Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan – Đoàn đại biểu Hà Nội:

Luật Cư trú như cuộc cách mạng nhỏ trong đổi mới, quản lý về cư trú

(LĐTĐ) Nêu quan điểm về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan – Đoàn đại biểu Hà Nội cho biết, Luật Cư trú (sửa đổi) đã giảm được nhiều các thủ tục hành chính về quy trình, trình tự thủ tục đăng ký cư trú, đã bãi bỏ được một phần các thủ tục liên quan đến đăng ký thường trú, lưu trú của công dân; đây là cuộc cách mạng nhỏ trong việc đổi mới quản lý nơi cư trú, phù hợp với xu thế chuyển đổi số…
Dự án Luật Cư trú (sửa đổi): Có còn xét các điều kiện liên quan đến hộ khẩu? Đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, cân nhắc xóa đăng ký thường trú Công an có được quyền vào nhà kiểm tra cư trú hay không?

Liên quan đến điều kiện đăng ký thường trú tại Điều 20, Luật Cư trú (sửa đổi), tại Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo Luật là cần quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú.

Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn bởi việc giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức diện tích bình quân về chỗ ở có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương.

Qua thảo luận, hiện có 2 luồng ý kiến về vấn đề này, thứ nhất tán thành quy định một trong các điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ là phải bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.

Luật Cư trú như cuộc cách mạng nhỏ trong đổi mới, quản lý về cư trú
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Đoàn đại biểu Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận.

Mức diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người cũng là chỉ tiêu được xác định cần hoàn thành trong năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và mức tối thiểu 8m2 sàn/người hoặc cao hơn cũng được đưa thành chỉ tiêu phấn đấu của hầu hết các địa phương trong cả nước. Đây cũng là ý kiến của Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị quy định ngay trong Luật diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ mà không giao cho Hội đồng nhân dân quy định mức diện tích nhà ở tối thiểu cụ thể áp dụng ở từng địa phương để bảo đảm quyền cư trú của người dân được thực hiện đồng đều, thống nhất giữa các địa phương trên cả nước.

Về ý kiến thứ hai, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, không nên quy định diện tích nhà ở tối thiểu là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ vì không bảo đảm bình đẳng về quyền có điều kiện sống thiết yếu giữa người thuê, mượn, ở nhờ nhà với người đăng ký thường trú theo diện sở hữu nhà ở hoặc chuyển về ở cùng người thân vì các đối tượng này lại không bị giới hạn bởi điều kiện về diện tích nhà ở.

Vì vậy, loại ý kiến này đề nghị lựa chọn tiêu chí là có thời gian tạm trú từ 1 năm trở lên tại địa bàn là điều kiện xem xét đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ để phù hợp với định nghĩa về nơi thường trú, thể hiện ý định gắn bó, sinh sống lâu dài, ổn định của công dân đối với nơi đăng ký thường trú.

Nêu ý kiến về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan – Đoàn đại biểu Hà Nội cho biết, dự thảo luật lần này cũng đã thay thế việc quản lý cư trú từ hình thức thủ công bằng giấy, sang quản lý bằng hình thức hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là áp dụng mã số định danh cá nhân, truy cập, điều chỉnh trên dữ liệu Quốc gia. Sự đổi mới này mang lại nhiều lợi ích, tiện lợi cho người dân, giúp người dân giảm thiểu các thủ tục hành chính, cũng như việc công chứng, chứng thực giấy tờ, lưu dữ... giảm thiểu sự bất tiện cho người dân.

“Dự thảo Luật Cư trú lần này, chúng ta giảm được nhiều các thủ tục hành chính về quy trình, trình tự thủ tục đăng ký cư trú, đã bãi bỏ được một phần các thủ tục liên quan đến đăng ký thường trú, lưu trú của công dân…Tôi cho rằng đây là cuộc cách mạng nhỏ trong việc đổi mới quảy lý nơi cư trú, phù hợp với xu thế chuyển đổi số”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

Mặc dù nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, để hoàn thiện thêm Luật Cư trú cần phải chỉnh sửa một số nội dung để phù hợp; cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 20, đại biểu đoàn Hà Nội cũng tán thành với báo cáo giải trình của Chính phủ theo phương án 1 với quy định, đảm bảo điều kiện quy định về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.

Theo đại biểu Đoàn Hà Nội, những điều kiện thường trú tại cơ sở cho thuê, ở nhờ, phải đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định với 2 lý do: Thứ nhất diện tích 8m2 sàn/người, thì đây cũng là mục tiêu và được xác định hoàn thành trong năm 2020 và được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; với mức tối thiểu đảm bảo 8m2/người, đảm bảo điều kiện sống, phù hợp với mức sống đa số của người dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ hai, với cách tiếp cận phân cấp, phân quyền, Quốc hội trao quyền cho các địa phương quy định mức tối thiểu diện tích đăng ký thường trú là hợp lý.

