Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nét đẹp còn mãi với thời gian

(LĐTĐ) Nét đẹp trong văn hóa người Hà Nội thông qua 200 tác phẩm với các hình ảnh, hiện vật, tài liệu giới thiệu về nét tinh tế, thanh nhã, hào hoa của người Hà Nội đang được trưng bày tại triển lãm ảnh “Vì một Hà Nội thanh lịch, văn minh” tại Nhà triển lãm (số 45 Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2019), kéo dài đến hết ngày 12/8/2019.
net dep con mai voi thoi gian Còn mãi với thời gian

Thể hiện nơi “lắng hồn núi sông nghìn năm”

Không gian trưng bày được chia thành 3 phần: Hà Nội ngàn năm văn hiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa Hà Nội và Thủ đô Hà Nội học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa.

Đến đây, khách tham quan sẽ có cái nhìn sâu sắc, đa dang về một Hà Nội mang đậm giá trị nhân văn, tinh tế, hào hoa, nhân ái, tôn trọng, sáng ngời vẻ đẹp chốn Kinh kỳ…Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

net dep con mai voi thoi gian

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long, kể từ đó vị thế của Thăng Long được khẳng định là kinh đô bền vững của muôn đời, tạo thế mở mang phồn vinh cho nước nhà. Sự tích rồng bay huyền thoại tô điểm cho Thăng Long rạng rỡ hào hùng thể hiện khát vọng bay cao và vươn xa.

Trải qua các triều đại có lúc thịnh, lúc suy, kinh đô Thăng Long vẫn là nơi hội tụ sự phồn hoa và thanh lịch, được chắt lọc từ nếp sống, nét văn hóa đất Kinh kỳ. Những giá trị từ chiều sâu lịch sử với nét văn hóa đậm tính nhân văn và những thành tự thời kỳ đổi mới đã tạo ra một Hà Nội hôm nay mang tầm vóc quốc tế, vừa đậm chất thanh lịch, vừa sáng nét văn hóa - văn minh, vừa là biểu tượng đẹp của một “Thành phố vì hòa bình”.

Đến nét thanh lịch của người Tràng An qua ẩm thực

Nét thanh lịch của người Tràng An trước hết được thể hiện ở văn hóa ẩm thực. Là trung tâm kinh tế và giao lưu văn hóa, Thăng Long - Hà Nội có điều kiện thuận lợi tiếp thu kinh nghiệm chế biến món ăn từ trong và ngoài nước. Ẩm thực Hà Nội đã đi vào nhiều tác phẩm văn học, tiêu biểu như “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, “Miếng ngon Hà Nội” hay “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.

Trong ẩm thực, người Hà Nội “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”, việc ăn là để thưởng thức, hơn là để đáp ứng nhu cầu vật chất…Không quá cầu kỳ nhưng điều trước tiên trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội là sự “sạch đẹp”. Đồ ăn, dù bất cứ món nào cũng phải được bày biện trông ngon mắt hoặc ít nhất là trông sạch sẽ. Người Hà Nội ăn kiểu “quý ở độ tinh”, coi trọng chất hơn lượng. Những người đến Hà Nội lập nghiệp thường mang theo những món ăn, đồ uống từ quê hương. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần làm nên nét phong phú của ẩm thực Hà Nội.

Riêng về bánh, Hà Nội có rất nhiều thứ bánh. Bánh cuốn Thanh Trì được coi như một sản phẩm nghệ thuật ẩm thực dân dã. Người Hà Nội sành ăn nên ngay từ món ăn tưởng đơn giản này cũng phải thật cầu kỳ, chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon thì bánh mới không nồng, sắc bánh mới trắng; tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay cho mướt mặt bánh để khi nếm vào không có cảm giác ngán; phết nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái. Bánh cuốn Hà Nội ngày nay có nhiều loại và đã trở thành món có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày, rẻ mà ngon. Có loại ăn nguội, có loại ăn nóng, có loại có nhân thịt, có loại không nhân… mỗi thứ cho một hương vị riêng.

net dep con mai voi thoi gian

Bánh tôm Hồ Tây, bánh cốm Hàng Than, bánh chè lam Thạch Xá, bánh giày Quán Gánh rồi đến bánh chả, bánh đa khoai làng Lủ… tất cả tạo nên một “thiên đường” bánh ngon đậm chất Hà Nội mà bất cứ du khách nào ghé chân cũng đều mong muốn ăn thử và mua về làm quà.

