Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ngày bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 15/3

Khách hàng phải được bảo vệ 365 ngày

Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (QLNTD) đã ra đời được 7 năm và thực tế đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra tràn lan, khó kiểm soát khiến QLNTD bị xâm phạm nghiêm trọng. 
khach hang phai duoc bao ve 365 ngay Khaisilk vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
khach hang phai duoc bao ve 365 ngay Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp, khách hàng không biết kêu ai! Để QLNTD được bảo đảm và Luật bảo vệ QLNTD được thực thi triệt để, PV báo LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội về vấn đề này.

khach hang phai duoc bao ve 365 ngay
Người tiêu dùng cần lên tiếng khi mua phải những sản phẩm kém chất lượng.

P/V: Luật bảo vệ QLNTD đã có từ năm 2011, tuy nhiên đến nay QLNTD vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Theo ông, chúng ta cần làm gì giảm bớt tình trạng này trong thời gian tới?.

Vũ Vinh Phú: Chúng ta đã có Luật Bảo vệ QLNTD, tuy nhiên có thể thấy, hiện quyền lợi NTD vẫn đang bị xâm phạm khá nhiều và để xảy ra tình trạng này do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phía các nhà sản xuất, nhà phân phối…khi có nhiều doanh nghiệp (DN) chưa nhận thức đầy đủ về chất lượng hàng hóa, an toàn về sức khỏe cho NTD. Bên cạnh đó, không ít các DN, cá nhân, vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, kể cả việc vị phạm đạo đức nghề nghiệp miễn là bán được hàng và bỏ mặc NTD kêu cứu hay khiếu nại sau đó.

Theo số liệu từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong năm 2017, Cục đã tiếp nhận và xử lý trên 1.400 khiếu nại, yêu cầu của NTD liên quan đến những hành vi, vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm đến QLNTD trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2017, cũng là năm xuất hiện nhiều hình thức xâm phạm QLNTD với những hành vi mới, phức tạp hơn.

Đặc biệt, ngành hàng được yêu cầu tư vấn, giải quyết khiến nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là ngành hàng tiêu dùng (17,77%); tiếp đến là nhóm đồ điện tử gia dụng (14,76%); điện thoại, viễn thông (11,44%)…điều này cho thấy, tình hình xâm phạm QLNTD ngày một diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Về phía NTD, để xảy ra tình trạng xâm phạm QLNTD thường xuyên là bởi, một bộ phận không nhỏ NTD còn thiếu điều kiện, kiến thức, tiền bạc để nhận biết những sai sót trong chất lượng hàng hóa bán trên thị trường của các nhà sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, một bộ phận NTD có kiến thức, có thể nhận biết được những sai sót trong chất lượng hàng hóa, nhưng lại mang tư tưởng sính ngoại, hoặc cố gắng mua sản phẩm, hàng hóa với bất cứ giá nào, miễn là thỏa mãn nhu cầu của mình dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong khi đó, khi xảy ra vấn đề tranh chấp, việc giải quyết những khiếu nại của NTD còn sơ sài, nặng về hòa giải của Hiệp hội bảo vệ NTD Việt Nam và các địa phương, đặc biệt là các chế tài xử lý còn nhẹ thiếu tính răn đe.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cũng thật sự chưa quan tâm đầy đủ đến quyền lợi của NTD, công tác tổ chức thực hiện luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn đến quyền lợi NTD vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Còn duy trì khá lâu những DN mang tính thống lĩnh thị trường như xăng dầu, điện nước…làm thiệt hại quyền lợi của đại bộ phận NTD.

Đặc biệt, chúng ta cũng chưa thiết lập được một cơ chế cạnh tranh thực sự trên thị trường để NTD ngày càng được phục vụ tốt hơn, ít khiếu nại tố cáo hơn đối với các DN làm ăn không nghiêm túc, vi phạm luật…

Trong khi đó, lực lượng kiểm soát như công an kinh tế, quản lý thị trường, khoa học công nghệ, y tế... còn nhiều bất cập, chưa làm trọn chức năng của mình để giảm bớt thiệt hại cho tiêu dùng xã hội. Đặc biệt, tư duy quản lý từ ngọn trong công tác bảo vệ NTD từ trước đến nay vẫn chưa được khắc phục như: Quản lý lỏng lẻo ở biên giới, trang trại trồng trọt chăn nuôi, nhiều khi lại tập trung lực lượng để kiểm soát ở khâu bán lẻ với hàng triệu cửa hàng thực sự là lực bất tòng tâm.

