Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kể chuyện câu đối ngày xuân

Ngày xuân, không thể không nhắc  đến câu đối. Đầu Xuân Đinh Dậu, chép lại mấy câu chuyện về câu đối, âu cũng là góp chút vui Xuân.
ke chuyen cau doi ngay xuan Ông đồ và thú xin chữ

1. Lê Tư Thành (1442-1497) là vua thứ tư nhà Hậu Lê, mà nhiều người quen với miếu hiệu Lê Thánh Tông. Ông là con trai thứ tư của Lê Thái Tông. Lê Thánh Tông không những là ông vua trị nước giỏi, mà còn là nhà văn hóa lớn - vừa viết văn, làm thơ (cả thơ nôm lẫn thơ chữ Hán) với khối lượng đồ sộ mà trên lĩnh vực nào cũng đạt một nghệ thuật điêu luyện, nội dung chứa đựng tính nhân bản cao.

Tương truyền cứ đến ngày giáp Tết, Lê Thánh Tông thường mặc giả thường dân, vi hành xem dân chúng chuẩn bị đón năm mới ra sao. Gặp một căn nhà không thấy câu đối tết, ông hỏi gia chủ làm nghề gì? Thưa: thợ nhuộm vải. Ông bảo lấy giấy, và viết giúp câu đối:

Thiên hạ thanh hoàng, gian ngã thủ. Triều trung chu tử, tổng ngô môn.

Nghĩa là các thứ xanh, vàng trong thiên hạ đều do tay ta (theo sự mê tín xưa: trời xanh là cảnh thái bình, trời vàng là cảnh loạn lạc - nên còn hiểu sự thái bình hay loạn ly trong thiên hạ đều do tay ta làm ra cả). Các thứ đỏ, tía trong triều đình cũng đều từ cửa nhà ta mà ra.

Còn có một lần khác, Lê Thánh Tông làm giúp câu đối tết cho một bà lão bán hàng trầu, nước, nhưng ông làm nôm:

Nếp giầu quen thói hình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm. Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng.

Đôi câu đối nói lên được hiện vật của một hàng nước giầu (cau), cơi (trầu), ấm, nước: bát, hàng (quán)... nhưng mang đậu khẩu khí đế vương - cứ như là đang trị quốc, bình thiên hạ vậy.

2. Một Tết nọ, Tú Kình (mà sau này nhiều người cho đó chính là chàng Tổng Cóc) cùng một số chàng trai đem quà biếu cụ Đồ xứ Nghệ Hồ Phi Diễn (theo nhiều tài liệu cho rằng đấy là thân phụ của Hồ Xuân Hương). Hồ Xuân Hương ứng khẩu ra vế đối:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới;

Sau khi làm xong các nghi lễ chúc Tết xông nhà thầy sáng mồng một, Tú Kình đã đọc vế đối của mình:

Sáng mồng một mở then tạo hóa để cho thiếu nữ rước xuân vào.

Cụ đồ khen anh Kình có khiếu văn chương hàng đầu, xứng đáng là con cháu một nhà.

3. Chuyện kể, có một thầy đồ hài hước giữa đêm trừ tịch viết một câu đối xuân:

Phúc vô trùng chí; (Phúc không đến hai lần)

Họa bất đơn thành. (Họa không đi một mình)

Được hai vế đối này, thầy chừa một khoảng trống ai đọc cũng giật mình và cho là quái gở, còn cười thầm thầy đồ lắm chữ mà tự chuốc họa vào mình! Nhưng vừa sáng mùng một thầy khai bút viết thêm vào mỗi vế ba chữ nữa:

Phúc vô trùng chí kim chiêu chí; (Phúc không đến hai lần mà sáng nay lại đến) Họa bất đơn thành sa nhật hành. (Họa không đi một mình mà hôm qua đã qua rồi)

Thế là chỉ trong một đêm giao thừa, dưới ngọn bút hoạt kê tài tình và nghệ thuật chơi chữ đặc sắc, thầy đồ Nho đã biến hung hóa cát, đem dữ đổi lành ngay trong đầu năm mới thì còn gì may mắn hơn!

4. Đọc câu đối của cụ Thượng Trứ sau đây ta thấy, ở vế xuất tác giả sử dụng phép đếm liệt kê, vế đối lại cũng liệt kê như vậy:

Mồng một Tết, mồng hai Tết, mồng ba Tết, ờ Tết; Buổi sáng say, buổi trưa say, buổi chiều say, cho say.

Một câu đối khác của cụ Tam Nguyên Yên Đổ:

Tối ba mươi nghe pháo nổ đùng, ờ ờ Tết; Sáng mồng một, đụng nêu đánh cộc, à à xuân.

Có lẽ cái độc đáo nhất ở câu đối này là ở từ láy tượng thanh “đùng” của tiếng pháo và một từ tượng thanh khác “cộc” khi nhân vật trong câu đối đụng vào... cọc nêu! Liền theo đó là hai cặp khẩu ngữ “ờ, ờ” và “à à” được sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong thể loại “cao quý”, “khó khăn” mà lẽ ra nó không thể nào có mặt trong văn chương được.

5. Đầu thế kỷ XX, Nguyễn Khuyến (1835-1909) đã sử dụng tài tình chữ viết của dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối hiện còn của cụ thì có 47 câu đối Nôm. Đây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:

Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa; Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Hiểu rõ vần xoay của tạo hóa, cụ ước ao:

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết; Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.

Hải Giang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm 2 người “chặt chém” streamer nổi tiếng IshowSpeed tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Xử lý nghiêm 2 người “chặt chém” streamer nổi tiếng IshowSpeed tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Giá cho thuê xe điện tự cân bằng chỉ 30 - 50 nghìn đồng/giờ nhưng 2 người đàn ông tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đã lấy của streamer nổi tiếng IshowSpeed đến 1 triệu đồng cho ít phút thử.
Sinh viên Trường Đại học Điện lực tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ

Sinh viên Trường Đại học Điện lực tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Đoàn Thanh niên Trường Đại học Điện lực (EPU) thành lập các đội tình nguyện không quản khó khăn, tích cực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội mang Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội mang Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

(LĐTĐ) Trong không khí náo nức của ngày Tết Trung thu, các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt là con công nhân, viên chức, game bài uy tín (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội được thăm hỏi, tặng quà và tham gia phá cỗ trăng rằm.
Nhanh chóng làm rõ nhóm đối tượng "xin đểu" học sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nhanh chóng làm rõ nhóm đối tượng "xin đểu" học sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/9, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng đã nhanh chóng, xác minh làm rõ nhóm đối tượng chặn đường "xin đểu" học sinh trên địa bàn.
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông tin về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa úng sau bão. Đáng chú ý, Hà Nội cho biết trước ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội đã di dời 75.297 người đến nơi an toàn.
Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Công an các xã, thị trấn, các Đội nghiệp vụ, các đoàn thể trong Công an huyện Thanh Trì đã khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các trường học, khắc phục hậu quả bão số 3.

Tin khác

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày và xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động