Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

(LĐTĐ) Để có thể có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các tuyến đường sắt còn lại, một giải pháp chính sách của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là triển khai các Dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Dự án TOD).
Tạo “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở đường, tạo thể chế thuận lợi giúp Thủ đô bứt phá Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Kỳ vọng tạo đột phá để Hà Nội phát triển

Một trong những chính sách mới quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), đang được nhiều người dân quan tâm. Vậy, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt đô thị Thủ đô như thế nào?

Áp dụng mô hình TOD cho đường sắt đô thị

Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, thành viên Tổ Biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cho biết, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 410km. Sau 12 năm thực hiện Quy hoạch, Hà Nội mới vận hành và khai thác được 13km đường sắt đô thị (tuyến Cát Linh - Hà Đông).

Quyết định số 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2016 phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 519/QĐ-TTg) đặt mục tiêu thành phố Hà Nội phải ưu tiên phát triển vận tải đường sắt đô thị đến 2030 chiếm 25%-30% và sau 2030 là từ 35%-40% ở khu vực đô thị trung tâm. Yêu cầu này đòi hỏi Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện được các mục tiêu quy hoạch nêu trên.

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội gần đây về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đến năm 2023 là hơn 39.500 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án và nếu đầu tư cho các tuyến đường sắt đô thị còn lại đến năm 2045 (căn cứ theo Quyết định số 519/QĐ-TTg) thì cần khoảng 321.484 tỷ đồng (tương đương 13.31 tỷ USD).

Để có thể có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các tuyến đường sắt còn lại, một giải pháp chính sách của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là triển khai các Dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Dự án TOD). Dự án TOD là một giải pháp có thể mang lại nguồn lực đầu tư từ xã hội thông qua việc khai thác quỹ đất ở các vùng phụ cận của tuyến đường sắt, không gian ngầm và không gian trên cao ở các nhà ga của tuyến đường.

Cũng theo ông Nguyễn Công Anh, điểm đặc biệt là Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chỉ lựa chọn quy định Dự án TOD áp dụng cho đường sắt đô thị mà không áp dụng sang các loại hình giao thông khác như đường bộ là phù hợp với nhu cầu phát triển của Thủ đô cũng như tính phức tạp của một dự án đường sắt đô thị đòi hỏi phải có cơ chế đặc thù. Đối với đường bộ, mô hình phát triển TOD đã và đang được áp dụng từ nhiều năm nay trong công tác quy hoạch mà không cần phải áp dụng cơ chế Dự án TOD.

Lấy giao thông làm đích hướng

Góp ý vào dự án Luật, ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho hay, ở Việt Nam, mô hình TOD có thể là mới, nhưng chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh… Bản chất mô hình TOD được hiểu là lấy giao thông làm đích hướng, nhưng trong 30 năm qua, giao thông của nước ta lại bị định hướng.

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội.

Tại Hà Nội, khi mở rộng một con đường, mở một tuyến đường sắt đô thị luôn phải “len lỏi” trong các khu đô thị đã được hình thành, tốn rất nhiều nguồn lực để mở một con đường, chi phí giải phóng mặt bằng vô cùng lớn, Nhà nước không thu lại được lợi ích khi mở đường mà chỉ đạt được mục đích đó là “có con đường”. Các hộ dân đang ở trong ngõ ngách được chuyển ra mặt đường thì họ được hưởng lợi ích từ việc mở đường.

Do vậy, ông Lê Trung Hiếu cho hay, đưa nội dung TOD và Luật Thủ đô là rất cần thiết, đặc biệt dành cho đường sắt đô thị. Đây được đánh giá là một nguồn lực rất quan trọng để nhà nước có thể thu hồi giá trị thặng dư từ đất và dùng chính nguồn này để đầu tư các công trình giao thông khối lượng lớn.

Ông Lê Trung Hiếu cũng nhìn nhận, quy định về sử dụng không gian ngầm được đưa vào khá rõ trong dự thảo Luật Thủ đô (Điều 21). Sau này không chỉ có đường sắt đô thị là đi ngầm mà các công trình giao thông trong nội đô cũng có thể đi ngầm, như thế sẽ tiếp tục gia tăng giá trị thặng dư về sử dụng đất. Đặc biệt, sẽ giúp bảo vệ cảnh quan, nhất là trong 4 quận nội đô lịch sử. Như vậy là đạt được rất nhiều mục tiêu kép, vừa thu được nguồn lực, vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa tạo ra giá trị thặng dư, vừa bảo vệ cảnh quan.

