Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Mô hình trường học mới: Cần lộ trình phù hợp

Trong thời gian qua, mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được nhân rộng tại các địa phương, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, mô hình này vẫn tồn tại một số bất cập, đòi hỏi các trường cần có sự điều chỉnh lộ trình cho phù hợp.
Thí điểm thực hiện mô hình trường học mới ở 6 trường THCS

Nhiều điểm cộng cho mô hình mới

Việc áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) trong 3 năm qua được coi là một giải pháp đem lại hiệu quả khá toàn diện tại các nhà trường. Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại hội nghị sơ kết quá trình thí điểm VNEN, đây là mô hình góp phần tích cực vào hành trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

Trên thực tế, một trong những nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là do nhà trường chỉ coi nặng việc truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm đến dạy học sinh (HS) những kỹ năng, năng lực cơ bản. Từ đó dẫn đến tình trạng HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, chủ yếu theo lối đọc chép hay phương pháp kiểm tra còn nặng tính đánh giá mà chưa coi trọng thực chất xem HS làm được gì.

Mô hình trường học mới: Cần lộ trình phù hợp
Ngày càng nhiều trường áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). (Ảnh minh họa)

Nội dung dạy học của VNEN được thiết kế theo quy trình bảo đảm cho HS có khả năng tự học, tự nghiên cứu để ứng dụng thực tiễn. Đặc điểm mới của mô hình này là không áp tiến độ cho HS, tạo cảm giác thoải mái cho các em trong quá trình học tập. Cụ thể, đối với những HS hoàn thành trước có thể chuyển sang bài tiếp theo hoặc được giao thêm nhiệm vụ để có thể phát huy năng lực cá nhân cao hơn; những trường hợp gặp khó khăn thì được giãn thời gian học tập phù hợp...

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tâm lý Nguyễn Tùng Lâm (Hội Tâm lý học Hà Nội) cho biết, một chương trình học hiện đại bao giờ cũng tăng tính hoạt động của HS. Việc thiết kế và triển khai những nội dung dạy học theo cách thức như vậy đã làm thay đổi việc tiếp cận kiến thức của HS và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Theo phương pháp này vai trò của giáo viên chủ yếu là quan sát hoạt động tự học của từng nhóm, từ đó có sự hỗ trợ kịp thời những em gặp khó khăn.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Những thử nghiệm mang tính đổi mới này bước đầu đã thể hiện được hiệu ứng tích cực tại các nhà trường và đang dần lan tỏa, khẳng định sự phù hợp của VNEN trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trong quá trình triển khai VNEN, chúng ta vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn thiện dần mô hình và đó là những gợi ý, căn cứ bước đầu để triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam.

Không nên áp dụng vội vàng

Theo thống kê sơ bộ của Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 7/2015, có 3.700 trường tiểu học đăng ký tham gia mô hình trường học mới Việt Nam từ năm học 2015-2016. Trong đó, một nửa số này đã triển khai từ năm học trước, số còn lại bắt đầu triển khai năm đầu tiên. Ở cấp THCS, dù mới bắt đầu thí điểm từ năm học trước tại 48 trường, song năm nay, số liệu sơ bộ cho thấy đã có 1.600 trường đăng ký. Nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, đã chỉ đạo triển khai mô hình VNEN đến tất cả các trường tiểu học trên địa bàn từ năm học 2015-2016.

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình VNEN được nhân rộng với tốc độ khá nhanh tại các địa phương, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình trường học mới này vẫn còn khó khăn, bất cập. Theo cô Mai Lan, giáo viên một trường tiểu học thuộc quận Cầu Giấy, mô hình này chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng từ 3 - 4 em. Trưởng nhóm sẽ tự đọc sách theo sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó giảng lại cho các bạn thành viên.

Tuy nhiên, bản thân giáo viên cũng gặp khó khăn đối với nhóm học sinh học yếu vì các em sẽ tự ti, không dám mạnh dạn trao đổi...Vì vậy để giúp cá em thích nghi và làm quen với mô hình mới, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để xây dựng đội ngũ lãnh đạo lớp. Còn theo PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng trường Lương Thế Vinh, trên thực tế, nếu nhân rộng mô hình VNEN các trường học khó đáp ứng việc này, đặc biệt ở các quận nội thành Hà Nội bởi tình trạng quá tải sĩ số lớp học vẫn chưa được giải quyết. Hiện nay, các trường đa số có từ 50 - 60 em/lớp, trong khi đó quy định của mô hình học mới là 35 học sinh/lớp.

Trao đổi với lãnh đạo Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, chúng tôi được biết, trường tiếp cận mô hình trường học VNEN 4 năm nay, tuy nhiên quan điểm của nhà trường là áp dụng những cái mới trên cơ sở có chọn lọc, không vội vàng. Khi đưa vào các trường học ở Việt Nam, mô hình này mới chỉ áp dụng ở cách thức tổ chức lớp học, cách dạy, cách học nên hiện tại trường mới chỉ thử nghiệm ở khối lớp 8 và lựa chọn giáo viên chủ chốt để áp dụng mô hình này.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

(LĐTĐ) Tiếp nối chuỗi 10 không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend liên tục khai trương, gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc, Mỹ trong tháng 8/2024, ngày 9/9/2024, Trung Nguyên Legend chính thức giới thiệu không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại khuôn viên Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – một công trình biểu tượng nổi tiếng được yêu thích.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Tin khác

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

(LĐTĐ) Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

(LĐTĐ) Với quyết tâm không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa đón học sinh trở lại trường, vừa rà soát toàn diện, nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của chương trình Tặng học bổng cho học sinh vượt khó - học giỏi năm học 2024 - 2025, Tập đoàn Geleximco đã tài trợ hơn 600 triệu đồng cho một số trường học tại Thái Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động