Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, giá vàng tăng quá bất thường, giá vàng thế giới tăng thì trong nước tăng, nhưng giá vàng trong nước càng ngày càng chênh lệch lớn...
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"? Phải kéo giảm giá vàng

Đưa giá vàng trong nước ngang với liên thông thế giới

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) đồng tình với báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn hạn chế.

Đề cập đến câu chuyện giá vàng tăng quá bất thường, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng đây là yếu tố cần lưu tâm. Đại biểu đánh giá, giá vàng tăng quá bất thường, giá vàng thế giới tăng thì trong nước tăng, nhưng giá vàng trong nước càng ngày càng chênh lệch lớn, tách biệt quá xa so với thị trường thế giới.

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường
Đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận tại tổ.

Khi giá vàng tăng cao, sẽ tác động đến rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Người dân sẽ không đầu tư lĩnh vực khác, không gửi tiền vào ngân hàng nữa, chuyển sang xếp hàng mua vàng, rõ ràng đây là vấn đề. Do vậy Nhà nước cần thiết phải kịp thời xử lý, điều hành.

Vấn đề là phải đưa giá vàng trong nước ngang với liên thông thế giới, về mặt dài hạn, phải sửa đổi Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng, vì chính Nghị định này đang sinh ra tác động ngược.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, các giải pháp trước mắt cũng cần phải rất linh hoạt. Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nêu nghịch lý khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu, thì ngay sau đó giá vàng lại tăng vọt. Từ kết quả này, đại biểu cho rằng, việc đấu thầu còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn, giải pháp đấu thầu đã không đạt mục tiêu hạ nhiệt giá vàng trong nước.

Vì giá sàn đã cao hơn giá thị trường, nên khi người trúng thầu bán ra phải bán cao hơn nữa nên giá vàng trong nước lại tăng lên. Mục tiêu lúc này không phải là giảm giá.

Nếu mục tiêu để giảm giá vàng trong nước với giá vàng thế giới thì giá tham chiếu đấu giá bằng giá vàng thế giới cộng thuế, phí cộng nhu cầu và phải đấu thầu ngược, tức là anh nào mua vàng xong phải bán sát nhất với giá tham chiếu khi đề xuất đấu thầu...

Cùng đề cập vấn đề giá vàng, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, Nghị định 24/NĐ-CP đã hết giá trị lịch sử cần được sửa đổi. Theo đại biểu, giá vàng rất quan trọng bởi khi giá vàng biến động sẽ ảnh hưởng nhiều đến bài toán về tỷ giá.

Nếu đầu tư chạy theo vàng quốc tế có khi mất nhiều hơn được, và có thể nguy cơ “vàng hóa” nền kinh tế như trước đây. Do đó, đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị cần có đánh giá nhiều khía cạnh, có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng để giảm thiểu ảnh hưởng đến tỷ giá.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, việc quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng biến động mạnh, chênh lệch lớn giữa giá trong nước và thế giới, dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp, làm chảy máu ngoại tệ, có khả năng tác động tiêu cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu thảo luận.

Vì vậy, cần có giải pháp dài hạn để quản lý ổn định thị trường vàng. Nên chăng, theo đại biểu, đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, sửa đổi Nghị định của Chính phủ để cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và in vàng miếng dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước...

Xem lại chính sách về điều hành lãi suất

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề cập đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Đại biểu phân tích, lãi suất rất thấp khiến người dân không mặn mà gửi tiết kiệm, mà dùng tiền đấy đầu tư, có thể đầu tư vàng, bất động sản… Do đó, cần phải xem lại chính sách về điều hành lãi suất của ngân hàng, cần phải có sự linh hoạt.

“Chúng ta đều biết rằng, ngân hàng cần phải giảm lãi suất cho vay, nhưng có phải giảm đến mức mà lãi suất huy động quá thấp như thế để chúng ta không huy động được vốn vào nền kinh tế hay không? Tôi cho rằng như vậy cũng không phải là tốt”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, lãi suất cho vay phải xác định ở một mức hợp lý và lãi suất huy động cũng phải trên mức dự báo về lạm phát. Lãi suất huy động phải từ 5-6% mới có thể duy trì được, mà lãi suất huy động 5-6% thì lãi suất cho vay phải đến khoảng 8%.

Mức lãi suất này không phải là vấn đề khó với doanh nghiệp, vấn đề là doanh nghiệp có tiếp cận được không, có khả năng hấp thụ được không chứ không phải vấn đề là phải hạ lãi suất của doanh nghiệp; và cũng đừng có đẩy lãi suất lên cao trên 10% như trước đây.

“Nếu chúng ta duy trì được lãi suất cho vay ổn định khoảng 7-8%, các doanh nghiệp có khả năng hấp thụ sẽ sẵn sàng chấp nhận, sẽ đảm bảo cân bằng được điều hành lãi suất và lạm phát”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong ngày Quốc khánh 2/9, đơn vị đã đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo 30.575 lượt người vào Lăng viếng Bác
Tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Quốc khánh 2/9

Tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Trong các ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tỉnh Đồng Nai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tri ân cố nhạc sỹ Văn Cao, cố họa sỹ Bùi Trang Chước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tri ân cố nhạc sỹ Văn Cao, cố họa sỹ Bùi Trang Chước

Sáng 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm gia đình cố nhạc sỹ Văn Cao và cố họa sỹ Bùi Trang Chước, những cây đại thụ của nền âm nhạc và hội họa Việt Nam.
Hành khách đi lại đông đúc tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp Lễ 2/9

Hành khách đi lại đông đúc tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp Lễ 2/9

(LĐTĐ) Ngày 2/9 là ngày cao điểm đi lại dịp Lễ 2/9 năm 2024, khi tại sân bay Tân Sơn Nhất duy trì số chuyến bay đạt tới 608 chuyến với với 87.103 hành khách.
Từ ngày 5/9, Hà Nội sẽ có thêm 4 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 5/9, Hà Nội sẽ có thêm 4 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã ủy quyền bộ phận “Một cửa” của UBND các huyện Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, kể từ ngày 5/9.
Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về di sản văn hóa dưới nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để có cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan.
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9, trong đó có dừng mạng 2G

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9, trong đó có dừng mạng 2G

(LĐTĐ) Từ tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định mới về cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16/9; Hỗ trợ vay vốn tới 25 triệu đồng/công trình nước sạch...
Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường

Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hướng sửa đổi Luật Điện lực là làm sao phản ánh đầy đủ các chi phí, giảm tối đa việc bù chéo và giá điện theo hướng thị trường.
Tăng cường nhận thức về vai trò của chuyển đổi số với phát triển đất nước

Tăng cường nhận thức về vai trò của chuyển đổi số với phát triển đất nước

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới, phù hợp, hiệu quả, nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Xem thêm
Phiên bản di động