Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nỗ lực kết thúc dịch AIDS từ việc thúc đẩy chiến dịch K=K

(LĐTĐ) "Không phát hiện = không lây truyền" (hay còn gọi là K=K) là thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) với người nhiễm HIV. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà chiến dịch K=K mang lại và những giải pháp cho chiến dịch trong tương lai, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã có cuộc trao với báo chí.
Lan tỏa thông điệp “K=K”: Giảm kỳ thị với người nhiễm HIV Đảm bảo cung ứng thuốc điều trị HIV/AIDS Mở rộng cấp phát thuốc methadone nhiều ngày ra toàn quốc

Phóng viên: K=K là một thông điệp mới về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) với người nhiễm HIV. Xin bà cho biết cụ thể hơn, K=K là gì, dựa trên bằng chứng khoa học nào?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: K=K nghĩa là một người nhiễm HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục sang cho bạn tình không nhiễm HIV.

Nỗ lực kết thúc đại dịch AIDS từ việc thúc đẩy chiến dịch K=K
PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện được quy ước là dưới 200 bản sao/1ml máu. Ít nhất đã có 4 nghiên cứu khác nhau trên hàng chục nghìn người không nhiễm HIV, với tổng số 128.000 lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đang điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu (không phát hiện), cho thấy không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV (không lây truyền).

Những người không nhiễm HIV trong các nghiên cứu trên gồm những người có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới và không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Các bằng chứng khoa học trên đã được công bố tại các Hội nghị toàn cầu về Phòng, chống về HIV/AIDS năm 2017 tại Pháp và năm 2018 tại Hà Lan. Đến nay đã có hơn 1.000 tổ chức quốc tế tuyên bố đồng thuận, xác nhận với phát hiện này bao gồm các tổ chức uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Tổ chức Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS); Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC)...

Phóng viên: Việt Nam được đánh giá là có tỉ lệ ức chế HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Xin bà cho biết vì sao Việt Nam đạt được thành quả này?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Hiện nay, tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, dưới ngưỡng phát hiện đạt 94%. Việt Nam được Tổ chức Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ thông báo là nước đạt tỉ lệ rất cao trên thế giới, cao nhất trong các nước mà PEPFAR đang hỗ trợ.

Để đạt được kết quả này theo tôi có một số lý do. Thứ nhất, do chúng ta làm tốt công tác truyền thông tư vấn tốt nên bệnh nhân hiểu lợi ích điều trị sớm; lợi ích của duy trì và tuân thủ điều trị.

Thứ hai, chúng ta liên tục cập nhật các phác điều trị theo khuyến cáo của các WHO nên bệnh nhân được hưởng các loại thuốc và phác đồ tốt nhất theo khuyến cáo WHO.

Thứ ba, chúng ta có mạng lưới điều trị rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành và phần lớn các quận huyện cũng hơn gần 500 điểm cấp phát thuốc tại xã, phường nên bệnh nhân tiếp cận và duy trì điều trị dễ dàng.

Thứ tư, chúng ta có nhiều mô hình và sáng kiến được triển khai như: Điều trị 2.0; mở rộng điều trị trong ngày; cấp phát thuốc nhiều tháng... cũng là tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận và tuân thủ điều trị.

Phóng viên: Xin bà cho biết, việc triển khai chiến dịch K=K mang lại những hiệu quả, lợi ích gì cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Ngay từ năm 2017, khi thông điệp này được phổ biến tại Hội nghị Quốc tế về AIDS tại Hà Lan, Việt Nam cũng đã ủng hộ và tổ chức tuyên truyền cho thông điệp này.

Tháng 9/2019 Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã chính thức có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai Chiến dịch dịch K=K cho tất cả 63 tỉnh, thành phố và Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế chính thức phát động chiến dịch quốc gia về K=K với hàng loạt hoạt động bao gồm truyền thông, tập huấn cho cán bộ và tổ chức sự kiện… Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khởi động Chiến dịch cấp quốc gia vào ngày 22/10/2019.

Thực hiện Hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS các địa phương cũng đã tổ chức khởi động Chiến dịch này tại các tinh, thành phố. Mở đầu là sự kiện tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sau đó lan ra các tỉnh, thành phố.

Trung ương và các tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và phóng viên báo chí về K=K; các thông điệp K=K cũng được lồng ghép vào các lớp tập huấn khác cho người cung cấp dịch vụ cũng như các tổ chức cộng đồng. Các bộ ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cũng tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông xã hội và sự kiện cộng đồng.

Tổ chức chuỗi sự kiện nhân Tháng hành động quốc gia Phòng, chống AIDS hàng năm đều lồng ghép thông điệp K=K; tình trạng HIV trung tính và điều trị là dự phòng. Chiến dịch này được lan tỏa mang lại nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng.

