Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ngắn mà xa lắc

- Tự nhiên em lại nhớ câu hát: “Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm/ Bà bện chổi to, bà bện chổi nhỏ/ Chổi to mẹ quét sân kho/ Ấy còn chổi nhỏ thì để cho bé chăm lo quét nhà”.
ngan ma xa lac Tỉnh táo để bày tỏ lòng yêu nước!
ngan ma xa lac Tất cả đều do giáo dục!
ngan ma xa lac Làm vì cái tâm!

- Chú cũng nhớ đáo để. Cái thời của tớ và chú, sợi rơm mới thân thuộc làm sao.

- Đúng vậy bác ạ. Cũng liên quan đến rơm, em vừa xem Cuốn sách ảnh “Trẻ em thời chiến” và lại nhớ câu thơ của cố nhà thơ Tố Hữu: “Đồng chí của tương lai/ Mang mũ rơm đi học đường dài”.

- Nhưng tự nhiên sao chú lại hoài cổ thế nhỉ. Đó là thời xa xưa, giờ còn mấy ai nhớ nữa.

- Chính vì vậy em mới muốn “đa chiều” với bác một chuyện.

- Nếu là chuyện “ôn nghèo kể khổ” thì thôi nhé. Mỗi thời mỗi khác, trân trọng quá khứ, nhưng cũng phải quan tâm đến hiện tại.

- Hoàn toàn là quan tâm đến hiện tại bác ạ. Những ngày này bác có thấy ven đô Hà Nội, rồi nhiều vùng quê nữa mờ mờ sương phủ không?

- Có. Tớ tìm hiểu rồi, hoàn toàn không phải do thời tiết mà do bà con nông dân đốt rơm rạ đó. Báo chí kêu rất nhiều, ngoài việc ô nhiễm môi trường còn tiềm ẩn gây nên tai nạn giao thông.

- Thế nên em mới liên tưởng đến chiếc mũ rơm, chổi rơm, cái mái gianh, vách đất của thời xa xưa ấy.

- Bây giờ ai còn đội cái mũ rơm, ai còn quét chổi rơm, không dùng phất trần ni lông thì dùng cái chổi dót của “ông Quý biệt phủ”, rồi ai còn ở cái nhà gianh vách đất ấy nữa. Tớ nói rồi mỗi thời mỗi khác mà.

- Không hẳn thế đâu bác. Ngoài tác dụng của rơm trong cái thời xa ấy đã bị mai một không được phát huy, qua các nghiên cứu khoa học, em được biết rơm rạ còn có rất nhiều tác dụng nữa.

- Tớ nhớ anh em mình bàn chuyện này lâu rồi mà.

- Biết vậy, dưng vẫn còn đốt rơm rạ thì vẫn còn phải nói chứ ạ.

- Thì tớ nói lại nhé, việc đốt rơm rạ như hiện nay chẳng những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn đốt đi một đống tiền.

- Đúng vậy đó bác. Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ nông nghiệp trong bối cảnh đồng ruộng đang có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng, là rất quan trọng.

- Thế nên việc biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ theo một số nghiên cứu mới đây sẽ giải quyết được lợi ích kép về môi trường và kinh tế. Chứ cứ như hiện nay, lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng.

- Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Nếu số rơm rạ này được ủ thành phân hữu cơ, người nông dân sẽ không phải bỏ tiền mua phân hóa học tiết kiệm được khá nhiều tiền ấy chứ.

- Trước việc rơm rạ bị đốt tràn lan, tớ gõ ông u gờ mới biết quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện quá đơn giản: Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng (nếu có). Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy trở thành phân hữu cơ.

- Lợi ích như vậy, lại đơn giản thế sao bà con không thực hiện bác nhỉ.

- Chú còn lạ gì, nhiều khi các công trình nghiên cứu vì lý do này nọ, cứ nằm trong ngăn kéo của các nhà khoa học, chẳng được đưa vào thực tiễn.

- Ngoài tác dụng làm phân hữu cơ, em còn biết từ rơm rạ làm ra nhiều vật dụng hữu ích có tính năng sử dụng cao lại thân thiện với môi trường. Đốt vậy hoài quá bác nhể.

