốc tế.

Lịch sử Nhật Bản A: Dựa trên các tư liệu, tạo ra mối quan hệ giữa lịch sử cận hiện đại nước ta và các điều kiện địa lý, lịch sử thế giới, làm cho học sinh chú ý và khảo sát các vấn đề hiện đại, từ đó giáo dục năng lực tư duy lịch sử, giáo dục phẩm chất và sự tự giác với tư cách là công dân Nhật Bản sống một cách chủ thể trong cộng đồng quốc tế.

Lịch sử Nhật Bản B: Dựa trên các tư liệu cho học sinh khảo sát tổng hợp về sự triển khai lịch sử nước ta trong mối liên quan với các điều kiện địa lý và lịch sử thế giới, làm sâu sắc nhận thức về đặc trưng truyền thống và văn hóa nước ta, nuôi dưỡng tư duy lịch sử và giáo dục phẩm chất, lòng tự giác với tư cách là công dân Nhật Bản sống một cách chủ thể trong xã hội quốc tế.

Theo Nguyễn Quốc Vương/ Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (Kế hoạch).
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ dự báo và diễn biến thời tiết ảnh hưởng bởi bão số 3; tập trung các phương án phòng, chống úng ngập nội thành, ngoại thành; bảo đảm an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân…
Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

Hà Nội: Tập trung thực hiện chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy biên chế thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LĐTĐ) Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố các quyết định về việc bổ nhiệm trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

(LĐTĐ) Ngày mai (5/9), cùng với học sinh cả nước, gần 2,3 triệu học sinh phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hòa chung không khí hân hoan chào đón Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trường học đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho sự kiện này; đồng thời xây dựng kế hoạch, ưu tiên triển khai mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá

(LĐTĐ) Chiều 4/9, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch giấu giá biển số xe ô tô thuộc phiên đấu giá thứ 5.

Tin khác

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

Nhiều kỳ vọng, quyết tâm trong năm học mới

(LĐTĐ) Ngày mai (5/9), cùng với học sinh cả nước, gần 2,3 triệu học sinh phổ thông và trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hòa chung không khí hân hoan chào đón Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, các địa phương, trường học đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho sự kiện này; đồng thời xây dựng kế hoạch, ưu tiên triển khai mọi biện pháp, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng

Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng

(LĐTĐ) Các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 gọn nhẹ, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.
Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo về cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, hỗ trợ học sinh khó khăn và tạo môi trường học an toàn, hạnh phúc.
Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

Sẵn sàng tâm thế vào năm học mới

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024 đã khép lại với nhiều kết quả toàn diện. Bên thềm khai giảng, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng về cơ bản đã sẵn sàng tâm thế để bước vào năm học mới 2024 - 2025 với nhiều kỳ vọng thành công.
Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

50 lời chúc ý nghĩa cho ngày khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng tràn ngập hứng khởi sắp đến ngày khai giảng năm học 2024 - 2025, hãy dành cho thầy cô và các em học sinh những lời chúc tốt đẹp nhất, kỳ vọng một năm học mới với nhiều niềm vui và thành công.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(LĐTĐ) Các đơn vị cần chủ động và có kế hoạch triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, tổ chức thi thử khi có điều kiện.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT cần chủ động phối hợp với Sở Y tế và cơ quan chức năng tại địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh để kịp thời phát hiện những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...
Xem thêm
Phiên bản di động