Ngoài các loại bánh, người Hà Nội còn nổi tiếng với nhiều loại bún như: Bún riêu, bún ốc, bún chả, bún thang… Không chỉ đối với người Hà Nội, mà cả những người chỉ một lần đặt chân lên đất Kinh Kỳ cũng đều nghe danh bún ốc phủ Tây Hồ. Từ khi phủ bà Chúa Liễu được xây dựng cũng là lúc người dân làng Quảng An mở hàng bún ốc. Thời kỳ đó, ốc Tây Hồ nhiều và ngon lắm.

Cách làm bún ốc nơi đây cũng rất cầu kỳ, phải chọn mua được ốc sống thật béo và phải là ốc quế, to trung bình, vỏ màu đen bóng. Ngay cả bún cũng vậy, những nhà hàng ở đây chỉ đặt duy nhất với một làng nghề sản xuất, đó là: Phú Ðô ở huyện Từ Liêm, bởi lẽ sợi bún rất nhỏ, săn, không nhão và khi chan nước ăn vẫn giòn và dẻo mà lại không nát. Hơn thế nữa, bún lại trắng và được chế biến hợp vệ sinh. Không ít gia chủ còn đặt hẳn ở làng bún sản xuất bún bằng gạo tám thơm có pha chút gạo nếp cái hoa vàng để tăng thêm hương vị cho bát bún ốc.

Sau khi đã trải nghiệm đủ các món ngon Hà Thành, người Hà Nội thường mời nhau chén trà ấm, nhẹ thanh đi kèm với một chút cốm làng Vòng. Người Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với thói quen thưởng trà của mình. Rất cầu kỳ từ chế biến đến thưởng thức, người ta thường ướp trà mộc với hoa sen, hoa nhài, hoa cúc để thưởng thức hương vị thanh khiết của những bông hoa trong chén trà. Trong ba loại trà thường gặp đó, trà sen là thứ trà quý chỉ đem ra tiếp khách tri âm hoặc là dùng làm thứ quà biếu gói trọn hương vị đất Hà Thành. Một chút cốm ngọt dịu đi kèm thực sự là một lựa chọn lý tưởng khiến tâm hồn người thưởng trà cũng trở nên thật thư thái, vui vẻ.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Ở chốn Kinh kỳ, người Hà Nội không chỉ thanh lịch trong cách “ăn uống” mà còn thanh lịch trong cách “ăn nói” (giao tiếp, ứng xử), họ rất trọng lễ nghĩa. Nét đặc trưng riêng phải kể đến là chất giọng người Hà Nội “người thanh tiếng nói cũng thanh”. Qua tiếng nói, dễ dàng nhận ra cái thanh, cái đẹp của con người nơi đây ở sự chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước.

Nhiều tác phẩm văn học, thi ca đã từng nói về văn hóa thanh lịch trong tiếng nói người Hà Nội, trong đó có câu: “Tiếng nói phát ra từ người Hà Nội là tiếng nói tự trọng, tôn trọng người nghe. Mềm mỏng mà không yếu ớt, tự tin mà không kiêu ngạo, trí tuệ mà không khoe khoang, chắt lọc mà không kiêu kỳ, nhanh nhạy mà không nôn nóng, giản dị mà không đơn giản, kính trọng mà không nịnh bợ”. Cho đến nay, nét đẹp ấy vẫn còn được lưu giữ, duy trì, mặc cho Hà Nội giờ đây đã được mở rộng, đan xen tiếng nói nhiều vùng miền.

Trang phục cũng là một biểu hiện của văn hóa ứng xử. Cách ăn mặc của người Hà Nội xưa vẫn được đánh giá là nền nã, kín đáo, chỉnh tề, không cầu kỳ về kiểu dáng, không lòe loẹt về màu sắc. Nhà văn Băng Sơn đã từng nhận xét về cách ăn mặc của người Hà Nội: “Xưa nay người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa phong nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo”.

Ca dao có câu: “Bóng ai đi giữa kinh thành/ Áo dài tha thướt dáng thanh thanh gầy/ Bóng ai nón thúng quai thao/ Áo tứ thân dải yếm đào thân thương/ Gánh hoa bán khắp nẻo đường/ Em là nỗi nhớ thanh thương Kinh kỳ”. Trải qua tiến trình của thời gian, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, tao nhà đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và vẫn là nét đẹp được dân gian ca ngợi, yêu mến…

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ game bài uy tín - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày và xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động