Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hoạt động dã ngoại cho học sinh thiếu hiệu quả

Lỗi trước hết là ở giáo viên

Kịch bản dã ngoại cho học sinh còn đơn điệu, tính giáo dục chưa cao là thực tế của các hoạt động ngoại khóa đang diễn ra tại nhiều trường ở Hà Nội. Thực trạng trên cho thấy, hoạt động ngoại khóa cần được đổi mới, nhằm đem lại tác dụng hữu ích hơn với học sinh.
Giáo viên giáo dục công dân 'bị bắt' làm giáo viên tư vấn!
Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu?
Phụ huynh oằn vai vì phí bán trú

Địa điểm phù hợp không nhiều

Vừa qua, Trường Mầm non Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) tổ chức cho các học sinh đi thăm quan, dã ngoại tại Kizciti – Thành phố hướng nghiệp cho trẻ em, với mục đích cho các cháu làm quen với một số ngành nghề qua các trò chơi ở khu vui chơi giải trí. Theo một số phụ huynh, do năm ngoái trường cũng tổ chức đi dã ngoại ở địa điểm này và các cháu quen thuộc với các trò chơi ở đây, nên nhiều gia đình không đăng ký cho con. “Hơn 200.000 đồng/trẻ có thể coi là mức phí khá cao đối với các trường ở khu vực ngoại thành nên số em đăng ký tham gia chỉ 1/3 sĩ số lớp” – chị Minh Hạnh (phố Phan Trọng Tuệ - huyện Thanh Trì) cho biết.

Khoảng 2 năm trở lại đây, cô và trò các trường mẫu giáo, tiểu học... trên địa bàn quận Cầu Giấy thường chọn công viên Cầu Giấy làm địa điểm tổ chức dã ngoại cho học sinh. Là một trong những công viên đầu tiên có khu vui chơi cộng đồng được xây dựng theo chủ trương xã hội hóa, hiện nay, công viên Cầu Giấy là công viên duy nhất tại Hà Nội miễn phí vào cửa, cũng là nơi được đầu tư nhiều khu vui chơi cho trẻ em đẹp nhất với toàn bộ thiết bị nhập từ Nhật Bản.

Lỗi trước hết là ở giáo viên
Công viên Cầu Giấy là điểm dã ngoại phù hợp với trẻ nhỏ.

Cô Nguyễn Thị Minh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh (Cốm Vòng – quận Cầu Giấy) cho biết: “Ngoài lợi ích địa điểm vui chơi gần với trường, tiết kiệm chi phí... thì đây là điểm dã ngoại lý tưởng bởi có ưu điểm gần gũi thiên nhiên, giúp các bé có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoài trời mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ”.

Qua quan sát của phóng viên, các thảm cỏ nhân tạo trong công viên khá mềm mại, đảm bảo cho trẻ nhỏ nếu chẳng may bị ngã cũng khá êm…hay các khu leo trèo được thiết kế sáng tạo, màu sắc bắt mắt. Thiết bị vui chơi của Nhật Bản đáp ứng được các nhu cầu bền, đẹp, an toàn và thích hợp cho trẻ rèn luyện sức khỏe. “Vì được miễn phí vé vào cửa nên công viên thường quá tải lượng người đến vui chơi vào dịp cuối tuần. Các trường thường tổ chức cho trẻ dã ngoại vào các ngày đi học nên công viên không bị đông, không gian thoáng đãng cho trẻ tự do chạy nhảy, khám phá. Chỉ cần thời tiết nắng đẹp, ấm áp... là có thể cho các bé vui chơi từ sáng sớm rồi...” – cô Minh cho biết thêm.

Trên thực tế hiện nay, những địa điểm có thể lựa chọn để học sinh dã ngoại như công viên Cầu Giấy không nhiều. Mặt khác, những khu vui chơi này chỉ phù hợp với học sinh tiểu học, mầm non, còn với học sinh phổ thông, việc lựa chọn điểm tham quan không dễ.

Không khuyến khích thuê dịch vụ lữ hành

Lứa tuổi học sinh phổ thông thường ưa thích các điểm tham quan có nhiều địa hình phức tạp như đồi núi, sông suối để được chạy nhảy, bơi lội…, nhưng nhiều trường thường tránh lựa chọn bởi lo ngại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Vì thế, những địa điểm quen thuộc như bảo tàng, di tích lịch sử... thường được lựa chọn bởi tính an toàn cao, quãng đường di chuyển không quá xa. Tuy nhiên, nhiều học sinh cho biết, những hoạt động dã ngoại tẻ nhạt khiến các em không hứng thú. Tuy nhiên, vì phong trào thi đua của lớp, nên dù muốn hay không thì cũng vẫn phải đăng ký tham gia.

