Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới

(LĐTĐ) Dành tình yêu đặc biệt với trà cổ thụ, nghệ nhân Đào Đức Hiếu (Hà Nội) quyết tâm “rời phố lên rừng” lặn lội đến vùng núi cao Suối Giàng (Yên Bái) để nghiên cứu về dòng trà Shan tuyết cổ thụ. Sau hơn 20 năm gắn bó, anh ấp ủ giấc mơ mang trà Việt vươn ra thế giới với một tâm thế mới. Phóng viên Báo game bài uy tín Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với anh xoay quanh niềm đam mê này.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ Kỳ công quy trình ướp "thiên cổ đệ nhất trà" Hà Nội Chú trọng phát triển, lan tỏa thương hiệu trà sen Mê Linh

Phóng viên: Là một nghệ nhân có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu trà, xin anh chia sẻ thêm về hành trình anh tiếp cận và tìm hiểu về trà Shan tuyết?

- Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Tôi “chạm” vào trà từ năm 2003. Lúc đó tôi sang trao đổi giảng viên ở Vân Nam, Trung Quốc, đây cũng là nơi tôi bắt đầu học và tìm hiểu về trà cổ thụ. Cũng giống như Suối Giàng, Vân Nam có một vùng trà cổ thụ cao 1.300 mét. Ở đây họ làm trà rất đặc biệt với tư duy “tôi đang bán trà do ông nội tôi làm và bây giờ tôi làm trà cho cháu nội tôi bán”. Điều đó giúp tôi nhận ra sự khác biệt với tư duy làm trà của người Việt Nam. Ở nước mình thông thường trà làm xong sẽ được bán ngay và chúng ta chưa có thói quen làm trà để lâu, làm trà lên men, dẫn đến việc trà chưa có giá trị tăng dần theo thời gian.

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới
Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đạt danh hiệu Thương hiệu uy tín Quốc gia năm 2023.

Khi có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận với nhiều vùng trà trên thế giới, tôi nhận ra ở những vùng trà nổi tiếng họ thường kết hợp làm trà với làm văn hóa, làm du lịch và tư duy của họ là “làm ít nhưng giá trị cao”. Về Việt Nam, tiếp xúc với các vùng trà trong cả nước và được chạm vào những vùng trà cổ thụ, tôi dần tìm thấy hướng đi cho bản thân, đó là bắt đầu với câu chuyện của trà cổ thụ Suối Giàng để trà Việt có cơ hội khẳng định giá trị trên trường quốc tế.

- Được biết, anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vậy lý do gì thôi thúc anh rời “chốn phồn hoa đô thị” lên vùng núi cao bắt đầu hành trình lập nghiệp với trà cổ thụ?

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Gia đình tôi có truyền thống làm trà đã 51 năm. Bên cạnh sứ mệnh tiếp nối truyền thống gia đình, sau 20 năm học trà và nghiên cứu trà ở khoảng 30 quốc gia, tôi thấy rằng trà Việt Nam hoàn toàn có thể có những bước đi xa hơn nữa. Mỗi năm chúng ta xuất khẩu hơn 200.000 tấn trà, đứng thứ năm xuất khẩu trà trên thế giới nhưng chúng ta không có thương hiệu và thế giới đang nghĩ đến Việt Nam với trà nguyên liệu. Bởi, khác với các sản phẩm nông nghiệp khác, trà sau khi hái sẽ lại mọc, những cây cổ thụ 300 năm, 500 năm và 800 năm tuổi không phải trồng mà hoàn toàn thiên nhiên, là tinh hoa của đất trời ban tặng. Vì vậy, là thế hệ trẻ, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và đấy cũng là điều thôi thúc tôi rời Hà Nội lên núi để bắt đầu với trà cổ thụ.

- Việt Nam có rất nhiều vùng trà nổi tiếng. Vậy Suối Giàng có điểm gì nổi bật khiến thương hiệu trà Shan tuyết Suối Giàng khác biệt so với các thương hiệu khác?

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Suối Giàng có một điểm rất đặc biệt khác với nhiều vùng trà khác, đó là có đến 98% người dân tộc Mông sinh sống trên đỉnh núi. Ở Suối Giàng người ta đã làm trà hàng trăm năm và các cấp chính quyền địa phương, từ xã, huyện đến tỉnh Yên Bái đều rất coi trọng trà. Nếu chỉ có một mình Giàng A Hiếu (cái tên mọi người gọi mình khi ở trên núi) thì không thể làm được mà cần có sự chung tay của nhiều “nhà” khác nhau: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân và cộng đồng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trà. Bên cạnh yếu tố con người thì yếu tố tự nhiên cũng rất quan trọng.

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Khát vọng mang trà Việt vươn tầm thế giới
Những gốc trà cổ thụ trên mảnh đất Suối Giàng, Yên Bái.

Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 8 - 10 độ là điểm tiên quyết để cho ra những phẩm trà có giá trị, đặc biệt ở Suối Giàng trà cổ thụ chỉ mọc từ 800 mét trở lên so với mực nước biển. Ở những nơi quá cao như Tà Xùa, Sơn La rất khó có thể làm được Hồng Trà, Hoàng Trà mà chỉ làm được Diệp Trà và Bạch Trà. Suối Giàng với độ cao vừa phải đã cho ra cả bốn dòng trà Hoàng, Hồng, Bạch, Diệp. Đó là bốn dòng trà mà mình là người tiên phong trong việc đặt tên theo tiêu chuẩn quốc tế với mong muốn quốc tế hóa câu chuyện về trà.

- Là người tiên phong đặt tên cho các dòng trà như Hoàng Trà, Hồng Trà, Bạch Trà, Diệp Trà, anh có thể chia sẻ sự khác nhau giữa 4 dòng trà này?

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Hoàng, Hồng, Bạch, Diệp là bốn dòng của trà Shan tuyết cổ thụ. Với mỗi dòng trà sẽ có những sự khác nhau nhất định. Đầu tiên về việc thu hái, với Bạch Trà chỉ hái một tôm (một búp) duy nhất; Diệp Trà hái một tôm, hai lá non; Hoàng Trà hái một tôm, hai lá, trong đó có một lá trưởng thành; còn Hồng Trà sẽ hái một tôm, hai lá trưởng thành. Thứ hai, về công đoạn chế biến, Diệp Trà sau khi hái về sẽ sao ngay qua lửa; Hoàng Trà đợi cho héo rồi mới sao; Hồng Trà sau khi để héo sẽ vò, ủ lên men rồi phơi chứ không sao; và với Bạch Trà sẽ chỉ ủ lên men tự nhiên. Thứ ba, về màu nước trà khi pha, Diệp Trà khi pha sẽ có màu vàng mật ong; Hoàng Trà nước màu vàng nhưng sẽ là vàng đậm hơn so với Diệp Trà; Hồng Trà nước sẽ có màu hồng đỏ và Bạch Trà nước sẽ có màu trắng vàng. Về cơ bản đấy chính là sự khác nhau của bốn dòng trà Hoàng, Hồng, Bạch, Diệp.

- Trong hành trình giúp trà Việt thay đổi vị thế, giới trẻ cũng là một trong những đối tượng mà anh hướng đến. Vậy anh và Trà Shan tuyết Suối Giàng đã có những hoạt động gì để trà được tiếp cận gần hơn đến người trẻ?

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Có 5 hướng đi để trà Shan Tuyết không chỉ tiếp cận đến người lớn tuổi mà còn cả những bạn trẻ. Thứ nhất, trong năm 2024, tôi sẽ ra mắt thương hiệu trà Shan Sen. Đây là sự kết hợp giữa trà Shan tuyết được chọn lấy từ những đỉnh núi cao, kết hợp cùng sen tại các vùng: sen Đồng Tháp, sen Huế, sen Nghệ An, sen Hồ Tây, sen đầm Vân Hội,... Điểm đặc biệt là trà Shan Shen có hương vị gần giống trà sữa để có thể tiếp cận đến các bạn trẻ. Thứ hai, hằng tháng tôi đều tổ chức các khóa học đào tạo “Hiểu về trà” để mọi người có cơ hội hiểu đúng và tiếp cận sâu hơn với trà Việt.

Thứ ba, tôi cũng tổ chức các buổi workshop trải nghiệm pha trà, thưởng trà, thẩm trà. Thứ tư, trà Suối Giàng hiện có sản phẩm như Hồng Trà với vị thanh nhẹ dành cho phái nữ và các bạn trẻ thưởng thức. Thứ năm, tôi cùng các cộng sự bắt đầu xây dựng hành trình trà Việt và xây dựng các cộng đồng để mọi người được chạm vào trà, nhất là trà cổ thụ một cách dễ dàng hơn. Trà được xuống núi, về với Thủ đô, đến gần hơn với người dân các tỉnh thành khác, với mình đó là điều tuyệt vời nhất.

- Trong tương lai, anh và thương hiệu trà Shan tuyết Suối Giàng có những dự định gì, xin anh chia sẻ thêm?

Nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu: Bản thân tôi vẫn theo đuổi mục tiêu lớn nhất, đó là đưa trà Việt vươn ra thế giới, để bạn bè quốc tế biết đến Suối Giàng (tỉnh Yên Bái) là một trong sáu vùng “thủy tổ” trà thế giới với hàng nghìn cây trà cổ thụ có giá trị. Mục tiêu thứ hai vẫn là giúp bà con dân tộc Mông ở Suối Giàng thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững từ những cây trà Shan tuyết hàng trăm năm tuổi được “trời dưỡng” trên đỉnh núi cao.