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
TS Lê Đình Vinh, Giám đốc công ty Luật Vietthink.

Cần lưu ý tới quy hoạch

Cùng góp ý vào dự án Luật, TS Lê Đình Vinh, Giám đốc công ty Luật Vietthink nhấn mạnh, quy hoạch là linh hồn của một đô thị. Quy hoạch tốt không chỉ giúp đô thị đó văn minh, hiện đại, trật tự mà còn mở ra không gian phát triển, tạo tiền đề thu hút nguồn lực phát triển. Nếu quy hoạch không tốt sẽ khó tạo ra giá trị thặng dư, kìm hãm sự phát triển trong tương lai.

Theo TS Lê Đình Vinh, câu chuyện đường sắt đô thị của Hà Nội vừa qua là câu chuyện của vấn đề quy hoạch. Chúng ta đã làm hai tuyến đường sắt đô thị nhưng không gắn chặt với quy hoạch, chỉnh trang, tái thiết đô thị mà chỉ mới giải quyết nhu cầu trước mắt là vấn đề đi lại nên chưa đạt hiệu quả.

Vì vậy, trong việc phát triển TOD tới đây, cần lưu ý tới quy hoạch. Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này hoàn toàn có thể đưa ra các tiêu chí có liên quan đến công tác quy hoạch về dự án TOD như: Phải có sự quy hoạch đồng bộ của các dự án thành phần; quy hoạch đồng bộ các không gian liên quan; bố trí được nguồn lực để triển khai đồng bộ các dự án thành phần; lựa chọn được nhà đầu tư để triển khai đồng bộ các dự án thành phần trong dự án TOD; các nhà đầu tư cam kết triển khai đồng bộ các dự án này...

Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng
TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam

Còn theo TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, khi áp dụng mô hình TOD, ngoài những lợi ích như ông Lê Trung Hiếu đã nêu, nếu triển khai tốt cơ chế TOD gắn với tái thiết đô thị sẽ mang lại lợi ích rất lớn, đặc biệt là khu đô thị có không gian nén rất lớn nhưng lại không có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ.

Về mặt kinh tế, khi sử dụng đúng cơ chế TOD và khai thác được các nguồn lực, chúng ta sẽ bớt nguồn lực vay vốn từ ngân sách, nguồn vốn ODA, tổ chức tín dụng tài chính quốc tế. Khi đó, nguồn lực từ ngân sách nhà nước có thể tạo ra một dư địa mới để phát triển Thủ đô như về lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa… Khi tự chủ được về tài chính, chắc chắn chúng ta sẽ tự chủ được về công nghệ. Đây cũng là cơ hội để chúng ta xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ cho đường sắt đô thị…

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012), sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng; tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão...
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân

(LĐTĐ) Tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải chuẩn bị sẵn, tính toán hết tất cả phương án dự phòng về lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố trong trường hợp mực nước sông Hồng đạt mức báo động 3.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn.
Thông tin vỡ đê tại huyện Sóc Sơn là không đúng, khu vực sự cố là đoạn đường liên thôn

Thông tin vỡ đê tại huyện Sóc Sơn là không đúng, khu vực sự cố là đoạn đường liên thôn

(LĐTĐ) Hiện nay, trên mạng đang lan truyền thông tin huyện Sóc Sơn bị vỡ đê, đây là thông tin không chính xác. Thực tế khu vực sự cố là tại một đoạn đường liên thôn ngăn giữa suối Lai Sơn với một cánh đồng, lực lượng tại chỗ đã được huy động để khắc phục sự cố.
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Để phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí ủng hộ tài chính, nhu yếu phẩm thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng.
EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

(LĐTĐ) Dự báo hoàn lưu cơn bão số 3 sẽ tiếp tục gây mưa lớn khiến mực nước cáac sông dâng cao lên mức báo động, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng thời duy trì các lực lượng tại chỗ, tăng cường các lực lượng xung kích sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt tại Hà Nội.
Lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống chậm, lũ trên sông Hồng đang lên

Lũ trên sông Thao tại Lào Cai xuống chậm, lũ trên sông Hồng đang lên

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Thao tại thành phố Lào Cai tiếp tục xuống chậm; tại Yên Bái đang lên chậm. Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên.

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Xem thêm
Phiên bản di động