Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Nghị quyết “Danh mục kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là chủ trương đúng, cần thiết, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân Thủ đô đều được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Phát huy vai trò của MTTQ trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ

Cần thiết sớm ban hành Nghị quyết

Ngày 4/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố ban hành danh mục khám, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh y học gia đình và danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Thông tin về dự thảo Nghị quyết, ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Để đảm bảo kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô, thực hiện theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, ngày 10/7/2024, Sở Y tế có công văn số 3158/SYT-NVY-KHTC báo cáo UBND Thành phố về việc đăng ký nội dung trình kỳ họp chuyên đề tháng 9/2024 (kỳ họp thứ mười tám) của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết “Danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ BHYT thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mô hình y học gia đình được coi là mô hình có thể giúp sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tải tại các bệnh viện, giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan và tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân, chi phí BHYT, sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT.

Mặc dù Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 16/2014/TT-BYT, sau đó là Thông tư 21/2019/TT-BYT để áp dụng thí điểm hoạt động y học gia đình. Tuy nhiên, hiện nay chưa có mô hình cụ thể để thực hiện, trong đó vướng mắc nhất là cơ chế xác định giá dịch vụ và thanh toán BHYT cho các dịch vụ bác sĩ gia đình, nguyên tắc phối hợp chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám bác sĩ gia đình với hệ thống phòng khám, chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 tại Khoản 2 Điều 81 quy định 6 nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học gia đình, các nhiệm vụ là căn cứ để Bộ Y tế sẽ ban hành các danh mục kỹ thuật và giá dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế chưa có quy định giá dịch vụ dành riêng cho khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Hưng, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực y tế: “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh;… hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân”.

Về hệ thống cấp cứu ngoại viện, hiện đã được triển khai tại các cơ sở công lập và ngoài công lập hoạt động 24/24 giờ đảm nhiệm thường trực y tế cho các sự kiện chính trị của đất nước tại Thủ đô, cấp cứu, vận chuyển người bệnh, phục vụ gần 10 triệu dân thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mục tiêu của cấp cứu ban đầu là can thiệp càng sớm càng tốt nhằm duy trì chức năng sống của bệnh nhân. Đó là giai đoạn quyết định sống chết của người bệnh. Do đó, việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và tài chính cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Thời gian qua, các hoạt động trên đang được duy trì tốt về chuyên môn cũng như ngân sách chi trả. Tuy nhiên, hoạt động trên cần được củng cố và phát triển nhiều hơn để phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 có hiệu lực từ 1/1/2024, khi đó coi hoạt động cấp cứu, vận chuyển người bệnh là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh…

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô
Đại biểu tham gia phản biện tại Hội nghị.

“Căn cứ các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và thực tiễn nêu trên, việc tham mưu ban hành Nghị quyết “Danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ BHYT thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn thành phố Hà Nội” là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ, thực hiện việc sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ thanh toán một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ BHYT thanh toán, dịch vụ cấp cứu ngoại viện trên địa bàn Thành phố theo Khoản a và b Điều 26 của Luật Thủ đô", lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho hay.

Cần nghiên cứu, đánh giá tác động đối với an sinh xã hội

Theo dự thảo Nghị quyết, sẽ có 20 dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ BHYT thanh toán trên địa bàn thành phố Hà Nội và 22 dịch vụ thuộc danh mục cấp cứu ngoại viện trên địa bàn Thành phố chưa được Quỹ BHYT thanh toán, được đưa vào xem xét lần này.

Khi Nghị quyết được HĐND Thành phố ban hành, sẽ tạo cơ sở pháp lý để ban hành quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở ban hành giá dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội cho 20 danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ BHYT thanh toán và 22 danh mục cấp cứu ngoại viện đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện tình hình, làm cơ sở cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tiến đến tự chủ toàn phần, việc tính đúng, tính đủ các cấu phần của giá dịch vụ rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay; là cơ sở xem xét thực hiện việc sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ thanh toán một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ BHYT thanh toán, dịch vụ cấp cứu ngoại viện trên địa bàn Thành phố theo Khoản a và b Điều 26 của Luật Thủ đô.

Phản biện tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao công tác chuẩn bị của Sở Y tế, đồng thời đề nghị sửa tên Nghị quyết sao cho ngắn gọn, dễ hiểu.

Một số đại biểu cho rằng, dự thảo Nghị quyết giúp bệnh viện giảm tải, phù hợp với Luật Thủ đô năm 2024, hỗ trợ mô hình y học gia đình phát triển. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần đánh giá tác động Nghị quyết đối với an sinh xã hội; đánh giá hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn, rà soát lại mô hình y học gia đình để chi đúng giá trị, đối tượng. Một số đại biểu cho rằng, cần chú ý thêm đến năng lực khám, chữa bệnh y tế gia đình; nêu căn cứ để đưa ra các danh mục và đánh giá tình trạng nguồn nhân lực, hiện trạng của y học gia đình, cấp cứu ngoại viện hiện nay.

Nhiều đại biểu cũng đề nghị bổ sung các dịch vụ tư vấn tâm lý, dịch vụ hỗ trợ dinh dưỡng tại nhà, dịch vụ sàng lọc bệnh mãn tính tại nhà, y học cổ truyền, tăng dịch vụ cấp cứu y tế… để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Khẳng định việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô luôn là mục tiêu hướng tới trong mọi chủ trương của Thành phố, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe của mọi công dân, PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho rằng, những nội dung nêu trong Nghị quyết phù hợp với Luật Thủ đô sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, trong đó có điều khoản (Điều 26 Luật Thủ đô) cho phép HĐND Thành phố thực hiện thẩm quyền này. Tuy nhiên, bà An cho rằng, nên có đánh giá tác động xã hội của Nghị quyết tới công tác an sinh xã hội của Thủ đô.

