Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã

(LĐTĐ) Trước bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới còn nhiều biến động thì vấn đề liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã lại càng trở thành vấn đề cấp bách, nhất là sau tác động của đại dịch Covid-19.
Giải bài toán liên kết vùng để phát triển nhanh và bền vững Bổ sung chính sách tăng cường liên kết vùng giữa Hà Nội với các địa phương Liên kết vùng: Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế

Với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã hiện nay, vai trò liên kết vùng lại càng trở nên quan trọng khi mà khu vực này đang thu hút khoảng 7 triệu thành viên. Các hợp tác xã hiện đã thu hút được 3,28 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 38% tổng số hộ nông dân cả nước. Trên địa bàn cả nước đã tổ chức được trên 1.600 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trong số các chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 300 công ty, 150 hợp tác xã.

Tỷ lệ nông sản chủ lực tiêu thụ thông qua liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản từ 10% năm 2017, đến nay đã lên hơn 30%, trong đó tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân đạt 37%.

Liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã
Xác định người dân là chủ thể chính để xây dựng liên kết vùng (ảnh minh họa: T.H).

Tuy nhiên, trong liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với hợp tác xã thì vai trò của các bên tham gia hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn nhiều hạn chế. Còn gần 70% hợp tác xã nông nghiệp chưa tham gia tiêu thụ nông sản, chưa làm được vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp; một số hợp tác xã có tham gia nhưng cũng ở mức độ, quy mô hạn chế.

Không những vậy, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa bền vững, chủ yếu vẫn là thỏa thuận mua bán, tổ chức các vùng nguyên liệu đạt chuẩn về chất lượng, sản xuất theo hợp đồng gắn với thị trường tiêu thụ diễn ra chậm. Việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều trung gian, hiệu quả kinh tế không cao.

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng và thực hiện quản lý nhà nước về phát triển vùng.

Tại diễn đàn "Đẩy mạnh liên kết vùng - Tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã", ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng và thực hiện quản lý nhà nước về phát triển vùng. Bên cạnh đó, để đưa nông dân vào guồng máy sản xuất lớn trong nền nông nghiệp hiện đại cùng với sự liên kết của doanh nghiệp và hợp tác xã thì phải giải quyết được bài toán tích tụ ruộng đất.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, cần thắt chặt liên kết “bốn nhà”, trong đó có mô hình liên kết hợp tác xã, nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc, phát huy lợi thế từng địa phương, vùng miền. Mặt khác, cần quan tâm đầu tư hạ tầng sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã nói riêng và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói chung.

Hơn nữa, cần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, bao gồm cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên môn hóa theo vùng lãnh thổ và mở rộng liên kết vùng. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ nông dân với vùng nguyên liệu tập trung có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.

Quy tụ, tập trung các hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành cụm, tổ, nhóm để thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát hay thu mua nông sản. Mặt khác, hướng sản xuất vào một nông sản thế mạnh nhất định như năng suất, chất lượng, giá thành phù hợp với nhu cầu của thị trường. Từ đó, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.

Liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã
Tái cơ cấu cây trồng, tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân (ảnh minh họa: BT)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc sửa đổi những vướng mắc tại Luật Đất đai sẽ giúp đẩy mạnh liên kết vùng, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Nếu những quy định về tiếp cận đất đai chưa được tháo gỡ thì khó đẩy mạnh liên kết vùng.

Theo ông Trần Đình Thiên, liên kết vùng phải có nền tảng, nối kết các tiềm năng gắn bó với nhau, trình độ xuất phát để bảo đảm có vùng phát triển thật, nếu không làm rõ, lập vùng ra sẽ không thể phát triển. Cùng với đó, cần có cơ chế vận hành và thể chế điều hành phát triển vùng. Sản xuất nông nghiệp định hình theo chuỗi, không phải “mạnh ai nấy làm”.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Thủ tướng vừa phê duyệt Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025. Trên phạm vi 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh, đề án sẽ xây dựng 5 vùng nguyên liệu gắn với quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, với quy mô 166.800 ha.

Bên cạnh việc tái cơ cấu cây trồng, tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đề án còn đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất thông qua việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân.

Xác định người dân là chủ thể chính để xây dựng liên kết vùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những kế hoạch đi kèm như phát triển khuyến nông cộng đồng, phát triển các chuỗi liên kết.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

(LĐTĐ) Bão số 3 đang được dự báo là cơn bão rất mạnh, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão, khả năng cao đi vào vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

(LĐTĐ) Trang chủ của Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) cho biết đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia , ngày 4/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.

Tin khác

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…
EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

(LĐTĐ) Với phương châm phục vụ “Lấy khách hàng làm trung tâm”, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng, rút ngắn các quy trình thực hiện, đảm bảo chất lượng giải quyết thủ tục dịch vụ điện nhanh chóng, chính xác.
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(LĐTĐ) Thường trực Chính phủ thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thực hiện trong 3 tháng.
Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

(LĐTĐ) Với vị thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia cũng như các bộ, ngành, để thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, thành phố Hà Nội cần nhanh chóng xây dựng cơ chế riêng, đặc biệt, phải xây dựng được một chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, cần ưu tiên dành các nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo…
Xây dựng các gói chính sách phù hợp, khả thi với doanh nghiệp

Xây dựng các gói chính sách phù hợp, khả thi với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BKHĐT về việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024; trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Nâng tầm thương hiệu gạo Việt

Nâng tầm thương hiệu gạo Việt

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.
Nền kinh tế đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

Nền kinh tế đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần 140 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm nay.
Chuyển nhượng một phần The Terra  Bắc Giang - Bước đi chiến lược của Văn Phú - Invest

Chuyển nhượng một phần The Terra Bắc Giang - Bước đi chiến lược của Văn Phú - Invest

(LĐTĐ) Mới đây Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest và Công ty Cổ phần New Goldsun đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án Xây dựng nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại hỗn hợp tại Phân khu số 2, Khu đô thị phía Nam, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (tức dự án The Terra - Bắc Giang). Đây được xem như bước đi chiến lược của Văn Phú - Invest khi doanh nghiệp vừa kết thúc nửa năm tài chính 2024.
“Kết nối Kinh doanh toàn cầu”: Sự kiện chưa một lần lỡ hẹn

“Kết nối Kinh doanh toàn cầu”: Sự kiện chưa một lần lỡ hẹn

(LĐTĐ) Ngày 8/8/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, VietinBank sẽ phối hợp cùng đối tác chiến lược MUFG tổ chức sự kiện "Kết nối Kinh doanh Toàn cầu 2024" dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động