Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII

Khoảng cách giàu - nghèo vẫn tăng

Ngày 24.3, Quốc hội (QH) tiến hành thảo luận tại tổ về Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII

Thu ngân sách thấp, chi cho bộ máy lại quá cao

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đã chỉ rõ nhược điểm mang tính cố hữu trong bức tranh kinh tế - xã hội 5 năm qua đó là: Thu ngân sách thấp, nhưng chi nuôi bộ máy hành chính lại quá cao. Đây là một dấu hiệu không bình thường, thậm chí nguy hiểm. ĐB Đương dẫn chứng, chủ trương của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế rất đúng, nhưng giảm thế nào, ra sao thì đến nay chẳng thấy kết quả đâu? Bộ này, ngành kia hết xây dựng đề án, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt..., nhưng đến nay chưa thấy chuyển biến gì. Cái rối ở khâu tinh giản theo đại biểu Đương là nằm ở khâu thủ tục quá nhiêu khê. Cụ thể, một đơn vị muốn xin tinh giản biên chế phải xin hết cấp này tới bộ nọ mới được cắt giảm. Một số đại biểu dẫn chứng: “Nhiều huyện nói họ không cần phó chủ tịch HĐND, thì lại tăng lên, trong khi cần cán bộ khuyến lâm, khuyến ngư thì không có. Tinh giản biên chế chỗ cần thì giảm, chỗ không cần thì tăng, cải cách hành chính phải thế nào?”.

Khoảng cách  giàu - nghèo vẫn tăng
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu trong buổi thảo luận tổ.

Nghịch lý còn ở chỗ, tăng biên chế bao nhiêu có thể báo cáo Bộ Nội vụ, nhưng giảm bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào rất nhiều khâu. Thế nên, việc tinh giản biên chế thời gian tới nhất quyết không để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”. Còn các đại biểu khác thì cho rằng, muốn bộ máy hưởng lương thực sự gọn nhẹ, đã đến lúc cần phải có nghị quyết, cơ chế về nhất thể hoá một số chính sách giữa các cơ quan Đảng, hệ thống chính trị và chính quyền; bớt tầng lớp cán bộ phong trào, tầng lớp trung gian, đoàn thể. Ví dụ, các cơ quan của Đảng, chính quyền nếu thấy chồng chéo chức năng thì phải sáp nhập. Thậm chí, một số tổ chức chính trị - xã hội nếu thấy có thể sáp nhập lại để gọn nhẹ về bộ máy cũng phải tiến hành làm. Vì vậy, các cơ quan như Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ cần đưa ra tiêu chí về quy mô dân số gắn với nhu cầu công chức, viên chức là bao nhiêu để tiến hành tinh giản, thu gọn lại bộ máy hưởng ngân sách một cách gọn nhẹ nhất. Có như thế, tiền chi cho nuôi bộ máy hưởng lương mới giảm và Nhà nước cũng có thêm nguồn thu để trả lương cho công chức, viên chức đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Tại buổi thảo luận, các vị đại biểu gay gắt nói, chúng ta nói xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, song hiện đang diễn ra tình trạng cứ 7- 10 người dân phải cõng ông hưởng lương nhà nước là không ổn.

Còn đó nhiều nỗi lo

Trên bình diện kinh tế, ĐB Trần Du Lịch cho rằng, thử thách trong 5 năm tới là phải tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp một cách căn bản để thay đổi tình hình. Bởi nông nghiệp hiện đang có nhiều rủi ro với biến đổi khí hậu bên cạnh rủi ro về thị trường. Đó là thách thức kép, liệu chúng ta có vượt qua được không? Thách thức lớn thứ 2 là hội nhập quốc tế, bởi đó là cơ hội, nhưng cũng là thách thức, có tận dụng được cơ hội hay không là thách thức lớn. Với bất ổn lớn trong 5 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với 2 tốc độ khác nhau: Đầu tư có vốn nước ngoài (FDI) và trong nước. Nếu không giải quyết được mâu thuẫn này thì nền kinh tế rất bất ổn, bởi dù có hội nhập thế nào đi nữa thì nội lực vẫn phải là quyết định, trong đó doanh nghiệp (DN) trong nước đóng vai trò quyết định. Không một nền kinh tế nào vững mạnh nếu nhờ FDI. “Chúng ta đang có nguy cơ mất phân phối nội địa. Ai nắm phân phối, người đó chi phối sản xuất. Các DN phân phối trong nước đang phải chạy đua giành giật” - ĐB Trần Du Lịch chỉ rõ.

