Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Khi chợ cóc hồi sinh!

Sau hơn 6 tháng các cấp chính quyền TP Hà Nội vào cuộc quyết liệt nhằm lập lại trật tự đô thị (bắt đầu từ 10/3), tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh đã giảm. Tuy nhiên, tại nhiều địa bàn, các chợ cóc, chợ tạm đang dần “hồi sinh”, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, lâu dài để giải quyết triệt để tình trạng này.
cho coc hoi sinh tai chiem via he long duong Xóa "chợ cóc," chợ tạm: Cần thay đổi thói quen tiêu dùng
cho coc hoi sinh tai chiem via he long duong Dẹp mãi không xong, vì sao?

Chợ cóc ở khắp nơi

Theo quan sát của phóng viên tại khu vực chợ tự phát ở thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh thì khung giờ vàng của những người buôn bán ở đây là khoảng 16 - 19 giờ hàng ngày. Với đặc thù là nơi tập trung đông dân cư sinh sống, nhất là lượng công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long nên nhiều hộ kinh doanh ở đây đã thường xuyên lấn chiếm lòng đường để buôn bán, hình thành chợ tự phát.

cho coc hoi sinh tai chiem via he long duong
Chợ cóc là nguyên nhân gây mất trật tự đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. ảnh: NC

Mặc dù chợ Mun (chợ chính của thôn Bàu) cách đó không xa nhưng thói quen của người mua muốn cho tiện, nên các khu chợ cóc này vẫn luôn có đất sống. Hàng rau, hàng thịt, cá, hàng quần áo, ga gối… bày la liệt trên vỉa hè, thậm chí cả ở dưới lòng đường. Nhiều đoạn đường vốn đã chật hẹp nay lại thường xuyên ùn tắc mỗi khi chợ họp.

Chị Nguyễn Thị Lán, công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long chia sẻ: “Mình thường xuyên đi làm về muộn nên tiện đường thì mua luôn ở đây. Đi vào chợ Mun thì vừa không thuận đường, mất thời gian, lại tốn thêm tiền gửi xe, tính ra là mất bó rau. Còn về chất lượng thực phẩm thì mình thấy ở trong chợ Mun cũng không khác ở chợ này.

Còn ở các quận nội thành Hà Nội, chỉ cần dành thời gian vài tiếng đồng hồ trong các khung giờ cao điểm, bất kể buổi sáng hay buổi chiều là chúng ta có thể thấy được sự phát triển trở lại của hàng loạt chợ cóc, chợ tạm. Theo ghi nhận của phóng viên, vào các buổi sáng, khu vực chợ cóc trên các tuyến phố Nguyễn Cao, Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành... (quận Hai Bà Trưng) luôn luôn tấp nập người mua bán.

Những phản thịt, những hàng hoa quả, hàng rau, hàng ăn sáng… thi nhau bày tràn lan ra vỉa hè, lòng đường. Ông Thân Đức Trung, một người dân sống gần chợ Nguyễn Cao, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Mặc dù rất thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa, nhất là các loại thực phẩm như rau, thịt, cá,... nhưng việc họp chợ ở đây đã dẫn đến tình trạng mất trật tự, ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Nhất là vào những giờ cao điểm, tiếng mời chào khách xen lẫn tiếng mặc cả, đặc biệt là còi xe làm cả khu chợ rất ông ào, gây ảnh hưởng nhiều tới các gia đình sống ở gần chợ. Thêm vào đó là mùi tanh, hôi từ chỗ bán cá, bán gà bốc lên rất khó chịu”. Đáng chú ý, ở khu vực phố Nguyễn Khuyến, Khâm Thiên, Trần Quý Cáp (quận Đống Đa), những điểm chợ cóc, quán hàng rong còn bầy bán hàng hóa ngay trên đường ray xe lửa, khách hàng vô tư đỗ xe để mua, bất chấp nguy hiểm.

Cần những giải pháp đồng bộ

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt trong việc dẹp chợ cóc, chợ tạm nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể. Điều đáng lo ngại là loại hình chợ này ngày càng có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở nhiều nơi. Anh Thân Đức Chí (quê Hưng Yên), thường xuyên bán hoa quả tại khu vực chợ cóc ở phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng cho biết: “Bán hàng ở chợ cóc nói thật là cũng sợ lực lượng chức năng kiểm tra, có hôm bị thu sạch hàng nhưng bù lại thì việc buôn bán khá thuận lợi, hôm nào nhanh thì chỉ mất khoảng đôi ba tiếng buổi sáng là tôi bán hết hàng, trừ chi phí cũng còn được 2-3 trăm nghìn đồng tiền lãi”.

Cũng theo một số người dân buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thành phố thì một số quận, huyện đã xây dựng một số chợ truyền thống thành trung tâm thương mại, nhưng do bố trí gian hàng không hợp lý, giá thuê đắt… nên họ không có khả năng thuê các gian hàng ở đây.

