Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bảo tồn và phát triển không gian công cộng trong lòng đô thị:

Kỳ 1: Đã thiếu còn bị chiếm dụng

(LĐTĐ) Với người dân Hà Nội và trẻ em ở đô thị, những không gian công cộng, sân chơi cộng đồng như công viên, khu vui chơi, quảng trường, vỉa hè, sân chung của khu tập thể… có những nét rất riêng, tạo thành nơi vui sống, gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên có một thực tế, những không gian này ở Thủ đô vẫn quá ít so với nhu cầu của người dân và đang ngày càng bị tư hữu hoá.
Sân chơi cộng đồng ra đời từ "điểm nóng" Chung tay xây dựng sân chơi cộng đồng cho trẻ Hà Nội: Bãi đất bỏ không 20 năm thành sân chơi cộng đồng!

Sự thiếu hụt không gian công cộng

Theo PGS.TS.KTS. Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng, không gian công cộng tiếp cận từ góc độ xã hội được xem là các không gian cho phép thoả mãn nhu cầu tương tác, chia sẻ, gặp gỡ, giải trí, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái của các cá thể trong xã hội trong sự hoà mình vào xã hội. Sự tụ tập ở đây là do các cá thể tự nguyện đến và gặp nhau.

Các không gian công cộng có thể là một công viên, một quán trà hoặc cà phê dân dã hay thậm chí là một vỉa hè, một khoảng trống giữa các công trình và không liên quan đến hình thức sở hữu cũng như hình hài của không gian đó.

Hiện nay, tuy diện mạo chung của Hà Nội đã có nhiều thay đổi và hiện đại hơn nhưng không gian công cộng của thành phố đang chịu nhiều sức ép từ các mục đích sử dụng khác như bãi đỗ xe, các hoạt động mưu sinh hoặc việc phát triển hạ tầng giao thông đô thị.

Kỳ 1: Đã thiếu còn bị chiếm dụng
Tràn lan phương tiện lấn chiếm vỉa hè, lòng đường (Ảnh chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra).

Đây là tình trạng diễn ra phổ biến ở nhiều đô thị khác của Việt Nam khi xu hướng tư nhân hóa không gian công cộng diễn ra ngày càng phổ biến trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay. Hình ảnh các công viên vui chơi trở thành nơi bán hàng trà nước, vỉa hè trở thành bãi đỗ xe, lòng đường là nơi họp chợ… không còn xa lạ với người dân Thủ đô.

Hiện nay, mật độ dân số đông với 2398 người/km2, mật độ giao thông 105.2 xe/m2 cùng sức ép của đô thị hoá, người dân và trẻ em Thủ đô đang bị thiếu hụt không gian công cộng.

Ở nhiều khu dân cư, đô thị trên địa bàn Hà Nội, người dân hầu như không có không gian công cộng riêng của mình. Nhiều nhà đầu tư thường vì mục đích thương mại, tận dụng triệt để đất đai để xây dựng công trình mà ít quan tâm đến việc phục vụ cộng đồng như công viên, khu vui chơi cho trẻ, sân thể thao, nhà văn hoá.

Như trẻ em ngày xưa có thể chơi ngoài sân, vỉa hè trước nhà, khu tập thể… Ngày nay, những đứa trẻ đô thị chỉ biết tìm đến các khu vui chơi thương mại phải trả tiền, các trò chơi điện tử mà ít được vui chơi trong không gian công cộng để các em có thể vận động cơ bắp, tương tác với thiên nhiên.

Chị Đặng Phương Thảo, một người dân sống trên địa bàn phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng cái sân kho, đến ngày mùa trẻ em ra sân kho cùng người lớn phơi thóc, phơi rơm. Đó còn là nơi đám con gái chúng tôi ngồi lê chơi đánh chuyền, nhảy dây, trốn tìm. Hay có những ngày chen chân xem chiếu bóng ở sân kho hợp tác xã, rồi những hôm tham gia sinh hoạt hè mướt mải mồ hôi… Giờ đây, sân kho vẫn còn đó nhưng bị trưng dụng để đỗ xe ô tô”.

