Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nguy cơ “dịch chồng dịch” trong mùa Đông Xuân

(LĐTĐ) Cùng với dịch Covid-19, các dịch sốt xuất huyết, bạch hầu, sởi… đang có nguy cơ lan rộng, nhất là khi mùa Đông Xuân sắp tới. Do đó, ngành Y tế cùng cả nước đã và đang tập trung ngăn chặn nguồn lây, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh nguy cơ bùng phátdẫn tới trình trạng “dịch chồng dịch” nguy hiểm.
Hà Nội họp trực tuyến toàn thành phố về phòng chống Covid-19
Chống dịch Covid - 19 bằng cả tấm lòng

Nhiều bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch

Đánh giá tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Sắp tới là mùa Đông Xuân với thời tiết rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển; trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm vẫn đang ghi nhận các ổ dịch rải rác, dễ bùng phát thành dịch. Nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch, rất dễ xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch”.

Nguy cơ “dịch chồng dịch” trong mùa Đông Xuân
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hùng).

Cụ thể, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 198 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 4 ca tử vong (Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca, Kon Tum 1 ca); các ca bệnh tập trung chủ yếu ở 3 khu vực chính là: Tây Nguyên, miền Trung, miền Nam. Đặc biệt từ tháng 6 đến nay, số ca bệnh tại khu vực Tây Nguyên đã tăng nhanh rõ rệt, phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, chủ yếu là những người không rõ tiền sử tiêm chủng, hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin bạch hầu.

Trong khi đó, hiện cả nước cũng đang ghi nhận gia tăng số người mắc sốt xuất huyết. Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc đang có xu hướng tăng lên đã gần với ngưỡng cảnh báo dịch. Cụ thể, tích luỹ tuần 37 năm 2020, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 70.585 ca mắc sốt xuất huyết, thấp hơn cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 là 200.426 ca). Các ca bệnh tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam như: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Kon Tum, Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Tuy nhiên, hiện chưa có bất thường về diễn biến dịch, xu hướng gia tăng ca mắc vẫn theo chu kỳ như hàng năm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11 là giai đoạn “nóng” của dịch sốt xuất huyết khi thời tiết vào mùa mưa, khí hậu rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết bằng cách diệt loăng quăng, diệt muỗi năm nào cũng được tuyên truyền, nhưng do ý thức của cộng đồng chưa cao. Các chiến dịch diệt bọ gậy ở một số địa phương chỉ mang tính hình thức, không duy trì được lâu dài, bền vững. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian qua, việc giám sát, kiểm tra phòng, chống sốt xuất huyết tại nhiều địa phương cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hoá, di biến động dân cư làm tăng nguy cơ lan rộng dịch bệnh và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo phòng chống dịch. Hiện ngành y tế đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, nhưng cùng với đó cũng không được lơ là với các dịch bệnh khác. Việt Nam quyết tâm không để một địa phương nào xảy ra “dịch chồng dịch”. Các cấp, các ngành và nhất là người dân không được lơ là, chủ quan với các dịch bệnh. Đồng thời, phải tập trung công tác ngăn chặn nguồn lây hiệu quả.

Theo đó, nguy cơ bùng phát dịch tại mỗi khu vực, vùng miền là khác nhau, vì vậy, ngành y tế cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình và yếu tố nguy cơ bùng phát dịch tại từng khu vực, từng thành phố và làm rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân tiềm ẩn bùng phát dịch trong thời gian qua để có biện pháp phòng chống phù hợp. Trên cơ sở phân tích này, ngành y tế sẽ đề xuất các hoạt động, biện pháp trọng tâm trong phòng dịch để nâng cao hiệu quả chống dịch.

Phát hiện, xử lý triệt để ổ dịch

Việc chủ động trong giám sát ca bệnh, thực hiện các biện pháp phòng dịch, sát sao đến từng người dân là biện pháp quan trọng trong ngăn chặn các dịch bệnh bùng phát. “Cuộc chiến chống Covid-19 đã cho thấy, tầm quan trọng của việc giám sát và phát hiện sớm ổ dịch để khoanh vùng, truy vết và dập dịch. Đây cũng là chiến lược trong phòng, chống và ứng phó với các dịch bệnh khác. Bên cạnh đó, việc duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và đảm bảo an toàn tiêm chủng phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhận định.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 14/9 đến 20/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 393 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 6 trường hợp so với tuần trước đó. Các ca mắc phân bố tại 157 xã, phường, thị trấn. Như vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, Thành phố ghi nhận 2.594 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca tử vong.