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, các chuyến dã ngoại, tham quan của nhà trường đều phải đặt an toàn lên hàng đầu, đồng thời phải góp phần rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh. Còn việc phối hợp với công ty lữ hành, Sở GDĐT không cấm, nhưng nên chọn đơn vị có hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tập thể và có kỹ năng cứu hộ, quản lý học sinh...

Em Vũ Thu Hà (Trường THCS Dịch Vọng – quận Cầu Giấy) cho biết: “Hai năm nay, những chuyến dã ngoại của chúng em chỉ gói gọn trong vài địa điểm quen thuộc như Bảo tàng Dân tộc học, Lăng Bác... Những nơi này chỉ cần đi một buổi sáng là hết điểm để thăm quan. Trong khi đó, chúng em muốn có những buổi đi xa để thăm thú kết hợp tìm hiểu phong tục tập quán của người dân các vùng miền thì không được tổ chức...”. Thừa nhận thực tế này, cô Nguyễn Thu Phương – giáo viên một trường cấp 2 ở quận Thanh Xuân cho rằng, mặc dù được đánh giá đây là những điểm tương đối an toàn, nhưng nếu không kết hợp với kịch bản thú vị cho những hoạt động ngoại khóa thì những chuyến dã ngoại như thế này chỉ mang tính hình thức, không hấp dẫn học sinh và hiệu quả giáo dục không cao. Tuy nhiên trên thực tế, muốn tổ chức một chuyến dã ngoại từ 2 – 3 ngày cho học sinh với kịch bản “tròn trịa” thì không phải trường nào cũng tổ chức được.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện các hoạt động ngoại khóa đều do giáo viên giữ vai trò Tổng phụ trách đảm nhiệm. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa không phải lúc nào cũng nhận được sự phối hợp của các giáo viên khác bởi tính chất công việc khác nhau. Một số trường có điều kiện sẽ lựa chọn phương án thuê các công ty du lịch đứng ra tổ chức để hoạt động được chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phương án này sẽ kéo theo chi phí phát sinh cũng tăng, còn nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa cũng theo đó bị hạn chế.

Nhấn mạnh về công tác này, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - cho biết: “Nhiệm vụ này là của nhà trường, các giáo viên phải huy động học sinh cùng thực hiện để phát huy tính tự chủ cho các em. Nếu hoạt động không tạo hứng thú để học sinh tham gia và không đảm bảo ý nghĩa giáo dục thì lỗi trước hết là ở giáo viên...”.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?

Tin khác

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(LĐTĐ) Các đơn vị cần chủ động và có kế hoạch triển khai từ sớm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, tổ chức thi thử khi có điều kiện.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT cần chủ động phối hợp với Sở Y tế và cơ quan chức năng tại địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh để kịp thời phát hiện những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...
Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

(LĐTĐ) Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng 5/9; các nhà trường chú trọng xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo an ninh an toàn trường học ngay từ những ngày đầu năm học… là những nội dung được đề cập tại Công văn số 3001/SGDĐT-VP của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Khoản thu nào Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu?

Khoản thu nào Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu?

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu, đối với kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào năm học mới

Chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào năm học mới

(LĐTĐ) Năm học mới đang đến gần, mang theo niềm háo hức và phấn khởi của nhiều em học sinh. Đặc biệt là những học sinh đầu cấp, nhiều em cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng khi phải đối mặt với một môi trường mới.
Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 2236/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề

Đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề

(LĐTĐ) Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục triển khai trong năm học 2024 - 2025.
Hà Nội đón và tặng giấy khen cho 5 học sinh đoạt Huy chương Olympic quốc tế

Hà Nội đón và tặng giấy khen cho 5 học sinh đoạt Huy chương Olympic quốc tế

(LĐTĐ) Sáng 29/8, tại sân bay Nội Bài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ đón, chúc mừng đoàn học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế.
Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi vào lớp 10

Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh lớp 9 và giáo viên các nhà trường chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa của kỳ thi này.
Xem thêm
Phiên bản di động