Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lắng đọng Tết Hà Nội

(LĐTĐ) Tháng Chạp, mặc cho cái rét cuối đông như đậm hơn, sâu hơn và mưa phùn giăng mắc, khắp nẻo phố phường Hà Nội vẫn bừng lên những sắc màu rực rỡ, ấm áp: Màu xanh non mơn mởn của cây cối đâm chồi, nẩy lộc; màu đỏ của đào bích, sắc hồng của đào phai, màu vàng tươi của hoa cúc, quất, bưởi cùng sự ắp đầy của bánh mứt kẹo và vô vàn hàng hóa, nhu yếu phẩm. Tết đã về. Người Thủ đô bỗng  tất bật hơn, vội vã hơn, hối hả hoàn thành nốt những công việc cuối cùng, khép lại một năm bận rộn để vui Xuân, đón Tết.
lang dong tet ha noi Nhớ Tết xưa Hà Nội

Tết Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại, hòa nhịp với xu thế và sự thay đổi của thời gian song vẫn lưu giữ được những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt, đồng thời có nét tinh tế, lắng đọng, thanh lịch, tao nhã của vùng đất kinh kỳ nghìn năm. Cũng giống như mọi miền quê, Tết là những ngày trọng đại, nên nhà nhà, người người đi sắm Tết. Nhà giàu sắm ở nơi sang, nhà nghèo tìm chỗ vừa vừa để mua…

Tết xưa là thế, còn nay, việc chuẩn bị Tết hoàn toàn khác. Thời buổi kinh tế thị trường, đời sống người dân được nâng lên. Các nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên như nấm, hàng hóa bạt ngàn, dịch vụ vận chuyển tới tận nơi nên chẳng còn ai phải lo sắm dần để tích trữ. Ăn ngon, mặc đẹp không còn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người khi Tết đến.

lang dong tet ha noi

Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại, nhiều việc trước đấy vốn phải làm thủ công thì nay đã được chuyên môn hóa như làm mứt Tết, gói bánh chưng… nên các bà nội trợ cũng không còn phải nặng lòng lo toan, vất vả. Tuy vậy, sắm Tết, chuẩn bị Tết vẫn là thú vui của không ít người. Không ít gia đình ở Hà Nội vẫn tự làm mứt Tết, tự gói bánh chưng vì đó là dịp rèn luyện kỹ năng gia chánh của những phụ nữ Hà Nội thời nay, cũng là một cách giữ gìn tập tục văn hóa Tết truyền thống cho con cháu.

Người Hà Nội tao nhã, thanh lịch từ xưa đến nay cũng không thay đổi một điều, ấy là rất coi trọng đón Tết về mặt tinh thần. Do vậy, công việc không thể thiếu trong những ngày cuối năm của các gia đình Hà Nội là dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên là gốc, bàn thờ gia tiên được coi trọng lau chùi, chỉnh sửa đầu tiên và trang trọng đặt lên các lễ vật như vàng hương, đồ mã, hoa giấy, và mâm ngũ quả tượng trưng cho sự tồn tại của ngũ hành... Tết của người Hà Nội cũng không thể thiếu các thú chơi mà chơi hoa, chơi cây, chơi tranh, chơi chữ là cần nhất. Tết Hà Nội, nhà nào cũng phải có hoa. Loại hoa được ưa chuộng nhất là hoa đào. Có đào bích, đào phai, đào bạch, đào thất thốn. Từ tháng Chạp, người ta đã lên các dinh đào Nhật Tân, Phú Thượng để tìm, chọn những cành đào ưng ý đặt trước.

Một mùa xuân mới lại đến, thêm một cái Tết lại về. Người Hà Nội lại tạm gác những ồn ào phố thị, tạm gác nhịp sống hối hả hiện đại để tìm về với cội nguồn văn hóa, truyền thống của dân tộc và nghe tâm tư lắng lại. Thời gian dẫu có chảy trôi, Tết xưa, Tết nay dù có khác biệt nhưng những nét đẹp trong văn hóa đón Tết của người Hà Nội vẫn được lưu truyền, tiếp nối ở hiện tại và cho tới tận tương lai.

Nếu người trẻ ưa hoa đào mang sắc xuân đầm ấm, thì người già lại thích một chậu cúc điềm đạm, khiêm tốn, thanh cao, biểu tượng cho sự giàu có về tâm hồn, mà Nguyễn Trãi ca ngợi: “Phú quý lòng hơn phú quý danh”. Vua hoa mẫu đơn “thiên hương quốc sắc”, hoa của sự phú quý, hoa lan “vương giả hương” không gợn chút trần tục cũng là những loài hoa góp mặt làm không gian Tết của người Hà Nội thêm tinh tế, tao nhã… Tết Hà Nội cũng không thể thiếu chữ. Đó là thứ chữ nho viết chân phương, thứ chữ thảo viết phóng khoáng, bay bướm.

