Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Những dự án nào đang là “đầu kéo” gia tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản? Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

Tại Tọa đàm "Tiêu điểm đầu tư bất động sản trong bối cảnh mới", ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, các luật sẽ tạo cuộc chơi hay hơn, hấp dẫn hơn. Trong các luật sửa đổi lần này, quan điểm của các nhà làm luật là nhằm đồng nhất các quy định thể chế, liên quan đến sử dụng đất đai, không để tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, giúp cho các hoạt động đầu tư, sử dụng các nguồn lực đất đai được rõ ràng, minh bạch, hướng đến việc làm thế nào đẩy mạnh năng lực thực tế.

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định
Ảnh minh họa: BT

Các khó khăn của thị trường thời gian vừa qua cũng chính là sự sàng lọc cuộc chơi. Thị trường chỉ còn lại những doanh nghiệp đủ năng lực. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ buộc phải cùng liên doanh, liên kết để có đủ sức phát triển và tồn tại trên thị trường.

Một điểm mới của các luật liên quan đến thị trường bất động sản là bảng giá đất. Trước đây quy định 5 năm một lần do trung ương quyết định, tuy nhiên hiện nay bảng giá đất được cập nhật hàng năm, phân quyền xuống địa phương. Các thông tin về giá đất chặt chẽ, rõ ràng, để cuộc chơi có tính chất sòng phẳng, công bằng hơn. Bên cạnh đó là các quy định về đầu tư, nhà ở xã hội, bán nhà cho người nước ngoài... sẽ tạo nên một thị trường minh bạch và hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng cần phải chờ các Nghị định, Thông tư dưới luật xem có phát sinh các điểm nghẽn nào hay không. Vấn đề chất lượng các văn bản dưới luật vẫn là băn khoăn rất lớn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, giá đất cũng là điểm nghẽn rất lớn, nếu không giải quyết được sẽ tiếp tục gây tắc nghẽn các dự án, kéo theo đó là nhiều vấn đề ách tắc cho thị trường bất động sản.

Về cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ và vừa, theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, tác động của 3 luật sửa đổi với các chủ đầu tư vừa và nhỏ không quan trọng bằng việc doanh nghiệp có đủ nguồn lực hay không.

“Giống như bóng đá, tôi cho rằng, không có luật nào chỉ có lợi hay có hại cho một nhóm đối tượng cụ thể. Các luật mới ra đời có thể coi là một lằn ranh để các chủ đầu tư bất động sản bám sát, phát triển các sản phẩm phù hợp. Thực tế, thị trường bất động sản Việt Nam trải dài trên nhiều tỉnh thành với hàng nghìn chủ đầu tư. Do đó, chúng ta vẫn kỳ vọng có cơ hội cho các chủ đầu tư vừa và nhỏ. Như G-Home đã triển khai thành công nhà ở xã hội ở các tỉnh miền núi”, ông Nguyễn Thọ Tuyển phân tích thêm.

Cho rằng các chủ đầu tư nên tự tin phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng giám đốc G-Home cho rằng, khi các bộ luật có hiệu lực, các chủ đầu tư nhà ở xã hội không còn phải bắt buộc dành ra 20% phần diện tích để cho thuê, sau 5 năm mới được bán. Điều này giúp “cởi trói” rất lớn do đơn giá cho thuê hiện được công khai trên các cổng thông tin, nhưng vẫn đắt hơn mặt bằng giá người dân tự cho thuê, chưa kể thủ tục pháp lý rất phức tạp. Việc mua bán hay cho thuê nên để thị trường tự quyết định.

Bên cạnh đó, với quy định trước đây, người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội lại không đủ tiền, trong khi người trung lưu không đủ tiền mua nhà ở thương mại thì không đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội. Cùng với đó là những quy định chồng chéo, phức tạp về vấn đề hộ gia đình, hộ khẩu.

