Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Làm gì để phòng chống phơi nhiễm HIV ?

Vừa qua, 8 chiến sĩ công an của tỉnh Hưng Yên khi trấn áp đối tượng buôn bán ma túy đã bị phơi nhiễm với HIV. Vậy việc chăm sóc sức khỏe và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm như thế nào? Phóng viên báo game bài uy tín Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.
lam gi de phong chong phoi nhiem hiv Giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%
lam gi de phong chong phoi nhiem hiv Những tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV bạn nên biết

PV: Thưa TS, ông có thể nói rõ hơn về vụ 8 chiến sĩ công an tỉnh Hưng Yên bị phơi nhiễm HIV vừa qua?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Qua báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hưng Yên, đơn vị thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, chúng tôi được biết: Ngày 6/6/2018, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt quả tang đối tượng Tạ Văn Lý (sinh năm 1976, trú tại xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quốc lộ 39A. Qua đấu tranh, Lý đã khai mua heroin từ Huyền. Lực lượng chức năng đã khám xét nhà của đối tượng Huyền là người bán ma túy cho Lý.

lam gi de phong chong phoi nhiem hiv

TS. BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Khi tổ chức khám xét nhà của Huyền, anh trai của Huyền là Nguyễn Văn T. sinh năm 1972 là người nhiễm HIV, từng có 2 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy đã hết sức manh động, sử dụng dao đe dọa, chống trả quyết liệt lực lượng thi hành nhiệm vụ. T. đã dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.

Mặc dù biết đối tượng bị nhiễm HIV, nhưng với tinh thần cương quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và tính nhân văn, các chiến sĩ cảnh sát hình sự đã không ngại nguy hiểm đến tính mạng, kiên quyết khống chế, bắt giữ đối tượng. Đồng thời, cảnh sát còn băng bó vết thương, bảo toàn tính mạng cho đối tượng T.

Trong quá trình khống chế đối tượng đã có 8 đồng chí công an bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát và dính máu của đối tượng.

PV: Tiến sĩ có thể giải thích rõ hơn thế nào là phơi nhiễm với HIV?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Phơi nhiễm với HIV được xác định là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Hiện nay Bộ Y tế chia ra 2 loại phơi nhiễm HIV là phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp tức là phơi nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp mà cụ thể như cán bộ y tế bị kim tiêm hay kim khâu có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào hay công an trấn áp tội phạm như trường hợp chúng ta đang đề cập.

Loại thứ hai là phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp tức là bị phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp như quan hệ tình dục do không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm; Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý…

Thực ra về bản chất cả hai loại đều là có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên phân chia 2 loại để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách xã hội.

PV: Vậy cụ thể nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ chiến sĩ công an trên theo ông đánh giá như thế nào?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Nguy cơ nhiễm HIV của các các bộ chiến sĩ công an trên phụ thuộc vào một số yếu tố: Thứ nhất là nơi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào. Nếu bắn vào các vùng da hay niêm mạc của các chiến sĩ công an bị xây xát, tổn thương thì có nguy cơ.

Vùng da niêm mạc tổn thương càng rộng thì nguy cơ cao hơn. Nếu máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV đó bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ. Thứ hai là việc xử lý vết thương của cán bộ chiến sĩ công an sau đó thể nào. Nếu tổn thương da chảy máu mà rửa ngay ngay vết thương dưới vòi nước hay rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều.

lam gi de phong chong phoi nhiem hiv

Phơi nhiễm HIV đều có thể xảy ra trong và ngoài môi trường nghề nghiệp.

Thứ ba là tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm. Cụ thể, với đối tượng T. đã được xác định nhiễm HIV và hiện đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) từ năm 2010. Theo báo cáo của cơ sở điều trị cho T. lần xét nghiệm tải lượng vi rút gần đây nhất cuối năm 2017 thì tải lượng vi rút của T. là 164 bản sao/ml máu, tức là tải lượng vi rút trong máu của bệnh nhân T. là rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV và đạt tải lượng vi rút thấp thì nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác cũng thấp.

Thứ 4 là điều trị thuốc kháng vi rút sau phơi nhiễm: Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.

Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên cả 8 chiến sĩ công an đều được khám, xét nghiệm HIV, tư vấn và được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị trong vòng 20 giờ.

Có thể nói thời gian điều trị ARV như vậy là sớm. Với tất cả các yếu tố trên, có thể nói nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao.

PV: Thưa TS, 8 cán bộ, chiến sĩ công an trên cần được theo dõi sức khỏe tiếp theo như thế nào?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: 8 cán bộ chiến sĩ công an hiện đã được làm đầy đủ các thủ tục về phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp như xử trí ban đầu, lập biên bản, tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV.

Công việc tiếp theo là tư vấn hỗ trợ tâm lý để các chiến sĩ yên tâm nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác dụng phụ của ARV trong quá trình điều trị để đảm bảo việc điều trị ARV đủ liệu trình 28 ngày. Tổ chức xét nghiệm lại HIV cho 8 chiến sĩ này sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.

Tư vấn cho các chiến sĩ về việc không được hiến máu, thực hành quan hệ tình dục an toàn cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Tư vấn về việc tiêm vắc xin viêm gan vi rút B nếu cần.

PV: Ông có lời khuyên nào cho những cán bộ chiến sĩ công an trong các trường hợp tương tự?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Như tôi đã đề cập, các cán bộ y tế cũng như cán bộ chiến sĩ công an luôn đối mặt với phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp. Việc này không biết nó xảy ra khi nào và với ai.

Tuy nhiên khi bị phơi nhiễm với HIV, các cán bộ và chiến sĩ công an cần bình tĩnh xứ lý ngay như sau: Xử lý vết thương tại chỗ: Nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9 % nhiều lần.

Báo cáo người phụ trách và làm biên bản nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

Đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Minh Khuê – Hải Huệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Ghi nhận những thiệt hại bước đầu do ảnh hưởng của bão số 3

Quận Long Biên: Ghi nhận những thiệt hại bước đầu do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sơ bộ tính đến 21h ngày 7/9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên (thành phố Hà Nội) đã có gần 700 cây xanh bị gãy, đổ; 8 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái, 8 xe bị hư hỏng do cây đổ…
Bão số 3 đi qua để lại sự tan tác ở Bãi Cháy, Hạ Long

Bão số 3 đi qua để lại sự tan tác ở Bãi Cháy, Hạ Long

(LĐTĐ) Bão số 3 đã tàn phá Bãi Cháy, Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) khiến trường học bị sập tầng, nhiều nhà ở, cửa hàng bị tốc mái... để lại sự hoang tàn và mức độ thiệt hại ban đầu.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 8/9: Mưa to đến rất to, nhiều khu vực cảnh báo úng ngập

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 8/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to, nhiều nơi cảnh báo úng ngập.
Nhân rộng mô hình sáng kiến, cách làm hay trong cải cách hành chính

Nhân rộng mô hình sáng kiến, cách làm hay trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Với phương châm “Lấy sự hài lòng của tổ chức, người dân là thước đo để đánh giá hiệu quả công việc” và xác định cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác chỉ đạo, điều hành, huyện Phúc Thọ đã thí điểm triển khai nhiều cách làm mới trong cải cách hành chính.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3

(LĐTĐ) Đoàn kiểm tra số 3 của Sở Y tế do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương làm trưởng đoàn đã trực tiếp kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống bão số 3 (Yagi) tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, Trung tâm Y tế huyện Thường Tín và Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Trì.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở game bài uy tín - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người game bài uy tín luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.

Tin khác

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Xem thêm
Phiên bản di động