Đối với người chưa nhiễm HIV, chiến dịch giúp họ chủ động đi xét nghiệm HIV sớm hoặc xét nghiệm định kỳ để nếu nhiễm HIV sẽ được điều trị ARV sớm giúp đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

Chiến dịch cũng giúp cộng đồng hiểu rõ hơn, không kỳ thị với những người nhiễm HIV vì dù họ HIV nhưng nếu được điều trị ARV và đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, họ vẫn sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục. Bên cạnh đó, không lo sợ lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ đã được điều trị ARV và có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Đối với người nhiễm HIV, chiến dịch K=K giúp họ tiếp cận điều trị ARV sớm để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện; tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc; không tự kỳ thị, vì người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh và không làm lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục.

Người nhiễm HIV có thêm lợi ích là sẽ chủ động xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ để biết tải lượng HIV của mình có ở mức "dưới ngưỡng phát hiện" và cũng là để biết kết quả điều trị HIV. Đồng thời, tham gia bảo hiểm y tế để được điều trị ARV liên tục, lâu dài.

Đối với các cán bộ y tế, tham gia thực hiện chiến dịch K=K sẽ ngăn chặn tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV; giúp họ biết được hiệu quả điều trị ARV của người bệnh; tư vấn cho người nhiễm HIV và bạn tình của họ về tầm quan trọng của điều trị ARV và tuân thủ điều trị.

Đối với cộng đồng, giúp cộng đồng nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn về lợi ích điều trị của ARV; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đồng thời, truyền tải thông điệp về lợi ích của điều trị ARV và tuân thủ điều trị trong cộng đồng và cho nhóm đối tượng đích.

Phóng viên: Theo bà, chúng ta cần thực hiện những giải pháp gì để tiếp tục duy trì chiến dịch K=K ở Việt Nam?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Theo tôi, để duy trì chất lượng điều trị HIV/AIDS, duy trì chiến dịch K=K, Bộ Y tế cần tiếp tục thực hiện truyền thông về K=K và tình trạng trung tính HIV, điều trị là dự phòng.

Cải tiến công tác xét nghiện HIV theo hướng thuận lợi cho những người có hành vi nguy cơ cao với các mô hình khác nhau như xét nghiệm tại cộng đồng, qua trang web, tự xét nghiệm để phát hiện sớm nhiễm HIV và được điều trị ARV sớm, hỗ trợ tuân thủ điều trị để bệnh nhân sớm đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Áp dụng những khuyến cáo của WHO trong việc tổ chức hệ thống xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và theo dõi kết quả điều trị.

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông về hiệu quả của điều trị HIV/AIDS để người có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm tiếp cận sớm với các dịch vụ xét nghiệm, điều trị; để cán bộ y tế, người thân, gia đình và cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng phải tự vươn lên, vượt qua khó khăn, rào cản, không tự kỳ thị chính mình.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó bão số 3

Hà Nội: Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3), sáng 6/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn.
Học sinh Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Tin học quốc tế

Học sinh Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Tin học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Kỷ lục ghi bàn của Ronaldo và những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại

Kỷ lục ghi bàn của Ronaldo và những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại

(LĐTĐ) Siêu sao 39 tuổi Cristiano Ronaldo đã phá vỡ kỷ lục ghi bàn trong suốt sự nghiệp giành nhiều danh hiệu của mình, trở thành chân sút hàng đầu trong lịch sử của cả Real Madrid và đội tuyển quốc gia Bồ Đào Nha.
Hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở giáo dục

Hướng dẫn công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở giáo dục

(LĐTĐ) Công an quận Hoàn Kiếm đồng loạt kiểm tra an toàn về PCCC&CNCH tại 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ sáu khóa XIII cho ý kiến vào 14 nội dung

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ sáu khóa XIII cho ý kiến vào 14 nội dung

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (khóa XIII) đã diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức tặng quà các em học sinh nhân dịp năm học mới

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tặng quà các em học sinh nhân dịp năm học mới

(LĐTĐ) Liên đoàn game bài uy tín huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đến động viên, chúc mừng và chung vui cùng thầy và trò trường Tiểu học Mỹ Thành.
Tin tặc đang tấn công người dùng thông qua kết quả tìm kiếm Google

Tin tặc đang tấn công người dùng thông qua kết quả tìm kiếm Google

(LĐTĐ) Các chuyên gia bảo mật từ Palo Alto Networks vừa phát hiện một chiến dịch tấn công mới, trong đó tin tặc sử dụng thủ đoạn tinh vi để phát tán mã độc thông qua kết quả tìm kiếm trên Google.

Tin khác

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết và 16 ổ dịch sốt xuất huyết.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

Ngành Y tế Hà Nội tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 4134/KH-SYT tổ chức cuộc thi tuyên truyền về cải cách hành chính, chuyển đổi số ngành Y tế Hà Nội năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động