Cần hành động để bảo vệ các “tài sản văn hoá”

Không gian công cộng, dù là địa điểm di sản hay đơn giản chỉ là sân chơi cho trẻ em luôn gắn với ký ức và quá khứ và là “tài sản văn hoá” của người dân. Những “tài sản văn hoá” này đang bị tư hữu hoá và mất đi cũng đồng nghĩa với việc các mối quan hệ giữa những người dân sinh sống ở Hà Nội trở nên lỏng lẻo.

Không gian công cộng là một sản phẩm của lịch sử tại một thời điểm nhất định và rất cần sự chung tay của người dân để kiến tạo nên không gian sống cho bản thân.

Ông Lê Quang Bình – Chủ tịch Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) nhận định: “Người Hà Nội đang sống trong những “chiếc hộp” nhà cao tầng, chung cư hiện đại. Còn công viên, bờ hồ hay các khoảng không gian quan trọng dành cho sinh hoạt cộng đồng – nơi lưu giữ những ký ức, cảm xúc Hà Nội vốn dĩ đã hiếm hoi nay đang dần có nguy cơ biến mất nếu không được chú ý và giữ gìn. Tôi rất tâm đắc với so sánh cho rằng không gian công cộng của một thành phố cũng giống như không gian phòng khách của một ngôi nhà. Chúng ta cần không gian công cộng để giao lưu, kết nối, thực hành các hoạt động tập thể, đón tiếp khách thập phương, trình diễn nghệ thuật và quan trọng nữa là thực hành các lối sống khỏe mạnh như chạy bộ, tập thể dục”.

Kỳ 1: Đã thiếu còn bị chiếm dụng
Hồ Gươm mở ra một không gian sáng tạo cộng đồng cho người dân Thủ đô và du khách. (Ảnh chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra)

Thế nhưng, khi phải đối diện với việc các “tài sản văn hoá” của họ đang bị xâm chiếm, tư hữu thì dường như người Hà Nội chọn cách hoài niệm và lưu giữ ký ức về Hà Nội hơn là nhận thức về “quyền” của mình đối với thành phố và hành động để bảo vệ các “tài sản văn hoá” của họ.

PGS. TS Phạm Quỳnh Phương – Viện Nghiên cứu Văn hoá cho biết: “Tôi đã dành 6 tháng để nghiên cứu về không gian công cộng của Thủ đô. Khi làm một cuộc khảo sát tại các diễn đàn, hội, nhóm của những người yêu Thủ đô, nếu đăng ảnh về Hà Nội những năm 20-30 của thế kỷ trước thì rất nhiều bình luận, quan tâm. Nhưng nếu là ảnh về các vấn đề bức xúc hiện nay thì nhận được rất ít tương tác. Điều đó cho thấy người dân yêu Hà Nội đang sống với những hoài niệm, ký ức về Hà Nội hơn là trăn trở về nó”.

Cũng theo PGS. TS Phạm Quỳnh Phương, những mô hình chung cư cao cấp, sự phát triển của các siêu thị và việc tư hữu hoá các không gian công cộng cho thấy giá trị thương mại đang trở thành một tiêu chí quan trọng của việc tái cấu trúc đô thị. Cùng với quá trình tư hữu hoá hay “xã hội hoá”, Hà Nội đang sản sinh ra nhiều các không gian thương mại – không gian được coi là “công cộng” mới với nhiều người Hà Nội. Những siêu thị lớn hay trung thâm thương mại thường đông nghịt vào những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ.

Trong sự ngột ngạt ô nhiễm của môi trường, sự thiếu hụt không gian công cộng, “đi chơi siêu thị” đã trở thành một thực hành giải trí mới với người dân ở Hà Nội. Siêu thị đã không chỉ còn đóng chức năng cơ bản là nơi bán hàng, mua hàng, mà bất đắc dĩ đóng vai trò không gian công cộng để “chơi” và tụ họp.

Theo các chuyên gia, nếu được tổ chức tốt, những không gian công cộng có thể trở thành biểu tượng của một khu phố, một thành phố, hay của cả một quốc gia. Hồ Gươm là một điển hình cho điều đó.

