Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhà thuốc khan hàng, F0 chật vật mua thuốc

(LĐTĐ) Do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao nên nhiều hiệu thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn trong tình trạng “cháy hàng” khiến nhiều F0 chật vật khi tìm mua thuốc tự chữa tại nhà.
Gặp mặt, tri ân những thầy thuốc Thủ đô tiêu biểu Đề xuất thêm phương án xử lý đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu

Vất vả tìm mua thuốc

Những ngày vừa qua, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở Hà Nội số ca mắc liên tục lập đỉnh. Ngày 24/2, toàn Thành phố ghi nhận hơn 8.800 ca mắc Covid-19, trước đó, ngày 23/2, Hà Nội ghi nhận hơn 7.400 ca, còn ngày 22/2 ghi nhận gần 6.900 ca. Số ca Covid-19 nhẹ, không triệu chứng ở Hà Nội chiếm 98% tổng số ca đang điều trị, theo dõi. Đa số F0 hiện nay tự cách ly, chữa trị tại nhà.

Do số ca nhiễm tăng cao nên các hiệu thuốc trên địa bàn Thành phố luôn tấp nập người dân đến mua thuốc và các trang thiết bị y tế cần thiết để phòng, tránh dịch Covid-19 và tăng cường đề kháng.

Xác định là F0 từ ngày 23/2, chị Phương Nga (Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) được tư vấn nên sử dụng một số thuốc trị triệu chứng và tăng cường đề kháng như thuốc hạ sốt, thuốc ho, vitamin các loại, nước muối sinh lý, cồn sát trùng, kit xét nghiệm Covid-19, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2)… để tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, việc mua thuốc với chị rất chật vật do các hiệu thuốc luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

Nhà thuốc khan hàng, F0 chật vật mua thuốc
Người dân xếp hàng mua thuốc phòng, chống và chữa trị mắc Covid-19.

“Ngay hôm đầu tiên phát hiện mắc Covid-19, tôi đã nhờ người thân đi mua một số loại thuốc. Thế nhưng tôi không ngờ là việc mua thuốc lại khó như thế. Phải đi đến 4-5 cửa hàng thuốc gần nhất nhưng người nhà tôi vẫn không mua được đủ thứ cần thiết. Đặc biệt là vitamin D và vitamin C, nước muối sinh lý hỏi chỗ nào cũng báo không còn hàng. Là F0 đã mệt, đi mua thuốc để chữa ở nhà còn mệt không kém”, chị Nga nói.

Trưa 24/2, chị Nga tiếp tục nhờ người thân ra một hiệu thuốc ở khu vực quận Thanh Xuân. Mặc dù giữa trưa nhưng cửa hàng có rất đông người đợi tới lượt. Xếp hàng tại đây 30 phút nhưng người nhà chị Nga vẫn không mua được cồn sát khuẩn và thuốc hạ sốt. Thậm chí cửa hàng này cũng phải dán thông báo hết kit xét nghiệm Covid-19, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2), khi nào có sẽ thông báo sau.

Là người duy nhất không mắc bệnh trong gia đình có 4 người là F0, chị Thu Huyền (quận Cầu Giấy) cũng chia sẻ hành trình mua thuốc của mình cũng rất gian nan. Gần một tuần nay, mỗi ngày chị đều phải ra các cửa hàng thuốc để mua từng loại do không thể mua hết được trong một lần.

“Ngày nào tôi cũng phải ra hiệu thuốc để mua mỗi thứ một ít. Hôm thì chỉ mua được thuốc hạ sốt, hôm thì chỉ mua được viên xông… Thuốc xịt họng xuyên tâm liên lại càng khó mua. Do loại thuốc này cả người chưa mắc bệnh hoặc người đang mắc Covid-19 đều dùng được nên tôi tìm mỏi mắt chưa mua được”, chị Huyền chia sẻ.

Khách hàng đau đầu vì loạn giá

Không chỉ chịu cảnh khan hiếm hàng, không mua được thuốc, nhiều khách hàng còn đau đầu vì giá các loại trang thiết bị y tế không ngừng “nhảy múa”. Cùng với đó nhiều người còn đổ xô đi tìm kiếm mua các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh, vitamin, thuốc xịt mũi, súc miệng... khiến cho các mặt hàng này tăng giá vùn vụt.

Nhà thuốc khan hàng, F0 chật vật mua thuốc
Do nhu cầu tăng cao nên nhiều mặt hàng không đủ cung.

Điển hình như với kit test, nếu như trước dịp Tết Nguyên đán, các sản phẩm kit test có mức giá từ 50.000-80.000 đồng/kit tùy loại thì đến nay đã lên 70.000-100.000 đồng/kit. Tại các trang mạng xã hội, một bộ kit có nhiều mức giá khác nhau. Mức giá được đưa ra thường nằm trong khoảng từ 65.000-90.000 đồng một kit. Các hộp 5 kit có giá từ 300.000 đồng trở lên, hộp từ 20 kit có giá từ 1 triệu đồng trở lên.

Ngoài các kit test nhanh thì thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2) cũng được người dân săn đón. Hiện nay, tại các nhà thuốc, những chiếc máy này được bán với mức giá dao động từ 550.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng một chiếc. Mặc dù giá đã tăng nhiều nhưng không ít nơi vẫn thiếu hàng để bán.

Không chỉ riêng các dụng cụ kiểm tra này mà các sản phẩm như cồn, nước muối sinh lí, thuốc điều trị cảm cúm, ho, sốt đều tăng so với trước đây, thậm chí có loại tăng giá gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Anh Đặng Khánh Toàn (quận Hà Đông) chia sẻ, do nhà có F0 cần chữa trị nên dù giá có tăng như thế nào anh cũng chấp nhận.

“Bình thường 1 chai nước muối sinh lý dung dịch 0,9% sẽ có giá khoảng 5.000 đồng/chai. Hôm trước tìm mua không được, tôi phải vào một cửa hàng thuốc bán lẻ với giá 13.000 đồng/chai. Cồn sát khuẩn 70 độ tôi cũng phải mua với giá 40.000 đồng/chai 500ml, trong khi ngày thường cùng loại chỉ có 15.000-25.000 đồng; dầu gió mua 35.000 đồng/chai 12ml so với trước đây là 20.000 đồng. Các sản phẩm đều không được niêm yết giá, người bán bảo sao thì tôi mua vậy. Tôi biết là giá đắt hơn nhưng đành chấp nhận vì may là còn hàng”, anh Toàn nói.

Trước tình trạng loạn giá kit test Covid-19, máy đo SpO2... như hiện nay, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 526/UBND-KT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hiện tượng tăng giá vật tư, trang thiết bị y tế; thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 trên địa bàn thành phố. Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, trên thị trường có hiện tượng tăng giá một số vật tư, trang thiết bị y tế, bộ test kháng nguyên Covid-19, thiết bị đo nồng độ ô xy trong máu (SpO2)...; lưu thông, kinh doanh thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 chưa được phép lưu hành; hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để trục lợi, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Do đó, UBND Thành phố yêu các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai ngay công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về giấy phép, việc đầu cơ, tăng giá, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác đối với các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế… Cục Quản lý thị trường thành phố được giao chủ trì kiểm tra, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả kiểm tra, xử lý theo quy định trước ngày 3/3/2022.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn cho 170 đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Tổ Tư vấn pháp luật Công đoàn ngành và các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

Hoài Đức tập trung khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Từ ngày 7/9 đến sáng 8/9, do chịu sự ảnh hưởng của cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc nước ta, trên địa bàn huyện Hoài Đức xảy ra mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động