Thứ ba, chúng mình đang nỗ lực để trà được tăng giá trị và các vùng trà trong nước đoàn kết với nhau lại để cùng dắt tay nhau ra thế giới. Đồng thời, đầu năm 2025, mình cũng đề xuất ý tưởng tổ chức Asia Tea Festival tại Việt Nam nhằm “kéo cả thế giới về Việt Nam”, cho thế giới biết Việt Nam có những vùng trà cổ thụ tự tin đối đầu với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào. Điều này cũng sẽ chứng minh Việt Nam sẵn sàng gia nhập “cuộc chơi 20 tỷ đô” của thị trường trà cổ thụ toàn cầu. Ngoài ra, tôi và trà Suối Giàng vẫn tiếp tục thực hiện dự án “Việt Nam ơi - Tinh hoa làng nghề”, để trà không đơn độc “xuống núi” mà có cả gốm, lụa, gỗ, sơn mài, khảm trai… đi cùng, tạo nên không gian trà đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu hơn.

- Cảm ơn anh về cuộc trao đổi!

Mai Trang - Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt tin "Vỡ đê", quản trị viên của nhóm "Đông Anh News" bị phạt

Phê duyệt tin "Vỡ đê", quản trị viên của nhóm "Đông Anh News" bị phạt

(LĐTĐ) Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã xử lý một quản trị viên của hội, nhóm "Đông Anh News" về hành vi phê duyệt bài viết có nội dung sai sự thật về tình hình mưa lũ tại Hà Nội.
Công an quận Đống Đa bắt giữ đối tượng có lệnh truy nã quốc tế về tội "Giết người"

Công an quận Đống Đa bắt giữ đối tượng có lệnh truy nã quốc tế về tội "Giết người"

(LĐTĐ) Đối tượng cùng 2 nghi phạm khác đã có hành vi "Giết người" tại Pattaya, Thái Lan. Sau đó giấu xác vào thùng nhựa phi tang xuống hồ. Sau khi gây án, đối tượng bỏ trốn từ Thái Lan sang Lào rồi nhập cảnh trái phép theo đường bộ vào Việt Nam. Khi đến địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội đã bị Công an quận Đống Đa bắt giữ.
Hà Nội: 10 tổ công tác đặc biệt góp phần giữ bình yên cho Thủ đô

Hà Nội: 10 tổ công tác đặc biệt góp phần giữ bình yên cho Thủ đô

(LĐTĐ) Theo ghi nhận thực tế, việc bố trí 10 tổ công tác đặc biệt của Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, kiểm soát phủ kín địa bàn các quận vào giờ cao điểm đã phát huy tác dụng trong cả xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông và phòng ngừa tội phạm; góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân; hình ảnh các chiến sĩ Công an, không quản ngày, đêm xử lý nghiêm vi phạm đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân Thủ đô.
Công đoàn khối Giáo dục quận Hai Bà Trưng: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Công đoàn khối Giáo dục quận Hai Bà Trưng: Không ngừng đổi mới, sáng tạo

Trong năm học 2023 - 2024, thực nhiệm vụ chuyên môn và kế hoạch của Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng các Công đoàn cơ sở khối trường học quận Hai Bà Trưng đã kịp thời khắc phục, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, chủ động đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học và chỉ đạo điều hành nên cơ bản các trường thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu của LĐLĐ thành phố Hà Nội giao cho LĐLĐ quận.
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục Thủ đô đang tích cực, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này.
Giám đốc từng “cất bằng cử nhân làm lái xe”

Giám đốc từng “cất bằng cử nhân làm lái xe”

(LĐTĐ) Anh Trần Ngọc Vĩ, Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế, là đoàn viên được nhận Bằng game bài uy tín Sáng tạo của Tổng Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) Việt Nam năm 2022 và là một trong 95 đại diện công nhân game bài uy tín tiêu biểu toàn quốc tham dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất game bài uy tín quốc gia năm 2024”.
Viết cho tháng Chín

Viết cho tháng Chín

(LĐTĐ) Tháng Chín à, mỗi khi bạn tới, dường như mùa thu chạm ngõ Hà thành. Nắng đã đôi phần bớt gay gắt nhưng thi thoảng vẫn còn những cơn mưa sầm sập như trút nước. Khoảng lặng phút giao mùa giữa hạ và thu khiến lòng người đôi chút chông chênh. Với tôi, tháng Chín gắn với những ký ức thân thương...

Tin khác

Viết cho tháng Chín

Viết cho tháng Chín

(LĐTĐ) Tháng Chín à, mỗi khi bạn tới, dường như mùa thu chạm ngõ Hà thành. Nắng đã đôi phần bớt gay gắt nhưng thi thoảng vẫn còn những cơn mưa sầm sập như trút nước. Khoảng lặng phút giao mùa giữa hạ và thu khiến lòng người đôi chút chông chênh. Với tôi, tháng Chín gắn với những ký ức thân thương...
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

(LĐTĐ) "Giao lộ sáng tạo" không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, mà là triết lý xuyên suốt của lễ hội. Nó thể hiện tầm nhìn của Hà Nội trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện đại, và địa phương với toàn cầu.
Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

(LĐTĐ) Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" đã trải qua một hành trình dài 19 năm, từ một "cuộc chơi" nhỏ của những nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi vào năm 2000, đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên quan trọng của Thủ đô. Quy mô và chất lượng của Triển lãm ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Xem thêm
Phiên bản di động