Trong đó, phố đi bộ Hồ Gươm đã tạo ra không gian sáng tạo cộng đồng cho người dân Thủ đô và du khách. Nơi đây thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, giải trí như tổ chức các trò chơi dân gian, trình diễn các nhạc cụ truyền thống, biểu diễn nghệ thuật đương đại, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trên cả nước… Ngoài ra, còn có những sự kiện văn hoá quốc tế được du khách đánh giá cao như chương trình biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng London, Triển lãm hoa anh đào Nhật Bản tại Hà Nội, Ngày Hàn Quốc tại Hà Nội… Có thể khẳng định, Hồ Gươm là một không gian cộng đồng được khai thác tương đối tốt, trở thành biểu tượng của không chỉ riêng Thủ đô mà cả đất nước.

Phương Bùi

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(LĐTĐ) Bộ Chính trị điều động, phân công ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội?

Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội?

(LĐTĐ) Từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu xuất hiện mưa rào và dông rải rác do ảnh hưởng của rìa xa bão Yagi. Từ 7 - 8/9 là đỉnh điểm mưa lớn, gió giật mạnh. Lũ có thể lên trên sông Tích, sông Bùi, sông Cà Lồ gây ngập úng kéo dài ở một số địa phương.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Chiều 5/9: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Chiều 5/9: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (5/9), giá xăng, dầu đồng loạt giảm sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Nâng cao kỹ năng về PCCC cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên năm học mới

Nâng cao kỹ năng về PCCC cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên năm học mới

(LĐTĐ) Dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an thành phố Hà Nội đồng loạt triển khai tiết học về kỹ năng an toàn cháy, nổ trong các cơ sở giáo dục. Qua đó góp thêm hành trang, kiến thức phòng tránh tai nạn, thương vong do hỏa hoạn cho học sinh, giáo viên...
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Rộn ràng ngày khai trường trên huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc

Rộn ràng ngày khai trường trên huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc

(LĐTĐ) Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, rực rỡ cờ hoa, trang nghiêm. Các em học sinh vui mừng mặc những bộ quần áo mới, niềm vui thể hiện rõ trên những khuôn mặt trẻ thơ, niềm tự hào của những bậc phụ huynh và quân dân huyện đảo Trường Sa. Dưới đây là một số hình ảnh ngày khai trường mà Cộng tác viên tại Trường Sa gửi đến Báo.

Tin khác

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

(LĐTĐ) Sau sự cố một nhánh cây lớn ở công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bị gãy rơi trúng nhóm người dân đi tập thể dục khiến 2 người chết, 3 người bị thương vào sáng 9/8, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý.
TP.HCM: Cây xanh cao hơn 10m gãy cành trong Công viên Tao Đàn, 2 người tử vong

TP.HCM: Cây xanh cao hơn 10m gãy cành trong Công viên Tao Đàn, 2 người tử vong

(LĐTĐ) Sáng 9/8, khi nhiều người đang tập thể dục trong Công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì bất ngờ một cây xanh cao hơn 10 m bị gãy cành rơi trúng. Hậu quả khiến 2 người tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương.
Đồng Nai: Cháy trong đêm, 13.000 m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

Đồng Nai: Cháy trong đêm, 13.000 m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

(LĐTĐ) Sau khi vụ cháy được khống chế, toàn bộ khung giàn thép, mái che đều bị đổ sập, nhiều hàng hóa, phương tiện... bị thiêu rụi.
Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang

Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch số 8155/KH-UBND về việc kiểm tra và thành phần đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động xây dựng đối với 5 công trình khách sạn, căn hộ trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho các tiểu thương

Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho các tiểu thương

(LĐTĐ) Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ là nơi tập trung nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, nguy cơ cháy nổ cũng luôn ở mức độ cao. Vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) cho các tiểu thương, hộ kinh doanh tại Trung tâm thương mại Thanh Trì.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tiến độ thi công xây lắp đạt 9,9%.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tiến độ thi công xây lắp đạt 9,9%.

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,9%.
Xem thêm
Phiên bản di động