Những đôi câu đối viết sẵn nội dung chung nhà nào treo cũng được như: Minh niên tăng bách phúc/ Xuân nhật tập thiên tường (Năm mới thêm trăm phúc/ ngày xuân vạn sự lành). Kế thừa truyền thống Tết của người xưa treo câu đối đỏ trong nhà, ngày nay tiếp thu cái mới, truyền thống văn hóa dân tộc được phát triển, tập trung và có tổ chức, Tết Hà Nội giờ đây có Hội chữ Xuân tại Hồ Văn và khu Văn Miếu, Quốc Tử Giảm. Trong vài năm gần đây, những người Hà Nội ưa lối cổ lại chọn một chữ Tâm, Phúc, Đức hoặc Nhẫn viết theo lỗi thư pháp để treo, như bộc lộ tâm nguyện của lòng mình.

Giữa bộn bề của cuộc sống hổi hả thời hiện đại, người Hà Nội vẫn giữ được nét truyền thống trong từng gia đình đó là các con cháu sum họp trong bữa cơm tất niên chiều 30 Tết. Người Hà Nội vốn chuộng hình thức nên mâm cỗ cúng tất nhiên được trình bày đẹp mắt với màu sắc hài hòa. Trong gia đình, mọi người dường như đã có mặt bên bàn thờ gia tiên để làm lễ tiễn năm cũ, khấn mời ông bà, cha mẹ đã khuất núi về hưởng hương hoa đón năm mới cùng con cháu.

Sau bữa cỗ tất niên, mọi người sửa soạn đi chơi giao thừa. Hồ Gươm là nơi đông nhất; đường phố bây giờ đã mở rộng thêm nhiều, nhưng người Hà Nội cũng đông lên gấp bội nên đôi khi vẫn phải chen chúc. Đi chơi xuân, xem bắn pháo hoa, rồi vào lễ đền Ngọc Sơn đến lúc về đem theo cả lộc cành lẫn lộc thánh. Chỉ còn vài phút nữa là sang năm mới, trong mọi nhà đều chuẩn bị cúng giao thừa. Nén hương trên bàn thờ gia tiên đã được thắp lên, tính sao cho hương cháy 1/3 là đến giao thừa. Cây hương chính là cầu bắc từ năm cũ sang năm mới...

Bỗng xa văng vẳng tiếng chuông chùa rồi cả không gian âm vang tiếng pháo nổ nhất loạt như đánh thức cả một vùng trời đang tĩnh lặng. Ngày xưa là từng tràng pháo nổ, ngày nay là pháo hoa đủ hình đủ vẻ... rồi trên các hệ thống phát thanh, truyền hình vang lên lời chúc Tết của các vị lãnh đạo nhà nước. Qua giao thừa là bước vào năm mới. Cả nhà quây quần bên nhau, thấp thỏm chờ người đến xông đất. Phải chọn người tuổi đẹp, vợ chồng song toàn, con cái ngoan ngoãn, hẹn trước để người ta đến sớm. Nếu không chọn được thì gia chủ tự xông đất nhà mình.

Chọn hướng xuất hành đi ra đình, ra chùa, lễ xong xin cành lộc về xông nhà. Buổi sáng mùng 1 Tết, đường phố Hà Nội vắng lặng, thanh bình, thoáng đãng. Đây cũng là buổi sáng tĩnh lặng duy nhất trong năm. Trong các gia đình, mọi người đã thức dậy. Bàn thờ được thắp thêm hương, ai nấy ăn mặc tươm tất, lúc này là lúc con cháu lần lượt đến chúc thọ ông bà, cha mẹ, rồi sau đó người lớn lại mừng tuổi cho trẻ, cùng chúc nhau một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và bình an.

Tinh thần “Tương thân, tương ái” cũng là nét truyền thống cao quý của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng, đã được cụ thể hóa bằng những hành động giúp chia sẻ nỗi vất vả giữa con người với nhau và được nhân lên mỗi dịp Tết đến xuân về. Các chiến dịch vận động, hỗ trợ người nghèo, sinh viên, công nhân game bài uy tín nghèo về quê ăn Tết được thành phố Hà Nội phát động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc giúp những người nghèo có điều kiện đón Tết cùng gia đình và cảm nhận được tình người đang hiện hữu khắp nơi.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội di dời hàng trăm người dân trong đêm để tránh bão số 3

Hà Nội di dời hàng trăm người dân trong đêm để tránh bão số 3

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 6/9, hàng trăm người dân tại khu tập thể A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vội vã di tản để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.
Tin bão mới nhất: Bão Yagi chỉ còn cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng  gần 190km; mạnh cấp 14, giật cấp 17

Tin bão mới nhất: Bão Yagi chỉ còn cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng gần 190km; mạnh cấp 14, giật cấp 17

(LĐTĐ) 5h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) giật cấp 17, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 190km.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/9: Mưa to, gió giật từ cấp 6 đến cấp 10

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/9: Mưa to, gió giật từ cấp 6 đến cấp 10

(LĐTĐ) Dự báo ngày 7/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 4-5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9-10.
Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động