Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hội nghị G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu

Suy thoái kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng được cho sẽ là các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp tại Bali.
Các nhà lãnh đạo G7 cam kết hỗ trợ 28 tỷ euro cho ngân sách Ukraine Thượng đỉnh G7 bế mạc với nỗi lo bao trùm về cuộc chiến tại Ukraine

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 7-8/7 tới tại đảo Bali của Indonesia sẽ tìm cách giải quyết một loạt thách thức mà cả thế giới đang phải đối mặt.

Dù rằng nguy cơ đối đầu Nga-phương Tây phủ bóng đen lên hội nghị, nhưng những nỗ lực của nước chủ nhà Indonesia làm dấy lên hy vọng diễn đàn này sẽ mở ra bước tiến trong giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt là cuộc xung đột tại Ukraine.

Hội nghị G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu
(Ảnh nguồn: g20.org)

Với chủ đề “Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn,” Hội nghị Ngoại trưởng G20 năm 2022 nhằm mục đích tăng cường hợp tác thông qua đối thoại để hồi sinh chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu.

Suy thoái kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng được cho sẽ là các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp tại Bali.

Hội nghị cũng là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11 tới cũng tại hòn đảo du lịch này của Indonesia.

Trong một phát biểu ngày 30/6, bà Dian Triansyah Djani, đồng Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao G20, cho biết hội nghị sẽ không ra văn bản hoặc thông cáo chính thức, nhưng những vấn đề được đưa ra thảo luận sẽ giúp tăng cường hợp tác cụ thể giữa các quốc gia trong tương lai. Bà cho biết trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra nhiều cuộc gặp song phương và bên lề.

Nhờ nỗ lực tham vấn và kết nối tích cực của nước chủ nhà Indonesia, tất cả các thành viên G20 đều xác nhận cử ngoại trưởng tham dự hội nghị lần này.

Theo các nhà phân tích, việc quy tụ được đại diện của tất cả các nước thành viên giữa những lời kêu gọi, sức ép đòi tẩy chay và loại Nga ra khỏi G20 đã là một thành công đáng kể của Indonesia cho đến thời điểm này, với tư cách người cầm lái nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay.

Trong một tuyên bố ngày 1/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đánh giá cao cam kết tham dự của những người đồng cấp, cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lạc quan rằng các nhà lãnh đạo G20 có thể thể hiện vai trò của mình trong việc kiến tạo hòa bình thế giới.

Bà Retno nhấn mạnh: “Tình hình thế giới đang thực sự rất khó khăn, chúng ta cần hợp tác để thực hiện các cam kết vì hòa bình và nhân loại. Thế giới đang chờ đợi các nhà lãnh đạo G20 thể hiện vai trò lãnh đạo vì hòa bình, nhân loại và thịnh vượng.”

Với tư cách là Chủ tịch G20 năm 2022, Indonesia cũng mời Ukraine tham dự. Dù chưa rõ đại diện Kiev sẽ tham dự trực tiếp hay trực tuyến, nhưng như vậy hội nghị lần này đánh dấu lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngoại giao Nga và Ukraine cùng có mặt tại một diễn đàn quan trọng kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng Hai vừa qua.

Do đó, những phản ứng tại phiên phát biểu của Ngoại trưởng Nga và Ukraine, khả năng xảy ra đấu khẩu căng thẳng giữa đại diện phương Tây và Moskva sẽ là những điều dư luận quan tâm hiện nay.

Hội nghị có thể không đạt kết quả cụ thể, nhưng cách tiếp cận cân bằng của Jakarta đã làm hài lòng cả những nước ủng hộ sự tham gia của Nga trong G20 cũng như các nước phương Tây khi tạo cơ hội để Moskva và Kiev bày tỏ ý kiến tại diễn đàn này.

Trước cuộc gặp tại Bali, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Đức và đến thăm cả Kiev và Moskva để gặp gỡ lãnh đạo cao nhất của hai nước.

Hội nghị G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi sứ mệnh trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine chưa mang lại đột phá, kết quả chuyến công du châu Âu của nhà lãnh đạo quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á có thể tạo tiền đề giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay.

Trước lời kêu gọi của Indonesia, G7 đã nhất trí không áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các mặt hàng ngũ cốc và phân bón của Nga.

Đặc biệt, Tổng thống Widodo cũng nhận được sự đảm bảo an ninh của người đồng cấp Nga Vladimir Putin đối với nguồn cung thực phẩm và phân bón từ cả Ukraine và Nga.

Chuyến thăm con thoi cả Ukraine và Nga của Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong các ngày 29 và 30/6 có lẽ là động thái ngoại giao đáng chú ý nhất cho đến nay của một nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh rằng Tổng thống Widodo đã quyết định "nỗ lực đóng góp vào việc giải quyết xung đột hơn là im lặng.”

Bản thân Tổng thống Widodo cũng cho biết nhiệm vụ của ông là đề nghị cả hai nhà lãnh đạo "mở cửa cho một cuộc đối thoại vì hòa bình."

Dự kiến bên lề hội nghị ngoại trưởng G20, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị sẽ có cuộc gặp nhằm thảo luận về các biện pháp giảm căng thẳng và tăng cường hợp tác.

Cụ thể, hai quan chức ngoại giao sẽ gặp gỡ để tìm ra những "phương án có trách nhiệm" nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như chống biến đổi khí hậu, chống ma túy xuyên quốc gia và an ninh sức khỏe toàn cầu cũng được thảo luận.

Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này cho biết, ông Vương Nghị và người đồng cấp Mỹ sẽ "trao đổi quan điểm về tình trạng quan hệ Mỹ-Trung, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực.”

Phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á, ông Daniel Kritenbrink bảy tỏ "hy vọng tại cuộc gặp, hai bên sẽ có thể trao đổi về các biện pháp nhằm bảo đảm rằng cạnh tranh Mỹ-Trung không dẫn đến sai lầm hay đối đầu. Mỹ cũng sẽ cam kết tiếp tục tìm hiểu các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác."

Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc gặp giữa ngoại trưởng 3 nước tại Bali.

Nội dung chính trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm 3 bên này được cho sẽ là các vấn đề liên quan tới Triều Tiên.

Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cùng người đồng cấp Mỹ Blinken và ông Park Jin, người vừa nhậm chức Ngoại trưởng Hàn Quốc hồi tháng Năm vừa qua trong chính phủ của Tổng thống Yoon Suk-yeol./.

Theo Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 775,5 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 13/9, Sở game bài uy tín - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội đã tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại gây ra bởi bão số 3 và mưa lũ.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa

“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa

(LĐTĐ) Nhằm tạo ra một không gian văn hóa có ý nghĩa nhân văn cho thiếu nhi và nhân dân Thủ đô, ngày 15/9 tới đây, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Đêm hội Trăng Rằm” và Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.
Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến lùi thời điểm tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến lùi thời điểm tắt sóng 2G

(LĐTĐ) Cục Viễn thông đang tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét kéo dài thời hạn tắt sóng 2G, việc kéo dài thời hạn này vừa giúp nhà mạng có thêm thời gian tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai vừa tạo điều kiện để tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi thuê bao 2G Only tại các khu vực khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông.
Sẽ tiếp tục công khai, minh bạch thông tin của các tổ chức, cá nhân chuyển tiền ủng hộ

Sẽ tiếp tục công khai, minh bạch thông tin của các tổ chức, cá nhân chuyển tiền ủng hộ

(LĐTĐ) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam sẽ tiếp tục công khai, minh bạch đầy đủ những thông tin của những tổ chức, cá nhân chuyển tiền ủng hộ tới địa chỉ tài khoản của Ban vận động Cứu trợ Trung ương để người dân tham gia theo dõi, giám sát.
Thỏa ước game bài uy tín
 tập thể là cơ sở xây dựng mối quan hệ game bài uy tín
 hài hòa, ổn định, phát triển

Thỏa ước game bài uy tín tập thể là cơ sở xây dựng mối quan hệ game bài uy tín hài hòa, ổn định, phát triển

(LĐTĐ) Trong cuộc khảo sát việc hướng dẫn thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước game bài uy tín tập thể (TƯLĐTT) năm 2024, tại Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội, mới đây, Phó Chủ tịch Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh nhấn mạnh, TƯLĐTT là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ game bài uy tín . Là cơ sở để người game bài uy tín (NLĐ) có sự gắn bó chặt chẽ với nơi làm việc, xây dựng mối quan hệ game bài uy tín hài hòa, ổn định, phát triển tại các doanh nghiệp.

Tin khác

Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine

Các nhà phân tích của UBS ước tính bão Francine sẽ khiến sản lượng dầu ở Vịnh Mexico giảm khoảng 1,5 triệu thùng trong tháng này và điều này đẩy giá dầu thế giới đi lên.
Ông Trump dẫn trước bà Harris trong cuộc thăm dò mới nhất

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong cuộc thăm dò mới nhất

(LĐTĐ) Ông Donald Trump hiện có 58,2% cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, so với 41,6% của bà Kamala Harris.
CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

Trong hai ngày liên tiếp 3 - 4/9, hàng trăm trường học tại Séc nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Nhiều trường đã phải dừng hoạt động dạy học và cho sơ tán học sinh.
Iran công bố kết luận cuối cùng về vụ tai nạn của Tổng thống Ebrahim Raisi

Iran công bố kết luận cuối cùng về vụ tai nạn của Tổng thống Ebrahim Raisi

Hội đồng Tối cao Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Iran cho biết nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là do điều kiện khí hậu và thời tiết phức tạp.
Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

(LĐTĐ) Phái đoàn Ukraine đã nhóm họp tại Washington cùng với các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Pháp để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine, an ninh năng lượng và công thức hòa bình.
Brazil đóng băng tài khoản ngân hàng công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk

Brazil đóng băng tài khoản ngân hàng công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk

Starlink tại Brazil đã chỉ trích lệnh này "dựa trên một quyết định vô căn cứ" rằng công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản phạt được áp đặt đối với một công ty khác là mạng xã hội X.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ biến đổi nhanh hơn bình thường

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ biến đổi nhanh hơn bình thường

(LĐTĐ) Theo các nhà khoa học, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.
Pháp gia hạn tạm giam ông chủ Telegram

Pháp gia hạn tạm giam ông chủ Telegram

(LĐTĐ) Theo cơ quan tư pháp của Pháp, lệnh tạm giam nhà sáng lập kiêm CEO ứng dụng nhắn tin Telegram, Pavel Durov sẽ được gia hạn lên 6 ngày.
Telegram lên tiếng vụ nhà sáng lập bị bắt giữ ở Pháp

Telegram lên tiếng vụ nhà sáng lập bị bắt giữ ở Pháp

(LĐTĐ) Telegram khẳng định, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của họ không phải chịu trách nhiệm cho việc nền tảng này bị lạm dụng.
NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại trái đất do sự cố tàu vũ trụ Starliner của Boeing

NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại trái đất do sự cố tàu vũ trụ Starliner của Boeing

(LĐTĐ) NASA đã quyết định hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams sẽ ở lại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến tháng 2/2025 và sẽ trở về bằng tàu SpaceX.
Xem thêm
Phiên bản di động