Về nội dung tại Điều 38 về điều khoản thi hành, đại biểu Nguyễn Thị Lan tỏ ra băn khoăn với cả 2 phương án, đối với phương án 1 thì cho đến hết ngày 31/12/2020 mới áp dụng đổi mới, toàn bộ phương thức quản lý theo phương thức mới, đại biểu Đoàn Hà Nội e ngại đến thời điểm đó sẽ quá muộn và không theo kịp sự hội nhập quốc tế; chuyển đổi số, sự nhập cuộc của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sự phát triển kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và Quốc hội.

Đối với phương án 2, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, nếu làm được thì rất tốt và được coi là sự đột phá, bước tiến mới trong quản lý cư trú, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng thách thức đặt ra rất lớn đó là khối lượng công việc rất lớn, cần phải hoàn thiện dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ sở hạ tầng...

“Tôi đề nghị, Chính phủ, Bộ Công an cần rà soát lại nguồn nhân lực để xác định thời điểm áp dụng cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi cao nhất của Luật. Đồng thời, cần nỗ lực, quyết tâm cao để đổi mới tạo sự đột phá, sớm áp dụng phương thức trong quản lý dân cư, qua đó mới theo kịp sự phát triển xã hội, sự đổi mới công nghệ... đảm bảo an ninh trật tự, quyền của công dân”, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tặng quà các em học sinh nhân dịp năm học mới

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tặng quà các em học sinh nhân dịp năm học mới

(LĐTĐ) Liên đoàn game bài uy tín huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đến động viên, chúc mừng và chung vui cùng thầy và trò trường Tiểu học Mỹ Thành.
Tin tặc đang tấn công người dùng thông qua kết quả tìm kiếm Google

Tin tặc đang tấn công người dùng thông qua kết quả tìm kiếm Google

(LĐTĐ) Các chuyên gia bảo mật từ Palo Alto Networks vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mới, trong đó tin tặc sử dụng thủ đoạn tinh vi để phát tán mã độc thông qua kết quả tìm kiếm trên Google.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Tỷ giá USD hôm nay (6/9): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (6/9): Đồng USD giảm mạnh

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (6/9), trên thị trường tự do giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng giảm giá mua – bán đồng USD, đánh mất mốc 25.000 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.222 đồng.
Giá vàng hôm nay (6/9): Vàng miếng SJC giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (6/9): Vàng miếng SJC giảm mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng sáng nay 6/9, trong nước, sau chuỗi ngày duy trì mốc giá ổn định, vàng miếng SJC bất ngờ giảm 500 nghìn đồng/lượng, riêng giá vàng nhẫn điều chỉnh tăng nhẹ. Vàng thế giới quay đầu tăng trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng.
Tăng cường tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

Tăng cường tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Từ đầu năm tới nay, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với Công đoàn khối trường học chú trọng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVN). Từ đó, giúp CBGVN hiểu hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 năm 2024 (tên quốc tế là Yagi). Công điện được gửi tới 24 Sở TT&TT, một số đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.

Tin khác

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Đến sáng 7/9, bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(LĐTĐ) Bộ Chính trị điều động, phân công ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội?

Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội?

(LĐTĐ) Từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu xuất hiện mưa rào và dông rải rác do ảnh hưởng của rìa xa bão Yagi. Từ 7 - 8/9 là đỉnh điểm mưa lớn, gió giật mạnh. Lũ có thể lên trên sông Tích, sông Bùi, sông Cà Lồ gây ngập úng kéo dài ở một số địa phương.
Chiều 5/9: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Chiều 5/9: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (5/9), giá xăng, dầu đồng loạt giảm sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, Thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.
Việc di dời, thay đổi hiện vật trong di tích: Phải được cụ thể hóa bằng chế tài

Việc di dời, thay đổi hiện vật trong di tích: Phải được cụ thể hóa bằng chế tài

(LĐTĐ) Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 cho ý kiến về các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với rất nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng liên quan đến phục dựng di tích, đưa thêm, di dời hiện vật trong di tích, hồi hương cổ vật, cơ chế ưu đãi cho bảo tàng tư nhân...
Cục Hàng không ra công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3

Cục Hàng không ra công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa phát công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành Hàng không về chủ động phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Xem thêm
Phiên bản di động