Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu triển khai mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Đến nay, trên địa bàn đã có gần 200 phòng khám BSGĐ tại 20 trong số 23 bệnh viện quận, huyện và trạm y tế. Thế nhưng, không phải phòng khám BSGĐ nào cũng hoạt động hiệu quả.
Chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống: Hiệu quả cao, chi phí thấp
Sẽ triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo!

Những bất cập

Bà Xuân, ở quận Cầu Giấy cho biết: Mô hình BSGĐ là ý tưởng hay vì sẽ giúp người bệnh mất ít thời gian chờ đợi, giảm bớt thủ tục hành chính nhưng cũng bộc lộ những bất cập. Ví như tại các phòng khám BSGĐ không chi trả cho BHYT trái tuyến nên bệnh nhân đành chấp nhận tới cơ sở đăng ký ban đầu để khám bệnh. Còn anh Ngô Anh Đông, ở Sóc Sơn, cho biết, chưa nghe nói có mô hình phòng khám gia đình bao giờ. Người nhà mình vẫn có thói quen ốm nhẹ, đi mua thuốc uống còn nặng thì vào bệnh viện cho yên tâm.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Cầu Giấy, khó khăn hiện nay trong hoạt động của phòng khám BSGĐ là người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế. Bệnh nhân khám, chữa bệnh không được thanh toán BHYT trái tuyến gây khó khăn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân phải chuyển tuyến hầu như phòng khám không nhận được phản hồi của tuyến trên để tăng thêm hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân…

Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả
Người dân đang khám bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình

Cùng phản ánh những khó khăn, bác sĩ Phạm Quang Hải, Giám đốc TTYT huyện, cho biết, thực tế khó khăn của mô hình BSGĐ là thiếu kinh phí để in hồ sơ bệnh án, biểu mẫu, sổ sách, tờ rơi tuyên truyền về BSGĐ; thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa BSGĐ, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sỹ gia đình, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới, tạo phần mềm quản lý về y học gia đình….

Ngoài ra, khi triển khai mô hình này trong hệ thống y tế tư nhân, việc cấp chứng chỉ hành nghề đòi hỏi bác sĩ phải có văn bằng chuyên ngành y học gia đình nên nhiều bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa khác không muốn đào tạo lại. Bên cạnh đó, các phòng khám BSGĐ chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin trong quá trình quản lý bệnh nhân. Đó là chưa kể cơ chế quản lý phòng khám BSGĐ hiện còn chồng chéo, chưa rõ ràng, quyền hạn BSGĐ bị hạn chế dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người bệnh…

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 - 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 - 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ không “mặn mà”.

Cần tuyên truyền và nhân rộng

Để mô hình BSGĐ mang lại hiệu quả cao, cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình BSGĐ mang đến cho người dân, từ đó người dân sẽ hiểu, tin tưởng.

Ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phân tích: BSGĐ hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục và có tính cộng đồng cao, bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về y học gia đình. Từ việc thiếu thông tin về mô hình BSGĐ nên nhiều người dân cho rằng, mô hình này chỉ dành cho những gia đình khá giả.

Ngoài ra, việc phát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế phường, xã nơi từ trước tới nay người dân không mấy tin tưởng về chất lượng khám, về cơ sở vật chất và tay nghề của bác sĩ nên khó thu hút bệnh nhân. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT nghèo nàn, thiết bị cận lâm sàng sơ sài. Nhân lực phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế không đủ do phải tập trung thực hiện công việc chung của trạm như tiêm chủng, phòng, chống dịch bệnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe… dẫn đến tình trạng người dân đến khám “lèo tèo”.

Có thể nói, việc mở rộng mô hình phòng khám BSGĐ là một chủ trương đúng nhưng chưa thực sự “trúng”. Trong thời gian tới, ngành y tế thành phố cần hoàn chỉnh mô hình, xác định phạm vi, quy mô, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám BSGĐ và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán BHYT…

Ngành y tế thành phố đã có chủ trương phối hợp các cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho đội ngũ cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tham gia phòng khám BSGĐ. Về quản lý, các phòng nghiệp vụ của Sở Y tế sẽ xây dựng các biểu mẫu khám, xét nghiệm và chuyển bệnh; Xây dựng mạng quản lý thông tin và bệnh án (điện tử, giấy) và xây dựng hệ thống chuyển bệnh cũng như các thủ tục thanh toán BHYT cho người bệnh có thẻ BHYT… Đây chính là cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các phòng khám BSGĐ phát huy tốt tác dụng.

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 - 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 - 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ không “mặn mà”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, BSGĐ là mô hình cần được nhân rộng bởi những mặt tích cực của nó mang lại. Những bác sĩ phục vụ tại đây, đều là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên…

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?

Tin khác

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, với phương châm “phòng hơn chống”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM

(LĐTĐ) Từ 23/5 đến hết ngày 27/8 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có 432 trường hợp mắc bệnh sởi.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về các kiến thức chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, vừa qua, Trung tâm Y tế quận Hà Đông phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Phú La tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Hà Nội: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 4105/SYT-NVY về việc đảm bảo công tác khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

Quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động