Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lúng túng khi đặt tên đường phố

Đặt tên phố, tên đường ở Hà Nội chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ít ai biết, để có những cái tên thân thuộc ấy, lãnh đạo thành phố, các nhà sử học, các kiến trúc sư... không ít lần phải đau đầu.
Lào Cai chính thức đặt tên đường phố Võ Nguyên Giáp
Hà Nội lấy ý kiến người dân đặt tên đường Võ Nguyên Giáp
Lúng túng khi đặt tên đường phố

Tìm đường bằng lịch sử

Nếu không để ý, hẳn nhiều người sẽ nghĩ, tên đường phố ở Hà Nội được sắp xếp ngẫu nhiên song kỳ thực, chúng luôn tuân theo một quy tắc cụm, trong đó, mỗi cụm ứng với một triều đại nhất định trong lịch sử. Có thể xem mạn quanh hồ Gươm, trung tâm thủ đô, là “khu vực” của các triều đại mở đầu cho lịch sử đất nước: Ngô, Đinh và Tiền Lý. Các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn, rất đẹp và nằm gần nhau ở nơi trung tâm thành phố. Tiếp đó là các con phố quanh khu vực Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam đều được gắn với các vị danh nho như Cao Bá Quát, Ngô Tất Tố, Ngô Sĩ Liên…

Không chỉ điểm tên các vĩ nhân và chính khách, nhiều cung đường thủ đô lại được lấy tên theo các văn nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà. Những phố mới ven hồ Tây thơ mộng được đặt tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân và mới đây nhất là đường Trịnh Công Sơn. Các con phố nằm gần khu doanh trại quân đội trên đường Trường Chinh được đặt tên các vị tướng tài ba của của Việt Nam như Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, và đội trưởng du kích Nguyễn Ngọc Nại (hy sinh trong chiến dịch 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô).

Lúng túng khi đặt tên đường phố
Lễ gắn biển tên đường Võ Chí Công

Quy tắc đặt tên theo cụm này đem lại những điều khá thú vị. Với những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam thì đây là một quy tắc đặt tên đường phố giúp người ta dễ tìm lối đi, cũng như dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về các vị danh nhân có công với đất nước hay những truyền thuyết lịch sử. Đơn giản mà nói, nếu như đang tìm phố Yết Kiêu, Dã Tượng hoặc Đỗ Hành ta có thể đoán được nó sẽ nằm gần phố Trần Hưng Đạo, với cụm phố mang “Hào khí Đông A” của nhà Trần. Hoặc đường Trần Quang Khải thì nhất định ở gần đường Trần Nhật Duật.

Tuy nhiên điều này cũng chỉ là tương đối, chẳng hạn, đáng ra nếu tuân thủ đúng quy luật, đường Trần Quang Diệu phải nằm gần đường Bùi Thị Xuân, đường Lê Hồng Phong phải gần đường Nguyễn Thị Minh Khai hoặc như đường Nguyễn Trãi phải nằm cạnh đường Lê Lợi thay vì cách khá xa nhau.

Còn lúng túng khi đặt tên đường

Báo cáo của Sở VH-TT thành phố cho thấy, từ nhiều năm trở lại đây, Hà Nội đã xây dựng ngân hàng dữ liệu tên đường, phố, công trình công cộng nhằm chủ động hơn cho công tác này và ngân hàng tên đường, phố liên tục được bổ sung dữ liệu. Trong quá trình đặt tên đường phố, tên địa danh, nhất là địa danh cổ thường được ưu tiên đặt tên. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, cho biết, các địa danh cũ đã được đưa nhiều hơn vào quy hoạch tên đường phố, như có phố mang tên Trích Sài - tên một đình cổ cũng là tên làng cổ. Tuy nhiên, các tên này cũng chưa đủ cho nhu cầu. Chính vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng, nên bổ sung thêm cả những sản vật địa phương vào quỹ tên phố, như Cốm làng Vòng…

Tuy nhiên, theo TS. Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và nhiều chuyên gia đánh giá, thành phố có nhiều chuyển biến khi đặt tên đường phố nhưng vẫn còn thiếu dự báo, thiếu quy hoạch dẫn đến lúng túng mỗi khi phố mới cần một cái tên. “Chúng ta làm ra ngân hàng tên nhưng phải đặt nó bên cạnh công tác quy hoạch thành phố”, TS Quân nhấn mạnh.

