Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam:

Mong mỏi vào sự đột phá

(LĐTĐ) So với các loại hình giao thông khác như đường bộ, hàng không, đường sắt đang thể hiện rõ sự chậm chạp trong cả tư duy nhận thức và phát triển thực tế. Nhiều chuyên gia còn ví von ngành đường sắt Việt Nam như một “đứa trẻ” không chịu lớn. Chính vì vậy, đề án về đường sắt cao tốc thu hút sự quan tâm đặt biệt của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Đây là sự kỳ vọng đã được gửi gắm qua nhiều thế hệ nhằm giúp loại hình vận tải này phát triển mạnh mẽ hơn, tiến tới dần đuổi kịp các tiêu chuẩn hiện đại quốc tế.
Đường sắt càng tụt hậu thì lại càng khó thu hút được người dân sử dụng Đường sắt tụt hậu cũng là một sự lãng phí nguồn lực Tuyến đường sắt Việt Nam vào top đẹp nhất thế giới
Mong mỏi vào sự đột phá
Ảnh minh họa.

Chia sẻ về vấn đề này tại buổi Tọa đàm “Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam” - ông Phan Lê Bình, chuyên gia cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, đầu tư phát triển ngành đường sắt thời gian quá thấp so nhu cầu và so các phương thức khác, cho nên hiện tại đang bị tụt hậu rất xa và càng khó thu hút người dân sử dụng đường sắt.

Đáng nói, hơn 10 năm qua, các cơ quan chức năng còn rất băn khoăn đối với vị trí, vai trò của đường sắt hiện đại hóa, bởi đầu tư tuyến đường sắt thì phải đạt cự ly 100 - 150 km mới hiệu quả, đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn từ Nhà nước. Trong bối cảnh nước ta thu nhập trung bình thấp, vấn đề hiện đại hóa đường sắt được cân nhắc rất kỹ và đây là thời điểm ra quyết sách đầu tư thế nào cho phù hợp.

Thực tế, việc đầu tư vào hệ thống đường sắt tốc độ cao cũng đã được các bộ ngành nghiêm túc nghiên cứu. Cụ thể, vào ngày 14/2/2019, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tuyến đường sắt được lựa chọn đầu tư mới hoàn toàn, đi qua 20 tỉnh thành, kết nối Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án được thiết kế tốc độ 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h. Tổng vốn đầu tư dự kiến trên 58,71 tỷ USD. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông vận tải đề xuất thực hiện phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu khổ 1.000 mm chủ yếu để chạy tàu hàng; đồng thời, xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/giờ (chỉ chở khách, không chở hàng).

Ðể phục vụ thẩm định dự án, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung thêm phương án đầu tư mới tuyến đường sắt với dải tốc độ từ 160 đến dưới 200 km/giờ, tốc độ thấp hơn phương án nêu trên và chở được cả hành khách lẫn hàng hóa.

Theo ông Ðặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đầu tư đường sắt tốc độ cao cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế, cho nên phân kỳ, phân khúc đầu tư, lựa chọn đoạn tuyến nào làm trước cần phải tính toán kỹ. Qua đề xuất và đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, đầu tư trước đoạn Hà Nội - Vinh và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang là khả thi. Khi đưa vào chương trình đầu tư, sẽ có nhiều cách thức như huy động vốn từ ngân sách, vay vốn ODA, hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ, kêu gọi tư nhân đầu tư,…

Dẫu còn nhiều ý kiến tranh luận, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đầu ngành đều có cùng chung nhận định, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có quy mô lớn, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước trong một vài thập kỷ tới. Do đó, mỗi nội dung dự án cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là phương án tài chính cần được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh theo hướng cập nhật, thêm các kịch bản phù hợp nhằm thích ứng với mọi tình huống./.

Hiệu quả đầu tư cho ngành đường sắt không thể chỉ đánh giá thông qua doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, mà nó còn tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội, mạng lưới đường sắt sẽ góp phần kết nối các phương thức vận tải của quốc gia, giúp giảm chi phí logistics, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, xây dựng một mạng lưới đường sắt hiện đại, chưa nói là tốc độ cao hay là cao tốc, cần có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, để đường sắt phát triển xứng tầm với vị trí vốn có.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?

Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?

(LĐTĐ) Đến thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn Thành phố.
Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành thông báo phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên các tuyến đường thuộc huyện Quốc Oai và Hoài Đức.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9: Trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9: Trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/9, trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông. Gió đông nam cấp 2-3.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.

Tin khác

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Khẩn cấp điều động nhân lực khắc phục các sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn cấp điều động nhân lực khắc phục các sự cố sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin, hiện Bộ chưa nhận được báo cáo chính thức vụ sập cầu Phong Châu từ Sở Giao thông vận tải Phú Thọ, tuy nhiên, ngay sau khi biết tin, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác của Bộ GTVT và Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã lên điểm cầu sập để phối hợp khắc phục hậu quả.
Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Sáng 9/9, ngày đầu tuần đi làm, đi học của người dân Hà Nội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội khiến giao thông tắc nghẽn, người và phương tiện di chuyển cực kỳ khó khăn, ùn tắc kéo dài.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.
Clip: Cảnh sát PCCC dùng xe chuyên dụng chắn gió giúp người dân di chuyển trong mưa bão

Clip: Cảnh sát PCCC dùng xe chuyên dụng chắn gió giúp người dân di chuyển trong mưa bão

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện nhiều người dân đi xe máy di chuyển trên đường gặp khó khăn do mưa, gió lớn. Cán bộ, chiến sĩ của Đội đã nhanh chóng sử dụng xe chuyên dụng đi phía trước, chắn mưa gió cho người dân.
Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng từ cơn bão số 3, từ 13h30 hôm nay (7/9), hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - Đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội cũng cho biết sẽ tạm dừng hoạt động 2 tuyến đường sắt đô thị.
Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

(LĐTĐ) Sau cơn giông lốc kèm theo mưa lớn lúc 13h30 ngày 7/9, trên các tuyến phố thuộc địa bàn quận Tây Hồ, do gió mạnh khiến hàng loạt cây xanh hai bên đường bị bật gốc, gãy đổ nằm la liệt...
Xem thêm
Phiên bản di động