Cùng đó, bà An cũng đề nghị, nhân dịp này cần rà soát lại chất lượng và việc cấp phép cho các mô hình hoạt động (đặc biệt là các bác sĩ được phép hoạt động) theo mô hình y học gia đình để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đặc biệt, phải đẩy mạnh tuyên truyền về mô hình y tế gia đình cho người dân hiểu thì mới đạt được mục tiêu của Nghị quyết khi triển khai.

Hướng tới quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả cho người dân Thủ đô
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội tiếp thu các ý kiến phản biện tại Hội nghị.

Phản biện vào dự thảo Nghị quyết, TS Nguyễn Văn Dung - Chủ tịch Hội Đông y thành phố Hà Nội cho rằng, hiện nay, tình trạng bệnh nhân vượt lên tuyến trên khám chữa bệnh thường bị quá tải, do đó, khi Nghị quyết này ban hành sẽ giảm tải được điều đó. Bên cạnh đó, sẽ khuyến khích mô hình y học gia đình phát triển; đáp ứng được yêu cầu của mỗi người dân, mong muốn khám chữa bệnh tại nhà, đỡ phải vào viện, người nhà phải đi theo...

Tuy nhiên, ông Dung đề nghị Sở Y tế cần có báo cáo đánh giá nguồn lực về y học gia đình, triển khai mô hình y học gia đình như thế nào để các đại biểu thấy được mô hình, mức độ, trang thiết bị cấp cứu ngoại viên trên địa bàn hiện như thế nào... sẽ thuyết phục hơn.

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Sỹ Trường đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị quyết bổ sung và ghi rõ “các cơ sở khám, chữa bệnh y học gia đình trên địa bàn Thành phố đã được đăng ký theo đúng quy định” để đảm bảo không có tình trạng cơ sở chui, hoạt động không phép. Đồng thời, Sở Y tế phải rà soát các cơ sở y học gia đình trên địa bàn Thành phố đã được cấp phép để đảm bảo sức khỏe, an toàn của nhân dân khi đi khám bệnh.

Về các danh mục dịch vụ khám, chữa bệnh được quy định trong Nghị quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cũng đề nghị, Sở Y tế tiếp tục nghiên cứu lấy ý kiến các đơn vị khác như: Hội Đông y, Hội Y học cổ truyền, các bác sĩ y học gia đình… để hoàn thiện hơn.

Về các danh mục cấp cứu ngoại viện, đề nghị Sở Y tế nghiên cứu các ý kiến của các chuyên gia, đối với các quãng đường quá xa không nên đưa vào danh mục bởi cấp cứu cần nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo an toàn, tính mạng đối với người bệnh...

Được biết, dự thảo Nghị quyết dự kiến sẽ được trình HĐND Thành phố xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ mười tám (tháng 9/2024) của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nếu được thông qua, Nghị quyết sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý có hiệu quả, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên trên địa bàn Thành phố, giúp cho người bệnh phát hiện bệnh sớm, được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh, giảm biến chứng cho người bệnh.

Nghị quyết đi vào cuộc sống cũng hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe, mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong tình hình mới. Cùng đó, sẽ đảm bảo hoạt động cấp cứu, vận chuyển người bệnh được thực hiện với chất lượng chuyên môn tốt nhất, nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu của người bệnh, người dân.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tích cực đổi mới hoạt động công đoàn tại Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2

Tích cực đổi mới hoạt động công đoàn tại Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn Trường Trung học Cơ sở (THCS) Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm) đã triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02) với nhiều cách làm hay, sáng tạo.
Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 6/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai, cũng như phương án cứu nạn cứu hộ, kịp thời ứng phó với cơn bão số 3.
Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền!

Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền!

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi đang hướng vào một số địa phương miền Bắc với cường độ rất mạnh. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng đang khẩn trương ứng phó siêu bão này, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa phải tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn khu vực đang sinh sống.
Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

(LĐTĐ) Thông tin từ đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, Metro sẽ ngừng hoạt động nếu gió bão mạnh tới cấp 8.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, bão số 3 sẽ đổ bộ vào miền Bắc trong vài giờ tới. Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội sẽ có mưa to và gió giật mạnh, đi kèm với hiện tượng sét đánh. Để đảm bảo an toàn, Công an Hà Nội phát đi khuyến cáo trong quá trình tham gia giao thông, người dân cần chú ý quan sát, để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra.
Tin bão mới nhất: Dự báo 22h đêm nay (6/9), bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Dự báo 22h đêm nay (6/9), bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dông lốc rìa xa phía Tây cơn bão số 3 đã mang cơn dông tới Thủ đô Hà Nội. Chiều 6/9, nhiều khu vực của thành phố Hà Nội có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh bị đổ. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn chưa đổ bộ vào đất liền. Dự báo 22h đêm nay 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tin khác

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) vừa quyết định hoãn tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, dự kiến diễn ra tối nay (6/9) để tập trung ứng phó với siêu bão Yagi.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt. Đây là câu lạc bộ thể thao đầu tiên được kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên Thủ đô.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THPT Phan Đình Phùng

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Xem thêm
Phiên bản di động