Theo đó, với các dịch bệnh đã có vắc xin, công tác tiêm chủng được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng bệnh hiệu quả. Như vừa qua, dịch bạch hầu xảy ra ở một số địa phương đa số là ở “vùng lõm tiêm chủng”. Do vậy, vấn đề đặt ra là các biện pháp duy trì tỷ lệ tiêm chủng và nâng cao tỷ lệ này đặc biệt tại các “vùng lõm”. Để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã tổ chức tiêm bù cho các trẻ chưa được tiêm đầy đủ, tổ chức tiêm vét cho các địa phương bị hoãn tiêm do dịch Covid-19. Hiện theo lịch, các trạm y tế đã tổ chức 2 lần trong 1 tháng, vì vậy những trẻ hoãn tiêm nên tiêm bổ sung ngay trong tháng để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh. Đặc biệt, mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu cũng đang được nỗ lực triển khai tại 35 tỉnh thành phố.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Đối với các bệnh truyền nhiễm, việc tiến hành khoanh vùng, dập dịch càng sớm càng tốt; trong vòng 24 giờ khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, cần phải cách ly ngay, điều tra, xét nghiệm, triển khai ngay các biện pháp phòng dịch. Khi có ca bệnh truyền nhiễm xuất hiện, các địa phương phải có hệ thống giám sát, tăng cường cắm chốt ngay tại ổ dịch chứ không chỉ qua điện thoại.

Qua kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 cho thấy, hoạt động của các tổ chống dịch cộng đồng cực kỳ hiệu quả. Đây là cầu nối đến từng hộ gia đình, giúp người dân yên tâm tin tưởng thực hiện các biện pháp phòng dịch. “Việc thành lập các tổ cộng đồng mà nòng cốt chính là người dân ngay tại cộng đồng giúp cho việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, giám sát chủ động các người nghi ngờ để có các biện pháp phòng dịch ngay lập tức. Vì vậy, những nơi nào đã có các tổ phòng dịch cộng đồng cần tiếp tục phát huy, áp dụng trong các dịch bệnh có nguy cơ hiện nay”, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh.

Đối với dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia cũng khuyến cáo quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức tự phòng bệnh của người dân tại các hộ gia đình, đẩy mạnh chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng để cắt nguồn truyền bệnh là muỗi vằn. Đặc biệt, các địa phương tăng cường tổ chức chiến dịch theo quy mô lớn, duy trì hoạt động diệt bọ gậy hàng tuần ở các khu vực có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, người dân cũng cần lưu ý không tự điều trị bệnh, tránh các biến chứng nặng và hậu quả đáng tiếc xảy ra./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Huyện Phú Xuyên nỗ lực ứng phó mưa, lũ

Huyện Phú Xuyên nỗ lực ứng phó mưa, lũ

(LĐTĐ) Tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) những ngày qua, chính quyền từ huyện đến cơ sở cũng đã nỗ lực để bằng mọi cách di dời dân vùng bị ngập lụt đến điểm an toàn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Hà Nội tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Hà Nội tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 16/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

Cảnh giác với “Fake news” lũ, lụt

(LĐTĐ) Bão Yagi (bão số 3) càn quét các địa phương nơi tâm bão đi qua đã khủng khiếp, nhưng hoàn lưu bão còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn hệ thống chính trị đang dồn lực chống, khắc phục hậu quả do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Tính đến 7 giờ ngày 12/9: Bão số 3, mưa lũ, sạt lở đất làm 325 người chết, mất tích

Tính đến 7 giờ ngày 12/9: Bão số 3, mưa lũ, sạt lở đất làm 325 người chết, mất tích

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 7h sáng ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích); 807 người bị thương. Cùng với đó, nhà hư hỏng là 130.268 nhà; 57.857 nhà bị ngập.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động