Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ngành da giày cần tận dụng các cơ hội hội nhập

(LĐTĐ) Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng trước những cơ hội lớn từ các Hiệp định, giúp Việt Nam có cơ hội lớn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
CPTPP là cơ hội lớn để ngành da giày phát triển và thu hút đầu tư Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu da giầy 20 tỷ USD năm nay: Có thành hiện thực?

Cơ hội từ các Hiệp định

Mặt hàng da giày, túi xách của Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước CPTPP. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mặt hàng giày dép năm 2019 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2018; năm 2020 giảm 12,2%, đạt 1,84 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Canada và Mexico tăng nhanh.

Ngành da giày cần tận dụng các cơ hội hội nhập

Bà Phan Thị Thanh Xuân (ngoài cùng bên phải) tại hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” Ảnh: Bảo Thoa

Tại Hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” được tổ chức mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho biết, 90% sản phẩm da giày sản xuất ở Việt Nam với mục tiêu cung cấp cho các thị trường xuất khẩu. CPTPP là cơ hội rất lớn để cho ngành da giày phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư. Một trong những tác dụng lớn nhất của ngành này chính là thu hút vốn đầu tư hiệu quả trong khi da giày đang có mong muốn phát triển là một ngành công nghiệp hỗ trợ.

“CPTPP chính là một cú hích đầu tiên, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ này đã phát triển từ lâu nhưng vẫn chưa làm được. Một trong những lý do chính là chúng ta đang ở rất gần Trung Quốc – một nước công xưởng của thế giới sản xuất ra các nguyên phụ liệu cho ngành da giày cũng như nhiều ngành khác. Việc chúng ta nhập khẩu sẽ có lợi hơn việc chúng ta sản xuất để cung ứng cho các nhà sản xuất, bởi rõ ràng là khả năng của chúng ta không đủ chi phí. Trước đây thị trường Mỹ rất lớn, khi Mỹ rút khỏi CPTPP, chúng ta kỳ vọng để doanh nghiệp thu hút, dịch chuyển các chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu vào Việt Nam”, bà Thanh Xuân cho biết.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, 5 năm trở lại đây nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đạt được 55% trong khi trước đây chỉ đạt 30%. Mỹ vẫn là thị trường chính của Việt Nam dù không tham gia CPTPP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày – túi xách vẫn tăng lên. Qua con số xuất khẩu, thực tế ngành da giầy có khối lượng tỷ trọng tăng lên 13% so với trước đây. Hai thị trường Canada và Mexio, trước đây nhập khẩu từ Mỹ, nhưng sau khi có CPTPP các nhà nhập khẩu đã tìm đến Việt Nam, đó là thuận lợi đối với ngành da giày mà Việt Nam cần nắm bắt.

“Trong 11 nước CPTPP thì Việt Nam đã xuất khẩu được sang 10 nước trừ Brunei, do đặc thù thị trường nhỏ và chủng loại không phù hợp. Có 2 nước chưa xuất khẩu túi xách là New Zelan và Peru, còn lại các nước đều đã xuất khẩu được túi xách với tốc độ tăng trưởng 10%, đó là điểm sáng mà ngành da giày tận dụng được các cơ hội của CPTPP”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.

Cần biến cơ hội thành hiện thực

Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA)... Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, người tiêu dùng ở các thị trường phát triển, như Mỹ, EU rất tín nhiệm với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho các nhãn hàng dịch chuyển sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì ngành da giày vẫn còn những điểm hạn chế. Theo bà Thanh Xuân, những con số xuất khẩu trên chỉ là bề nổi, nếu nhìn sâu hơn nữa thì do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã tận dụng được lợi thế của CPTPP, còn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước thì vẫn còn ở phía sau. Lý do là CPTPP có điều kiện khá cao, không dễ gì các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được. Vì vậy, trong tương lai gần, sự kỳ vọng về năng lực sản xuất vẫn được đặt vào các doanh nghiệp Việt và thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nội cần mở rộng, vươn lên để tham gia vào thị trường xuất khẩu.

