Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhiễm virus Zika, coi chừng nhầm là... cảm cúm

Có từ 1-10% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ sinh ra con mắc hội chứng đầu nhỏ. Trong khi đó, nguy cơ dịch do virus Zika lan rộng đang hiện diện tại Việt Nam.
nhiem virus zika coi chung nham la cam cum Thêm một bé gái 4 tuổi tại Long An nhiễm Zika
nhiem virus zika coi chung nham la cam cum Phát hiện về muỗi vằn mang virus Zika lưu hành ở Việt Nam
nhiem virus zika coi chung nham la cam cum Cộng đồng hoang mang, kỳ thị với người nhiễm Zika

Khó phát hiện sớm dị tật

Theo TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trẻ em mắc hội chứng đầu nhỏ không chỉ chậm phát triển trí tuệ mà còn vận động khó khăn, co giật, khó ăn uống…

Khi người mẹ bị mắc virus Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ trẻ mắc dị tật này là từ 1-10%. Tại Brazil (châu Mỹ) - nước có dịch bệnh do virus Zika đứng đầu thế giới đã có hơn 1,5 triệu ca mắc và gần 4.000 trẻ mắc bệnh đầu nhỏ bị nghi ngờ có liên quan đến việc mẹ bị nhiễm virus Zika.

nhiem virus zika coi chung nham la cam cum
Trẻ mắc bệnh đầu nhỏ do virus Zika lây truyền từ mẹ khi mang thai sẽ chậm phát triển trí tuệ (ảnh minh hoạ). Ảnh: I.T

TS Phu cho biết, thai nhi bị dị tật do virus Rubella (khi mẹ mắc Rubella) có thể phát hiện ở những tuần đầu của thai kỳ bằng phương pháp siêu âm. Khi đó, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên nên giữ hay đình chỉ thai nghén đối với thai nhi bị dị tật. Tuy nhiên, đối với dị tật đầu nhỏ chỉ có thể phát hiện ở tháng cuối thai kỳ, khi thai đã quá lớn. “Do đó, việc phòng ngừa, dự phòng virus Zika cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ hoặc phụ nữ đang dự định có thai là rất quan trọng” – TS Phu cho biết.

Hiện Bộ Y tế đang miễn phí cho các ca xét nghiệm máu “tìm” virus Zika. Tuy nhiên, chỉ những ca do bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh và chỉ định xét nghiệm mới được miễn phí”.

TS Trần Đắc Phu

TS Phu phân tích, hiện Việt Nam mới phát hiện 9 ca mắc virus Zika (TP.HCM 5 trường hợp; các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Long An mỗi nơi 1 bệnh nhân). Bệnh lại có triệu chứng nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng nên nhiều người chưa thấy được tầm quan trọng trong việc phòng ngừa virus Zika. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh bùng phát, nhiều phụ nữ mang thai mắc bệnh, hàng chục trẻ bị bệnh đầu nhỏ sẽ là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện tại cả nước đã phát hiện 9 trường hợp dương tính với virus Zika, tuy nhiên không loại trừ còn nhiều ca bệnh chưa phát hiện. “Bệnh do virus Zika có biểu hiện rất nhẹ (sốt, phát ban, mệt mỏi, đau khớp, đỏ mắt) do đó rất dễ nhầm lẫn sang cảm cúm. Thậm chí, nhiều người còn không có biểu hiện bệnh. Bệnh cũng không nặng như sốt xuất huyết mà hầu hết các ca bệnh đều tự khỏi, người bệnh không đến cơ sở y tế khám nên không phát hiện được” - TS Phu cho biết.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 4 người mắc mới có 1 người có triệu chứng bệnh.

TS Phu đánh giá, hiện nay bệnh sốt xuất huyết cũng đang gia tăng cục bộ ở một số địa phương, đặc biệt tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay đang vào thời điểm mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho véctơ truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika phát triển mạnh. Do đó, nguy cơ cả hai dịch bệnh này bùng phát là rất lớn.