Về lâu dài, Thành phố cần nghiên cứu, bố trí, xây dựng hệ thống chợ dân sinh một cách hợp lý.

Trước tiên nên rà soát diện tích đất xen kẹt để bố trí địa điểm buôn bán tạm cho người dân. Đồng thời, nâng cấp, cải tạo chợ truyền thống sao cho thuận tiện mua sắm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt các loại phí để hỗ trợ tiểu thương, tăng sức cạnh tranh với hàng rong, chợ cóc.

Đối với người tiêu dùng, cần xây dựng thói quen tìm đến các khu chợ tập trung, chợ chính, các trung tâm thương mại thay vì mua hàng ở các chợ cóc, chợ tạm.

Đây không chỉ là việc làm vì sức khoẻ của chính bản thân người tiêu dùng mà còn là cách góp sức hữu ích trong việc loại bỏ chợ cóc, chợ tạm để giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường của Thủ đô.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, năm 2016, trên địa bàn Thành phố có 52 chợ cóc. Tính đến đầu tháng 3/2017 đã phát triển thêm hơn 200 chợ cóc. Sau đợt ra quân thiết lập trật tự đô thị (từ ngày 10/3), các lực lượng chức năng đã xử lý được hơn 100 chợ cóc. Trong những ngày gần đây, qua khảo sát của phóng viên trên một số tuyến phố, chợ cóc đang có dấu hiệu “hồi sinh” mạnh mẽ.

Từ đó nảy sinh những nguy cơ lớn về trật tự đô thị. Bên cạnh đó, việc buôn bán tại các chợ tạm, chợ cóc về cơ bản là không chịu sự quản lý của các lực lượng chức năng, đa phần người bán từ các nơi khác trở về nên giá cả không ổn định, hàng hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa việc người mua người bán chen chúc nhau còn tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động. Tại nhiều khu chợ, người xe chen chúc sẽ rất khó khăn trong xử lý khi có sự cố, hoả hoạn.

Để giải quyết vấn đề chợ cóc, chợ tạm một cách hiệu quả, chính quyền địa phương cần chịu trách nhiệm trong giải tỏa các tụ điểm này, quản lý địa bàn sát sao, chặt chẽ, không để tái diễn. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, trong xử lý chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội, các cấp chính quyền cùng cơ quan chức năng cần quan tâm trong tạo điều kiện cho người dân vào buôn bán tại các khu chợ tập trung để vừa giúp họ bảo đảm đời sống vừa từng bước khắc phục một cách triệt để các khu chợ cóc, chợ tạm. Hiện nay, Ban Quản lý tại một số chợ đã thực hiện miễn thu thuế tiền thuê vị trí bán hàng cho người bán hàng rong trong thời gian nhất định, đây là cách làm hay cần nhân rộng để tiến tới hạn chế các chợ cóc, chợ tạm.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, hiện mực nước trên sông Nhuệ vẫn tăng cao dù đã thực hiện giảm công suất bơm trên toàn hệ thống.
Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm… Theo đó, tại Kỳ thứ 47, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Công an lập 14 chốt cửa khẩu ngăn người dân không đi ra vùng lũ

Công an lập 14 chốt cửa khẩu ngăn người dân không đi ra vùng lũ

(LĐTĐ) Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, có 4 phường nằm ngoài đê sông Hồng và 5 phường ngoài đê sông Nhuệ. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Công an quận đã chủ động thành lập 14 chốt cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ, tuyệt đối không để nhân dân và các phương tiện đi ra ngoài khu vực đê nguy hiểm.
Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, tính đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 17 người, đang vớt 2, bị thương 1, đang tìm kiếm khoảng 15 đến 17 người trong vụ sạt lở ta luy dương huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hậu quả vụ sạt lở đã làm khoảng 30 người chết và mất tích trong đó có 2 đồng chí là cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng.
Cập nhật mới nhất về diễn biến lũ trên sông Hồng, sông Đuống

Cập nhật mới nhất về diễn biến lũ trên sông Hồng, sông Đuống

(LĐTĐ) Nước lũ trên sông Hồng, sông Đuống liên tục lên cao, nhiều khu vực tại Hà Nội đã ngập lụt. Dưới đây là kết quả đo mực nước sông Hồng, sông Đuống được cập nhật mới nhất chiều 11/9 từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc và Trung Du Bắc Bộ.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 26 tỷ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 26 tỷ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Theo tổng hợp của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, tính đến 16h chiều nay (11/9), Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận hơn 26 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Hưng Yên: Tập trung cao độ công tác phòng, chống lụt và khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Tập trung cao độ công tác phòng, chống lụt và khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 11/9 tại trụ sở Tỉnh ủy, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên chủ trì cuộc họp khẩn của Thường trực Tỉnh ủy về công tác phòng, chống lụt, ngập úng và khắc phục hậu quả của bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Xem thêm
Phiên bản di động