“Hiện nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu phần lớn là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nước ngoài – họ hoàn toàn có thể đáp ứng được điều kiện của CPTPP. Do đã đáp ứng được điều kiện cao thì họ tiếp tục mở rộng, còn cái khó của chúng ta chính là doanh nghiệp Việt Nam đang mới loanh quanh ao làng chưa ra được thế giới. Hiện nay chúng ta đang muốn tập trung vào doanh nghiệp vốn trong nước, giúp cho kim ngạch của chúng ta tăng trưởng thực sự như kỳ vọng – đó mới thực sự là nội lực của chúng ta”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân: “Doanh nghiệp cần có thông tin một cách đầy đủ về CPTPP và các chính sách liên quan, sau khi có thông tin, doanh nghiệp thấy thiếu ở đâu thì xin hỗ trợ ở đó, ví dụ như hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến việc làm, thị trường, vốn… Doanh nghiệp cũng cần các cơ chế chính sách về vốn, đầu tư, nhân lực, cần cung cấp thông tin về thị trường khách hàng… Nếu như các giải pháp đó được làm một cách triệt để rốt ráo thì tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn xa hơn được, bởi thị trường nội địa với 100 triệu dân là rất lớn”.

Năm 2020, hoạt động sản xuất da giày, túi xách chịu tác động tiêu cực rất lớn từ đại dịch Covid-19. Những tháng đầu năm, ngành chịu sự đứt gãy cả cung và cầu. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhất là việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020 trở thành cú hích rất lớn để ngành da giày lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, với lợi thế là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh nên việc sản xuất tại Việt Nam không bị gián đoạn nhiều, nhờ đó, các đơn hàng quốc tế dịch chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, có tận dụng được cơ hội hay không, theo bà Thanh Xuân vẫn cần phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước. Đại dịch Covid-19 cho thấy việc đứt gãy chuỗi cung gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sản xuất, buộc toàn ngành phải nhìn nhận lại chiến lược phát triển. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu, khi xảy ra vấn đề chuỗi cung doanh nghiệp sẽ rất bị động.

Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành này chưa tương xứng. Nguyên phụ liệu cho ngành mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được không cao. Thời gian sắp tới, toàn ngành và Chính phủ cần thiết lập lại chính sách mạnh hơn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt, tiếp cận nguồn thông tin, phải hiểu được luật chơi quốc tế để chúng ta có thể chuẩn bị về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, cảnh sát xử lý hơn 60.300 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó 16.425 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

(LĐTĐ) Bão số 3 đang được dự báo là cơn bão rất mạnh, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão, khả năng cao đi vào vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

Bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025

(LĐTĐ) Trang chủ của Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) cho biết đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ thi đấu ở giải World Championship 2025.
Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

Quyết tâm khởi công dự án Cụm công nghiệp Kim Bài

(LĐTĐ) Dự án Cụm công nghiệp Kim Bài là một trong những công trình được UBND thành phố Hà Nội chọn là công trình khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), nhằm góp phần vào tăng trưởng ngành công nghiệp theo chỉ tiêu của thành phố Hà Nội đề ra.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia , ngày 4/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).

Tin khác

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 3/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, hiện ở mức 24.224 đồng (do trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ). Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,64 điểm - giảm 0,11%.
Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 3/9, sự phục hồi của đồng USD tiếp tục tạo áp lực lên kim loại màu vàng đưa giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD về mốc 2.500 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79 – 81 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP thời gian qua được đánh giá tạo ra “làn gió mới” trong sản xuất và phát triển nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)… mở ra hướng đi mới và đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Xứng đáng đầu tàu kinh tế đất nước

Xứng đáng đầu tàu kinh tế đất nước

(LĐTĐ) Trải qua 79 mùa thu cách mạng, gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, với truyền thống năng động, đổi mới, sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đều vượt qua, vững vàng phát triển với tinh thần “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”.
Giá vàng hôm nay (1/9): Vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (1/9): Vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (1/9): Các chuyên gia cho rằng, giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng thị trường vẫn đang được hỗ trợ đáng kể bởi nhiều yếu tố.
Giá vàng hôm nay (31/8): Vàng thế giới quay đầu giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (31/8): Vàng thế giới quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 31/8, vàng thế giới quay đầu giảm mạnh do chịu áp lực bởi sức mạnh của đồng USD. Trong nước, giá vàng ổn định, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 79 - 81 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 31/8: Đồng USD tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay 31/8: Đồng USD tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 31/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam hiện ở mức 24.224 VND/USD - tăng 3 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,73 điểm - tăng 0,39%.
Xem thêm
Phiên bản di động