P/V: Đâu là hạn chế trong Công tác bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay? Để giảm thiểu những hạn chế này, theo ông cần phải làm gì?

Vũ Vinh Phú: Hiện nay chúng ta đang ôm đồm và tổ chức thực hiện để quản lý chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm với quá nhiều mặt hàng và các cơ quan chức năng chỉ giải quyết thanh kiểm tra sau khi báo chí đã phanh phui thì quá muộn.

Bởi thế, chúng ta cần tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như: Gạo, thịt, rau , hoa quả, đường sữa, thuốc chữa bệnh thiết yếu để quản lý cho thực sự hiệu quả, từ đó nhân rộng ra các mặt hàng khác. Bởi vì một đại siêu thị có đến 40.000 mặt hàng.

Chưa có những tòa án hành chính để xử lý các vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, luật pháp cần bổ sung sửa đổi để các DN sản xuất kinh doanh có ý định làm ăn bất chính không thể, không muốn và không dám vi phạm. Cần tập trung đầu mối quản lý chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.

P/V: Khó khăn nào từ các doanh nghiệp cần được cơ quan quản lý tháo gỡ nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng NTD?.

Vũ Vinh Phú: Có nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là về đất đai, nguồn vốn khi DN muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh ATTP. Bên cạnh đó, vấn đề về hàng lậu, hàng giả tràn lan…trong khi lực lượng kiểm soát thị trường còn mỏng và yếu; đôi lúc lực lượng này còn gây khó khăn, phiền nhiễu tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, việc phân biệt các thương hiệu, các điểm bán hàng trên thị trường thật sự là bài toán nan giải cho NTD. Điều quan trọng là công tác quản lý nhà nước phải làm tốt vấn đề này, để khi mua bán ở đâu, địa điểm nào cũng đảm bảo quyền lợi của NTD và cho xã hội.

P/V: Để NTD và DN luôn nêu cao trách nhiệm về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD, ông có khuyến cáo gì?.

Vũ Vinh Phú: Đối với DN cần xây dựng thương hiệu mạnh, làm ăn tử tế, có văn hóa, khi phục vụ NTD, không làm ăn chụp giật, thiếu trách nhiệm; liên kết chặt chẽ thành chuỗi sản xuất phân phối để quản lý chất lượng hàng hóa, giá cả, bảo vệ quyền lợi cho NTD.

Về phía NTD, cần tìm đến những địa chỉ tin cậy để mua sắm hàng ngày. Phát hiện và mạnh dạn tố cáo những cơ sở làm ăn phi pháp, vi phạm quyền lợi của mình và phản ánh cho các cơ quan chức năng, không vì ham rẻ mà mua phải hàng hóa kém chất lượng, trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, cần phải biết và hiểu Luật bảo vệ QLNTD để tự bảo vệ chính mình khi bị xâm phạm quyền lợi.

P/V: Hiện nay NTD Việt Nam đang được bảo vệ quyền lợi bằng kênh nào? Khi bị xâm phạm quyền lợi NTD cần làm gì để bảo vệ mình?.

Vũ Vinh Phú: Quyền lợi của NTD sẽ được bảo vệ từ Hiệp hội bảo vệ NTD từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, để hiệp hội phát huy được hiệu quả, chức năng, Chính phủ cần bổ sung thêm các quy định để hiệp hội có trách nhiệm và quyền lực trên thị trường.

Liệu một hiệp hội có thể kiến nghị đình chỉ bán hàng một đơn vị nếu vi phạm nghiêm trọng nhiều lần hay không? Câu trả lời này còn đang bỏ ngỏ, các lực lượng quản lý cần nâng cao trách nhiệm trong thi khi hành công vụ, nhà nước địa phương cần làm trong sạch đội ngũ này trước khi chống buôn lậu, gian lận thương mại trên thị trường.