“Hiện ở các nước phát triển, cứ 5 người thì có 1 người đang ở nhà ở xã hội. Điều này cho thấy tính hợp lý và có cơ sở từ “con số 20%” theo quy định mà các cơ quan quản lý đã đưa ra. Với sự cởi trói mạnh mẽ về luật, tôi mong chờ thông tư mới ra đời sẽ giúp tháo gỡ toàn bộ khó khăn để các chủ đầu tư yên tâm làm nhà ở xã hội”, Tổng Giám đốc G-Home kỳ vọng.

Là một đơn vị thực hiện các dự án nhà ở thương mại lớn, ông Nguyễn Dũng Minh, Phó Tổng Giám đốc MIK Group hy vọng thị trường có thêm các khu đô thị lớn vài trăm héc-ta khi các luật được thực thi. Theo ông Minh, 5 năm gần đây, các dự án có quy mô lớn như Vinhomes Smart City, Ocean, Ecopark… đã tạo ra giá trị gia tăng lớn. Đơn cử như Smart City Tây Mỗ, 4 năm trước giá bán chỉ tầm 30 triệu đồng/m2, bây giờ đã lên tới 80-90 triệu đồng/m2. Điều này không chứng minh cho tình trạng thị trường đang phát triển nóng, mà cho thấy dự án được đầu tư bài bản, có quy mô, hạ tầng tốt đã mang lại giá trị thực sự cho người mua.

“Tôi nghĩ vấn đề ngắn hạn như nguồn cung hạn chế là một trong những yếu tố tác động tới giá bán. Từ giờ đến cuối năm và đầu năm sau, giá bán trung bình còn lên cao hơn nữa. Trong thời gian tới, với hành lang pháp lý mới, tôi hy vọng trên thị trường có nhiều quỹ đất lớn hơn và khu đô thị thực sự lớn vài trăm héc-ta trở lên”, ông Minh chia sẻ.

Không chỉ các nhà đầu tư mà hơn ai hết, người dân kỳ vọng các luật liên quan đến bất động sản tới đây có thể “cởi trói” thị trường mang lại cơ hội sở hữu nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của luật đến đâu phải chờ và phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị, năng lực thực thi của cơ quan chức năng cả trung ương và địa phương.

Mục tiêu tối quan trọng của các luật khi đưa vào thực thi lần này nhằm khắc phục những yếu kém và hạn chế, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai. Chấn chỉnh thị trường bất động sản, có cơ chế để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững và kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai. Cùng với đó là khơi thông các điểm nghẽn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho các dự án sớm được thực hiện.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư luận đánh giá cao công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão của Hà Nội

Dư luận đánh giá cao công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão của Hà Nội

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, cùng với việc Thành ủy Hà Nội liên tiếp có những chỉ đạo nhanh chóng ứng phó, chỉ đạo xử lý kịp thời các giải pháp trọng tâm ứng phó với mưa, lũ… đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao và tin tưởng của người dân Thành phố.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng

(LĐTĐ) Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến. Theo Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Hoa Kỳ, chi tiêu cá nhân cho mua sắm mùa tựu trường đã tăng đáng kể trong hai năm qua, thậm chí vượt qua cả chi tiêu mua sắm cho mùa lễ hội cuối năm.
Huy động nguồn lực khẩn trương sớm khắc phục hậu quả bão, mưa lũ

Huy động nguồn lực khẩn trương sớm khắc phục hậu quả bão, mưa lũ

Chiều 11/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

(LĐTĐ) Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô từ hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) làm chủ đầu tư đều đang trong tình trạng chậm tiến độ.
Quận Tây Hồ di dời hơn 700 hộ dân ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn

Quận Tây Hồ di dời hơn 700 hộ dân ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Hiện nay, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ vẫn đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Đến 15 giờ ngày 11/9, toàn quận đã di dời hơn 700 hộ dân với khoảng 1.800 nhân khẩu ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn.
Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, hiện mực nước trên sông Nhuệ vẫn tăng cao dù đã thực hiện giảm công suất bơm trên toàn hệ thống.
Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm… Theo đó, tại Kỳ thứ 47, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Tin khác

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Xem thêm
Phiên bản di động