- Ngay các nước gần ta như Thái Lan, Philippines…còn nhập khẩu rơm rạ …

- Thế sao ta không tổ chức xuất khẩu?

- Đến dùng rơm rạ làm phân hữu cơ ngay tại chỗ còn chưa xong huống chi xuất khẩu với hàng loạt thủ tục.

- Tác dụng đã rõ, theo em vấn đề là cái anh tiến bộ KHKT với anh chuyên gia kinh tế, rồi cả cơ chế nữa có mặn mà với tác dụng của nó không thôi.

- Nhưng ai sẽ chắp nối cho khoa học và thực tiễn gặp nhau? Có chả trách nhiệm của chú nữa, công tác tuyên truyền thế nào? Làm gì để bỏ được một thói quen “nhất cử lưỡng tiện” của người nông dân?

- Con đường tưởng đơn giản và ngắn, ai dè phức tạp và xa lắc, bác nhể!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

3 lý do VinFast VF 8 Lux là “vua phân khúc” hạng D

3 lý do VinFast VF 8 Lux là “vua phân khúc” hạng D

(LĐTĐ) Một trong những mẫu ô tô đầu tiên trên thế giới đưa trợ lý ảo tích hợp AI tạo sinh vào xe thương mại, trang bị vượt tầm phân khúc, cùng chi phí sở hữu và nuôi xe nhẹ gánh, đó là những lý do khách hàng Việt đánh giá VinFast VF 8 Lux là “vua” trong phân khúc D-SUV.
Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, Thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.
Trả giá vì thủ đoạn cài ma túy đẩy người khác vào vòng lao lý

Trả giá vì thủ đoạn cài ma túy đẩy người khác vào vòng lao lý

(LĐTĐ) Anh L - huấn luyện viên một cơ sở tập gym trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) đã được cơ quan điều tra Công an quận Long Biên minh oan, sau khi bị nhóm đối tượng dùng thủ đoạn cài ma túy vào cốp xe máy để trả thù tình...
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự lễ khai giảng tại Trường THPT Minh Quang

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự lễ khai giảng tại Trường THPT Minh Quang

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự lễ khai giảng, động viên các thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) nhân dịp năm học mới 2024 - 2025.
Đón năm học mới với công trình chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đón năm học mới với công trình chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (5/9), hòa trong niềm vui chung đón năm học mới của học sinh cả nước, hơn 900 thầy trò Trường THCS Giang Biên đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành, gắn biển công trình Trường THCS Giang Biên chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai giảng với thầy trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai giảng với thầy trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục nói riêng và cả nước nói chung cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) với phương châm "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng"...
Trung thu về Tây Ninh tham dự Hội yến Diêu trì Cung và thưởng thức đêm nhạc Cẩm Ly

Trung thu về Tây Ninh tham dự Hội yến Diêu trì Cung và thưởng thức đêm nhạc Cẩm Ly

(LĐTĐ) Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay với Hội yến Diêu Trì Cung, đánh dấu 100 năm của đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.

Tin khác

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

(LĐTĐ) Cách đây 79 năm, ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh. Từ Hà Nội, làn sóng Cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi… Ngày 2/9 tại quảng Trường Ba Đình - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

(LĐTĐ) “Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Vinh dự và trách nhiệm

Vinh dự và trách nhiệm

(LĐTĐ) Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu giữ chức Tổng Bí thư, Hà Nội là địa phương đầu tiên được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm và làm việc. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội.
“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

(LĐTĐ) Để thu hút khách du lịch và tạo ấn tượng đối với đất nước con người Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, bên cạnh hạ tầng cơ sở, chất lượng dịch vụ, giá cả… “văn hóa” phục vụ khách hàng, đặc biệt một yếu tố tuy nhỏ, tế nhị, song rất đỗi quan trọng chính là “nhà vệ sinh” cũng cần được quan tâm.
Thiên tai - chính quyền và nhân dân

Thiên tai - chính quyền và nhân dân

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa to tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mưa to đã khiến nước tràn qua hệ thống sông Bùi, làm một số xã của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai bị ngập úng. Với phương châm, đảm bảo tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu, Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã có những chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ.
Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
Xem thêm
Phiên bản di động