Về mục tiêu 5 năm tới, ĐB Trần Du Lịch đồng tình mục tiêu mà Chính phủ đề ra, nhưng cho rằng, nếu muốn rút ngắn khoảng cách với các nước thì phải tính toán mục tiêu công nghiệp hóa để tính lại nguồn lực để có thể đạt tới mức tăng GDP phù hợp, bảo đảm sau 10 năm, GDP tuyệt đối phải tăng gấp đôi. “5 năm tới phải làm gì? Tái cơ cấu nông nghiệp thì phải tính thực hiện thực tế. Ví dụ nói đầu tư cho ngư nghiệp, nhưng đến nay chưa xây dựng được các trung tâm nghề cá, các đội tàu hậu cần hiện đại. Biến đổi khí hậu gay gắt khiến phải đặt ra việc tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi cây trồng. Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề khởi nghiệp phải được làm mạnh, thể hiện dưới những đạo luật của QH. Hội nhập quốc tế phải tính để tránh bẫy tự do thương mại, không tận dụng được cơ hội lại bị xâm nhập thị trường, chúng ta phải tính từng đối tượng DN cụ thể, Nhà nước phải là bà đỡ thực sự, không thể khoán trắng cho DN được. Muốn DN cạnh tranh thành công thì đầu tiên phải cạnh tranh quốc gia và đó là vấn đề của Nhà nước. Cùng với đó, giải bài toán cải cách các ngân hàng hiệu quả nếu không chúng ta sẽ tiếp tục tích tụ khó khăn” - ĐB Lịch nhấn mạnh.

Còn các đại biểu khác thì thẳng thắn cho rằng, báo cáo kinh tế-xã hội đề cập chưa sâu sắc vấn đề khoảng cách giàu - nghèo, phòng, chống tham nhũng. Thực tế hiện nay khoảng cách giàu - nghèo đang gia tăng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, song thực tế khoảng cách giàu - nghèo vẫn tăng. Vậy mấu chốt là đang nằm ở khâu nào để tháo gỡ, thì báo cáo chưa đề cập.

Với tư cách chuyên gia kinh tế, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) lại băn khoăn những vấn đề như nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài. Dẫu vẫn nằm trong giới hạn, nhưng con số tuyệt đối là rất đáng ngại. Cụ thể, nợ nước ngoài đã trên 80 tỉ USD, rất lớn. Về các giải pháp trong thời gian tới, phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và biến đổi khí hậu gay gắt. Trong khi đó, là quốc gia nông nghiệp, nhưng hiện nay đất đai đang bị sử dụng quá lãng phí. Rất nhiều dự án để hoang hóa, lãng phí kéo dài, nông dân mất đất canh tác, nhà nước mất đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, cần kiên quyết thu hồi những dự án theo kiểu lấy đất rồi để đó.

PV

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Hôm nay 4/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.224 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,77 điểm - tăng 0,12% so với phiên giao dịch ngày 3/9.
Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

(LĐTĐ) Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 5h20 ngày 4/9, tại km9+300 - đoạn đường tàu gần ga Văn Điển (giáp đường Ngọc Hồi). Thời điểm trên, tàu khách SE4 chạy hướng Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội bất ngờ va phải một xe tải đang băng qua đường ngang có đèn và biển cảnh báo...
16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, cảnh sát xử lý hơn 60.300 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó 16.425 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

(LĐTĐ) Bão số 3 đang được dự báo là cơn bão rất mạnh, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão, khả năng cao đi vào vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

(LĐTĐ) Trang chủ của Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) cho biết đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.

Tin khác

Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Đề nghị tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Khi có báo cháy, xe chuyên dụng chữa cháy di chuyển đến các điểm ở xa thì cơ bản đám cháy đã cháy xong...
Cập nhật di chuyển cơn bão số 3 Yagi trên biển Đông

Cập nhật di chuyển cơn bão số 3 Yagi trên biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 3/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 15km/h.
Cập nhật mới nhất: Bão số 3 Yagi giật cấp 11, liên tục tăng cấp trên biển Đông

Cập nhật mới nhất: Bão số 3 Yagi giật cấp 11, liên tục tăng cấp trên biển Đông

(LĐTĐ) Tin bão mới cập nhật của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 20 - 25 km/h.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong ngày Quốc khánh 2/9, đơn vị đã đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo 30.575 lượt người vào Lăng viếng Bác
Tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Quốc khánh 2/9

Tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Trong các ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tri ân cố nhạc sỹ Văn Cao, cố họa sỹ Bùi Trang Chước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tri ân cố nhạc sỹ Văn Cao, cố họa sỹ Bùi Trang Chước

Sáng 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố nhạc sỹ Văn Cao và cố họa sỹ Bùi Trang Chước, những cây đại thụ của nền âm nhạc và hội họa Việt Nam.
Hành khách đi lại đông đúc tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp Lễ 2/9

Hành khách đi lại đông đúc tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp Lễ 2/9

(LĐTĐ) Ngày 2/9 là ngày cao điểm đi lại dịp Lễ 2/9 năm 2024, khi tại sân bay Tân Sơn Nhất duy trì số chuyến bay đạt tới 608 chuyến với với 87.103 hành khách.
Từ ngày 5/9, Hà Nội sẽ có thêm 4 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 5/9, Hà Nội sẽ có thêm 4 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã ủy quyền bộ phận “Một cửa” của UBND các huyện Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, kể từ ngày 5/9.
Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về di sản văn hóa dưới nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để có cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động