Khi bị xâm phậm, NTD cần phản ánh, khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền như: Hiệp hội bảo vệ NTD tại các địa phương, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Ngày 15/3 hàng năm đã được coi là ngày Quốc tế Quyền của người tiêu dùng (ra đời ngày 15/3/1960).

Bên cạnh việc hiểu Luật để tự bảo vệ mình, NTD và các DN hoạt động chân chính luôn hi vọng, tin tưởng Nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật bằng quyền lực, trách nhiệm của mình và những quy định của Luật Bảo vệ QLNTD …sẽ tìm lại sự công bằng và bảo vệ cho họ không chỉ trong một ngày (15/3), mà trong suốt cả 365 ngày.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Đạt (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn NHNN Trung ương chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Công đoàn NHNN Trung ương chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

(LĐTĐ) Với tinh thần tương thân tương ái, các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đã tích cực hưởng ứng, triển khai các hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ. Số tiền quyên góp được sẽ được chuyển đến tận tay những người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ, giúp người dân khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.
Giá vàng hôm nay (11/9): Vàng thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá vàng hôm nay (11/9): Vàng thế giới bất ngờ tăng vọt

(LĐTĐ) Sáng nay (11/9), giá vàng thế giới chạm mốc 2.517 USD/ounce, tăng 21 USD so với đầu tuần.
Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, xã trên địa bàn Thủ đô đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách…
Huyện Phú Xuyên: Yêu cầu các địa phương trực 24/24h ứng phó với mưa lũ

Huyện Phú Xuyên: Yêu cầu các địa phương trực 24/24h ứng phó với mưa lũ

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, lãnh đạo huyện Phú Xuyên yêu cầu các địa phương ứng trực 24/24h để xử lý các tình huống xấu do mưa lũ có thể xảy ra.
Lực lượng vũ trang Thanh Trì cứu hộ người dân kẹt trong vùng lũ

Lực lượng vũ trang Thanh Trì cứu hộ người dân kẹt trong vùng lũ

(LĐTĐ) Lượng mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Thanh Trì khiến nhiều nơi bị ngập lụt cục bộ. Cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy quân sự huyện Thanh Trì, lực lượng dân quân tự vệ tại các xã, thị trấn đã được điều động để giúp đỡ người dân tại các điểm ngập sâu.
Phụ nữ Thủ đô cùng các lực lượng xuyên đêm hộ đê chống lũ

Phụ nữ Thủ đô cùng các lực lượng xuyên đêm hộ đê chống lũ

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước sông Hồng và các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng lên nhanh, nhiều tuyến đê có nguy cơ tràn, vỡ. Phụ nữ trên khắp các quận, huyện thức trắng đêm cùng các lực lượng tham gia đắp đê, canh đê chống lũ.
Xuyên đêm vận động, di dời người dân khu vực bờ vở sông Hồng đến nơi an toàn

Xuyên đêm vận động, di dời người dân khu vực bờ vở sông Hồng đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 10/9, ông Nguyễn Hoành Dũng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã trực tiếp cùng lực lượng chức năng đi đến gần 20 hộ với khoảng 70 nhân khẩu nằm dọc bờ sông Hồng, vận động, tuyên truyền, cương quyết di dời người dân đến nơi an toàn trước khi nước sông Hồng lên cao.

Tin khác

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

(LĐTĐ) Tính đến cuối ngày 29/8, theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay của các hãng trong dịp lễ Quốc khánh đã tăng lên khoảng 20% so với 1 tuần trước.
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

(LĐTĐ) Bên cạnh những đặc sản nức tiếng của Thủ đô như: Bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún gạo Minh Dương, cùng một số đặc sản vùng miền như bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng… Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt" còn thu hút người tiêu dùng Thủ đô với các gian hàng trải nghiệm, cùng các sản phẩm đặc trưng vùng miền đến từ Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng, Công ty Cổ phần HAQ Hà Nội…
Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt là quảng bá, giới thiệu trực tiếp phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, sáng 16/8, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động