Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Góp ý dự thảo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:

Người thầy là gốc của đổi mới

Chính phủ yêu cầu kéo dài thời hạn lấy ý kiến góp ý Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đến ngày 20/5/2017 (thay vì ngày 29/4 như dự kiến). Đây được xem là bước để toàn dân góp ý kiến cho dự thảo được ở mức “chín mùi” nhất.
tin nhap 20170427152404 Tích hợp ở bậc học dưới, phân hóa ở bậc học cao
tin nhap 20170427152404 Học sinh phổ thông được tự chọn môn học là đột phá lớn

Trao đổi về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đang được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến xã hội, nhiều phụ huynh học sinh và chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ GD - ĐT mới chỉ cho mọi người thấy dự kiến cải cách nội dung chương trình học, còn đối tượng rất quan trọng nhất để cải cách được thành công là giáo viên, lại không thấy có trong đề án này?

tin nhap 20170427152404
Ảnh minh họa.

Phần lớn đội ngũ giáo viên hiện nay có năng lực rất yếu lại thiếu kỹ năng nghề nghiệp do khâu đào tạo của các trường sư phạm thời gian qua. Trong khi đó, theo GS Đỗ Đức Thái - Tổng chủ biên chương trình môn Toán cho biết, môn Toán sắp tới sẽ dạy những nội dung cốt lõi, thiết thực, làm sao cho học sinh ra sống được, làm việc được. Do đó, vị trí của sách giáo khoa sẽ thay đổi hẳn (yếu đi rất nhiều) trong khi vai trò của giáo viên quan trọng hơn. Còn theo PGS Đỗ Ngọc Thống - Tổng chủ biên môn ngữ Văn,nội dung lý luận văn học và lịch sử văn học sẽ không còn được dạy theo kiểu hàn lâm như hiện nay mà môn văn sẽ xây dựng theo hướng mở, chỉ quy định một số tác phẩm lớn; còn lại gợi ý danh sách các tác phẩm khác... là do giáo viên chủ động chọn lựa.

Do đó, góp ý về đội ngũ nhà giáo trước yêu cầu đổi mới giáo dục theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bà Nguyễn Thanh Thủy - Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh cho hay, các cấp cơ sở đang lo lắng vì năm 2018 đã bắt đầu thực hiện chương trình phổ thông mới nhưng vẫn chưa biết triển khai, tập huấn đào tạo cho đội ngũ giáo viên ra sao? Còn bà Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng THPT Yên Hòa (Cầu Giấy) đã thẳng thắn đề nghị ngành GD-ĐT nên coi đây là một cơ hội tốt để thanh lọc và tinh giản đội ngũ. Giáo viên nào năng lực yếu kém đã qua bồi dưỡng, đào tạo lại mà vẫn không đạt yêu cầu thì cần cho dừng công tác giảng dạy.“Nếu giáo viên đã được bồi dưỡng, tập huấn mà vẫn không đạt thì cũng đừng bắt học sinh phải học những giáo viên đó.Giáo viên không đủ năng lực sẽ không có nhiệt huyết. Đừng bắt học sinh phải học những giáo viên vừa không có năng lực lại không có cả tâm huyết với nghề” - bà Nguyễn Thị Nhiếp góp ý.

Trước nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo chương trình tổng thể, ngày 25-4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT kéo dài thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 20-5-2017 để các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý và nhân dân tiếp tục góp ý. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, cùng với việc nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng, Bộ GD-ĐT cần trao đổi, làm rõ những vấn đề còn tranh luận. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã đưa dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lấy ý kiến lần thứ 2 với thời hạn từ ngày 12 – 29/4/2017.

Vì thế, để có căn cứ biết giáo viên hiện nay có thể đáp ứng đến đâu nếu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức đề nghị cần có đánh giá thực chất về đội ngũ giáo viên hiện nay để biết ở từng môn học giáo viên đang thiếu gì, cần bổ sung như thế nào. Bởi theo ông Hà Xuân Nhâm- Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa khẳng định, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên với tinh thần sáng tạo, liên tục đổi mới. Tuy nhiên, muốn có một đội ngũ giáo viên như vậy cần rất nhiều điều kiện, cơ chế chính sách để họ phát huy hết năng lực của mình.

Tuy nhiên, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định, người thầy là gốc trong đổi mới giáo dục vì có chương trình tốt, cơ sở vật chất tốt mà giáo viên không giỏi thì không đảm bảo được chất lượng giáo dục. Song, cơ chế chính sách với nhà giáo chưa đáp ứng nhu cầu đời sống.Nếu giáo viên được tập trung vào công việc thì chất lượng sẽ tốt. Bằng chứng là mỗi khi có tiết dự giờ hay tiết thi giáo viên giỏi, người thầy phải đầu tư thời gian, tri thức, sáng tạo cho giờ giảng thì chất lượng giờ học sẽ cao.