Không nên hoang mang

TS Phu khuyến cáo, các bà mẹ mang thai từ 3 tháng trở xuống hoặc chuẩn bị mang thai phải đề phòng muỗi đốt, không đi đến vùng có dịch. Khi có thai mà có các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, lại đi qua vùng có dịch hoặc gần gũi người mắc bệnh thì nên đi khám để được chẩn đoán và tư vấn.

TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho biết, ngoài virus Zika, nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh còn có thể do nhiễm trùng, do ký sinh trùng, Rubella, di truyền - tổn thương gen, nhiễm sắc thể và nhiễm độc- chiếu xạ, một số hóa chất.

Lo sợ về virus Zika, chị Nguyễn Thị M (Cầu Giấy, Hà Nội) mang thai được 5 tuần lúc nào cũng đi tất dày, ban ngày nếu ở nhà thì chị lên giường ở lỳ trong màn vì sợ bị muỗi đốt, lây nhiễm virus Zika. Còn lúc đến cơ quan thì không chỉ toàn thân bôi thuốc chống muỗi mà bên cạnh lúc nào cũng lăm lăm bình xịt muỗi. Tuần trước, chị bị đau bụng, đi khám, các bác sĩ cho biết chị bị động thai do căng thẳng, khẩn trương quá mức. Không những vậy, chị còn nằng nặc đòi xét nghiệm máu xem mình có nhiễm Zika hay không. “Chẳng nhẽ tôi xin nghỉ ngồi trong màn luôn. Tôi luôn nghe thấy tiếng muỗi vo ve bên tai” - chị M lo lắng.

TS Phu khuyến cáo, người dân không nên quá sợ hãi, hoang mang về virus Zika, tuy nhiên luôn phải nâng cao cảnh giác. Phụ nữ có thai cũng không nên lo hoảng khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng. “Chỉ những phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở xuống mà đi từ vùng có dịch về hoặc tiếp cận với người mắc bệnh mới nên đi khám để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, cũng cần đề phòng muỗi đốt bằng cách ngủ màn, không đi vào những vùng có nhiều muỗi, bôi thuốc chống muỗi đốt. Đồng thời thực hiện các biện pháp diệt muỗi, loăng quăng ở trong nhà và sân vườn xung quanh” – TS Phu nhận định.

TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cũng cho biết, ngoài virus Zika, nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh còn có thể do nhiễm trùng, do ký sinh trùng, Rubella, di truyền - tổn thương gen, nhiễm sắc thể và nhiễm độc- chiếu xạ, một số hóa chất. Tuy nhiên các ca bệnh này rất ít gặp trong chẩn đoán trước sinh. TS Cường khuyến cáo, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mà nghi ngờ mắc virus Zika nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Theo TS Cường, phát hiện thai nhi bị dị tật trước 22 tuần tuổi có thể đình chỉ thai nghén, còn nếu trên 32 tuần tuổi thì khá khó khăn.

Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chung tay gia cố đê tại Sơn Tây

Cán bộ, học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chung tay gia cố đê tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 12/9, hơn 100 cán bộ, học viên, nhân viên Tiểu đoàn 5 và Phòng Tham mưu - Hành chính, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã tham gia hộ đê thuộc địa phận phố Phía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Thăm, động viên các đơn vị, lực lượng ứng trực chống bão, lũ

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Thăm, động viên các đơn vị, lực lượng ứng trực chống bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác thăm, tặng quà các lực lượng ứng trực phòng, chống lũ. Đây là một trong những hoạt động thiết thực cho thấy sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn dành cho đoàn viên, người game bài uy tín , đặc biệt trong bối cảnh nhiều tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô vẫn đang ngập sâu.
Sơn Tây: Nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sơn Tây: Nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 12/9, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, trong ngày 12/9, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trao ủng hộ kinh phí, giúp nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả, thiệt hại do bão lũ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 12/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động