Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nguy kịch do chữa bỏng sai cách

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về việc không nên sử dụng các loại lá cây, thuốc nam, thuốc đông y… không rõ nguồn gốc để đắp lên vết thương hoặc chữa bỏng, nhưng tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội vẫn liên tiếp nhận bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bỏng da, nhiễm trùng nặng vì nguyên nhân trên.
Tự chữa bỏng tại nhà: Nguy hiểm khôn lường! Tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng, hậu quả khôn lường

Khi bị bỏng nước canh, thay vì tới cơ sở y tế để được điều trị, người đàn ông lại tới nhà người quen và được đắp một loại thuốc không rõ nguồn gốc. Kết quả là vết thương bị nhiễm trùng nặng. Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, Khoa vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp bệnh nhân 53 tuổi vào viện trong tình trạng vết thương bỏng ở bàn tay bị nhiễm trùng.

Nguy kịch do chữa bỏng sai cách
Bác sĩ Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang phẫu thuật cho bệnh nhân.

Theo lời bệnh nhân chia sẻ, cách đây một tháng, bệnh nhân bị bỏng nước sôi. Ngay sau đó, bệnh nhân đã đến một nhà người quen, không phải nhân viên y tế để xử lý tổn thương. Bệnh nhân được đắp một loại thuốc lạ, không rõ nguồn gốc vào tay. Tuy nhiên, tổn thương không đỡ mà càng ngày càng phức tạp, nhiễm trùng, chảy dịch mủ vàng nặng lên. Lúc này, bệnh nhân mới vào viện điều trị.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân và tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán vết thương khuyết da, nhiễm trùng mu bàn tay do điều trị bỏng sai cách. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt lọc, làm sạch ổ tổn thương. Bệnh nhân được điều trị, chăm sóc thay băng vết thương hằng ngày. Sau 7 ngày điều trị, tình trạng vết thương đã được cải thiện, hết nhiễm trùng, tổ chức hạt lên đỏ, sạch sẽ. Bệnh nhân sẽ cần được phẫu thuật một lần nữa để đóng tổn khuyết và hồi phục chức năng bàn tay hoàn toàn.

Trước đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận và điều trị trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi nhập viện cấp cứu vì bố mẹ chữa bỏng cho con bằng thuốc nam. Theo đó, khi đang pha sữa cho con thì mẹ của bệnh nhi có việc phải ra ngoài nên để tạm cốc nước sôi ở trên bàn, không may con trong lúc chơi đùa đánh đổ cốc nước sôi lên người, gây bỏng lớn ở vùng ngực. Tuy nhiên, thay vì đưa con vào bệnh viện điều trị, mẹ bệnh nhi lại nghe lời người quen đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam. Ngày thứ 4 sau khi đắp thuốc, thấy con sốt cao chị mới đưa con đến viện tỉnh, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương thì được các bác sĩ chẩn đoán con bỏng nước sôi độ II-III nhiễm trùng.

“Lúc con bị bỏng tôi luống cuống không biết phải làm gì, nghe người quen bảo có trường hợp bị bỏng cả người đắp thuốc nam không để lại sẹo, tôi vội tin luôn mà đưa con đến. Tôi rất hối hận vì đã không đưa con vào viện điều trị sớm để con bị nhiễm trùng nặng. Đây là sai lầm của tôi và cũng là lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ khi vẫn tin vào tác dụng “kỳ diệu” của việc đắp lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc” - mẹ bệnh nhi chia sẻ.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp tự chữa bỏng tại nhà sai cách. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phùng Công Sáng, Phụ trách Đơn vị Bỏng, Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương: Dù đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi đắp lá cây theo kinh nghiệm mà chưa được khoa học kiểm chứng để xử lý vết thương, vết bỏng, tuy nhiên vẫn nhiều gia đình tự ý điều trị tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Đắp lá cây, các loại thuốc điều trị theo kinh nghiệm mà chưa được kiểm chứng và không đảm bảo sạch vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không nhiễm trùng thành nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra các biến chứng như: Viêm mủ màng tim, màng não, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ…

“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời khi trẻ mới bị bỏng, sơ cứu tốt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều và cũng đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian của gia đình. Tuy nhiên, do gia đình đưa đến bệnh viện muộn, vùng bỏng bị nhiễm trùng nặng đã hoại tử sâu, việc điều trị phức tạp hơn, có khi còn phải phẫu thuật nhiều lần và để lại di chứng cho trẻ sau này”- bác sĩ Sáng cho hay.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Linh cho biết, bỏng là tổn thương thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tổn thương bỏng rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy di chứng của nó để lại cho người bệnh rất nặng nề, nhất là bỏng ở một số vị trí đặc biệt nếu không điều trị tốt có thể dẫn tới tàn phế. Chính vì thế, bác sĩ Linh khuyến cáo, khi bị bỏng nước sôi, bệnh nhân nên nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương, tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ bằng nước mát. Việc này giúp vết thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ không bị tổn thương sâu tiếp nữa.

Sau đó sử dụng gạc hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn. Cuối cùng, nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở y tế nơi gần nhất để kịp thời điều trị."Đặc biệt khi bị bỏng, người bệnh tuyệt đối không được đắp các loại thuốc lá, thuốc nam… không rõ nguồn gốc lên trên vùng bị bỏng, vì nó chỉ càng làm tổn thương bỏng thêm nặng và nhiễm trùng hơn", bác sĩ Linh nhấn mạnh thêm.

Theo các bác sĩ, bên cạnh việc xử lý vết bỏng đúng cách thì vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh cũng cần được lưu tâm. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người bệnh hồi phục nhanh chóng và giảm nguy cơ bị sẹo xấu. Đồng thời, bệnh nhân bỏng cần chú ý uống nhiều nước hàng ngày. Nếu uống ít nước, vùng da bị bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Trường hợp ăn uống kém có thể uống thêm sữa giàu năng lượng 2 - 3 ly mỗi ngày để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai trao hỗ trợ cho đoàn viên bị thiệt hại do bão số 3

Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai trao hỗ trợ cho đoàn viên bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Quận ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã tới nhà động viên, trao quà hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Liệt và đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đại Từ, bị thiệt hại nhà cửa do bão số 3 gây ra.
Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

Khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều quận, huyện ghi nhận thiệt hại do cây đổ, cột điện bị gãy, làm đứt các tuyến cáp quang, VNPT Hà Nội và các doanh nghiệp đã tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ khách hàng.
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Qua nắm bắt dư luận, nhân dân Thủ đô ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời, cụ thể, toàn diện của lãnh đạo Trung ương và Thành phố trong công tác ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, hạ tầng giao thông Thành phố đã chịu nhiều hư hại, trước tình trạng này, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu khẩn trương khắc phục các hậu quả gây ảnh hưởng đến các dự án đang thi công trên địa bàn.
Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Từ sáng sớm 8/9, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động 100% cán bộ, công nhân và máy móc tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3.
Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung toàn bộ nhân lực để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy. Trước mắt phải thực hiện ngay trên các tuyến đường, tuyến phố chính, xong trước ngày 12/9/2024.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động