Đơn cử như tại nhiều khu đô thị mới của quận Cầu Giấy, nhu cầu đặt tên phố mới là rất lớn. Có những con đường, tuyến phố đủ điều kiện đặt tên đường nhưng chưa thể vì vẫn chưa tìm được tên hợp lý. Không bằng lòng với cảnh sống trên phố không tên, người dân sau đó đã tự ý dựng biển đặt tên đường “Ướp Lạnh”. Tìm hiểu kỹ thì mới biết, đây là tên được gắn với địa danh của khu phố vì trước đây nơi này từng có một nhà máy ướp lạnh thực phẩm tại quận Nam Từ Liêm, hiểu một cách đơn giản thì nó tương tự với cái tên dân gian là phố Lò Đúc.

Tuy nhiên hiện nay, việc đặt tên đường, tên phố ở Hà Nội là vô cùng nghiêm ngặt. Bộ hồ sơ tên đường phải đạt được sự đồng thuận của cả hội đồng khoa học đặt tên đường phố, của người dân sở tại và của UBND thành phố và do đó tấm biển đường “Ướp Lạnh” đã bị gỡ xuống không lâu sau đó.

Cùng chung quan điểm này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho rằng, trên thực tế thời gian gần đây, việc đặt tên các nhân vật hiện đại quá nhiều trong khi đó thiếu bóng nhiều danh nhân lịch sử có công lớn. Ví dụ, thời chúa Trịnh chưa được quan tâm để bổ sung vào ngân hàng tên đường phố, trong khi đó thời kỳ này xuất hiện nhiều người có công mở rộng, kiến tạo Hà Nội. Mặt khác, Hà Nội cũng vắng bóng các danh nhân quốc tế. “Các địa danh Trường Sa, Hoàng Sa chưa có mặt ở Hà Nội. Đó là chúng ta đi chậm một bước so với nhiều địa phương khác”, GS Phan Huy Lê cho biết.

Được biết, trên thế giới không nhiều địa phương đặt tên danh nhân cho đường phố nhưng với thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, thành cả nước, đây là hình thức để tôn vinh và tri ân những người có đóng góp lớn.

Đây không chỉ là vấn đề địa chỉ giao lưu, hướng dẫn giao dịch tiếp xúc mà còn góp phần làm cho trật tự, chính trị, xã hội, kinh tế, bộ mặt kiến trúc của Hà Nội được thuận lợi, dễ dàng trong quản lý, sử dụng. Vì vậy, công tác này cần được ngành văn hóa rà soát kỹ và khi đặt tên cần có sự công minh.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 cây xanh bị gẫy cành lớn, 286 cây xanh đổ, gẫy, 3 người bị thương nhẹ. Ngoài ra có 2 tủ điện bị bẹp, 2 mái tôn bị tốc, 3 cột đèn chiếu sáng và 2 cột điện bị đổ, 1 ô tô con bị cây đổ bẹp nóc... Các sự cố đã và đang được cơ quan chức năng của quận xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão số 3. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.
Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

(LĐTĐ) Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn quận Thanh Xuân bị hư hỏng 5 mái nhà dân, 6 trạm biến áp bị chập điện, 370 cây xanh đô thị bị gãy đổ, ngập úng cục bộ tại số tuyến đường, nhưng ít ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông... Về cây xanh đô thị, có 370 cây bị gãy đổ, lực lượng xung kích các phường phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quận Tây Hồ tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

Tin khác

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

(LĐTĐ) Sau sự cố một nhánh cây lớn ở công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bị gãy rơi trúng nhóm người dân đi tập thể dục khiến 2 người chết, 3 người bị thương vào sáng 9/8, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý.
TP.HCM: Cây xanh cao hơn 10m gãy cành trong Công viên Tao Đàn, 2 người tử vong

TP.HCM: Cây xanh cao hơn 10m gãy cành trong Công viên Tao Đàn, 2 người tử vong

(LĐTĐ) Sáng 9/8, khi nhiều người đang tập thể dục trong Công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì bất ngờ một cây xanh cao hơn 10 m bị gãy cành rơi trúng. Hậu quả khiến 2 người tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương.
Đồng Nai: Cháy trong đêm, 13.000 m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

Đồng Nai: Cháy trong đêm, 13.000 m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

(LĐTĐ) Sau khi vụ cháy được khống chế, toàn bộ khung giàn thép, mái che đều bị đổ sập, nhiều hàng hóa, phương tiện... bị thiêu rụi.
Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang

Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch số 8155/KH-UBND về việc kiểm tra và thành phần đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động xây dựng đối với 5 công trình khách sạn, căn hộ trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Xem thêm
Phiên bản di động