Nếu như trước đây, nhà giáo chỉ tập trung vào việc dạy học thì hiện nay giáo viên phải lo tham gia nhiều công việc để đảm bảo đời sống.Như vậy, họ sẽ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn là toàn tâm toàn ý cho học sinh.“Tôi cho rằng dự thảo chương trình tổng thể, chương trình bộ môn cần được phổ biến cho toàn bộ giảng viên, giáo sinh ngành sư phạm để họ bắt buộc phải nghiên cứu, góp ý, chứ hiện nay vẫn chỉ có một số đối tượng, một nhóm quan tâm biết đến thì đổi mới giáo dục còn chưa sâu, chưa đi vào đời sống” - PGS Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Sơn Tây

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương cùng đoàn công tác đến làm việc tại thị xã Sơn Tây về công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và đi kiểm tra đê sông Hồng, đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm, một số điểm ngập lụt trên địa bàn thị xã.
Cấm phương tiện qua đường 413 thuộc thị xã Sơn Tây vì ngập úng

Cấm phương tiện qua đường 413 thuộc thị xã Sơn Tây vì ngập úng

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn thành phố úng ngập. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, Sở GTVT Hà Nội tổ chức phân luồng tại các vị trí bị ngập úng trên tuyến đường thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây.
Đường 419 và 425 thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, phương tiện lưu thông thế nào?

Đường 419 và 425 thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, phương tiện lưu thông thế nào?

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, đường 419 (80 cũ) và đường 425 (74 cũ) thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, phương tiện khó có thể di chuyển. Bởi vậy, Sở GTVT Hà Nội tổ chức cấm các phương tiện lưu thông qua các điểm ngập trên.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 tại Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 tại Thái Nguyên

Chiều 12/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã đến làm việc tại tỉnh Thái Nguyên trực tiếp nắm tình hình; hỗ trợ và chia sẻ với địa phương nhằm sớm khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Chiều 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi nhân dân, động viên các lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Tuyên Quang.
Từ Yên Bái Thủ tướng đến Lào Cai thị sát hiện trường vụ sạt lở tang thương tại thôn Làng Nủ

Từ Yên Bái Thủ tướng đến Lào Cai thị sát hiện trường vụ sạt lở tang thương tại thôn Làng Nủ

(LĐTĐ) Chiều 12/9, sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình. Điểm đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là hiện trường vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đã khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Công an quận Thanh Xuân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Công an quận Thanh Xuân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

(LĐTĐ) Nhằm động viên, quan tâm, chia sẻ tới đồng bào, nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề trong bão số 3, Đoàn Thanh niên Công an quận Thanh Xuân xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động "Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt" tại các tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng bão.

Tin khác

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Nghĩa đồng bào trong bão, lũ

Nghĩa đồng bào trong bão, lũ

(LĐTĐ) “Thương người như thể thương thân” là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay để lại. Vì thế khi đồng bào các địa phương phía Bắc đang bị bão, lũ hoành hành... từ khắp mọi miền Tổ quốc: Miền Tây, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, khúc ruột miền Trung và Thủ đô Hà Nội đâu đâu cũng bắt gặp những hình ảnh “hướng về đồng bào bão, lũ”. Những từ “nghĩa đồng bào” chính là sức mạnh vô địch thể hiện tình đoàn kết toàn dân tộc.
Du lịch Hà Nội dần khẳng định vị thế

Du lịch Hà Nội dần khẳng định vị thế

(LĐTĐ) Trong bối cảnh ngành Du lịch toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch, Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam - đã và đang khẳng định vị thế của mình như một điểm đến hàng đầu châu Á. Điều này được minh chứng rõ nét qua việc Hà Nội đã xuất sắc giành được ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới 2024.
Có một mùa thu xa

Có một mùa thu xa

(LĐTĐ) Cô ơi em mới có quà từ Hà Nội về, em biếu cô một ít nè! Giọng trong trẻo dễ thương của học trò như kéo tôi ra khỏi thực tại, đưa vào cõi mộng mơ, xa vắng. Hà Nội giờ này đã vào Thu! Chợt nhớ một câu trong bài hát của Phú Quang: “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ… Cốm sữa vỉa hè níu bước chân qua”.
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.
Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

(LĐTĐ) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội (HPA) vừa thông báo về việc tạm hoãn tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024 do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Theo đó, sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 15/9 sẽ được dời sang ngày 19 - 22/9 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Xem thêm
Phiên bản di động