Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tiêu thụ thực phẩm an toàn:

Nông thôn cần được thụ hưởng công bằng

Trong khi thực phẩm an toàn đang được các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng chú trọng phát triển, thậm chí là hình thành những chuỗi tiêu thụ khép kín, thì có một nghịch lý xảy ra, khi những chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn này chỉ được tập trung và bán tại các thành phố lớn, trong khi đó, rất nhiều người dân ở nông thôn cũng mong muốn được tiêu thụ thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, hiện tại, người tiêu dùng ở nông thôn vẫn khó tiếp cận được…
nong thon can duoc thu huong cong bang Quận Đống Đa khai trương mô hình cung cấp thực phẩm an toàn
nong thon can duoc thu huong cong bang Kinh doanh, sản xuất thực phẩm sạch: Sân chơi của các doanh nghiệp

Nông thôn khó tiếp cận thực phẩm an toàn?

Theo thống kê từ Bộ NNPTNT cho thấy, hiện nay tại các thành phố lớn, kênh phân phối thực phẩm an toàn, hiện đại và được tổ chức theo chuỗi chiếm khoảng trên 25%, tổng lượng tiêu thụ nông sản tươi sống trên thị trường.

nong thon can duoc thu huong cong bang
Người dân nông thôn hiện vẫn khó tiếp cận được với chuỗi thực phẩm an toàn

Từ số liệu trên cho thấy, xu thế phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn đang được quan tâm và phát triển đúng hướng, cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt cơ sở phân phối hiện đại như: Chuỗi cửa hàng an toàn thực phẩm, siêu thị…với sự kết nối, giám sát do các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng phối hợp tổ chức.

Với nhu cầu thực tế, cùng với tốc độ phát triển nhanh của loại hình này, cơ quan Bộ NNPTNT cũng dự báo, đến năm 2020, mặt hàng nông, lâm, thủy sản an toàn được cung ứng tại các kênh phân phối hiện đại có thể lên đến trên 40% thị phần trong nước.

Trước sự phát triển nhanh chóng của mô hình sản xuất, cung cấp chuỗi thực phẩm an toàn tại các thành phố lớn, rất nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho rằng, việc phát triển này tựu chung vẫn là để đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng ở thành phố. Nông sản an toàn chưa thể cung ứng được cho các vùng nông thôn bởi một thực tế là: Tư duy truyền thống, cơ sở vật chất và sản phẩm bán với giá cao.

Theo chị Thu Trang (Phú Sơn, huyện Ba Vì, HN), hiện nay, nhu cầu được thụ hưởng thực phẩm sạch, an toàn, không chỉ là nhu cầu của mỗi người dân thành phố, mà là nhu cầu chung của toàn xã hội.

Thế nhưng, một thực tế cho thấy, hầu hết thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch sản xuất theo chuỗi chỉ được bán tại các siêu thị, các chuỗi cửa hàng chuyên dụng, trung tâm thương mại và nó chủ yếu tập trung tại thành phố và giá thành lại khá đắt đỏ.

Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NNPTNT) đưa ra cho thấy, hiện nay có khoảng 85 cơ sở tại 18 tỉnh, thành trên cả nước, được cấp chứng nhận chuỗi nông, lâm, thủy sản an toàn.

Trong đó, có một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào lĩnh vực này như: VinGroup, Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng Bắc Á…đầu tư vùng sản xuất, vùng nguyên liệu ở vùng nông thôn tại các tỉnh, thành ven trung tâm thành phố. Tuy nhiên, mục tiêu của các doanh nghiệp này vẫn là đảm bảo nguồn cung cho chuỗi cửa hàng an toàn tại các trung tâm thành phố lớn, thậm chí nguồn cung ấy vẫn còn chưa đủ.

Điều này cho thấy, hàng triệu người tiêu dùng nông thôn sẽ còn rất lâu mới có thể được tiếp cận với chuỗi thực phẩm an toàn và được thụ hưởng thực phẩm an toàn, bởi hệ thống cung ứng vẫn là một khoảng trống chưa thể giải quyết trong một sớm, một chiều ở khu vực nông thôn.

Cần có sự thụ hưởng công bằng

Theo chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền, mạng lưới các chợ truyền thống ở nước ta hiện nay khá đa dạng, được phân bố nhỏ lẻ và len lỏi đến tận mọi ngõ ngách, xã, phường…các mặt hàng chủ yếu vẫn là thực phẩm, thịt, gia cầm, hải sản, rau. Nhưng có an toàn hay không, được kiểm định chặt chẽ hay không thì người tiêu dùng ở nông thôn khó có thể nhận biết.

Do đó, không chỉ riêng đối với ngành nông nghiệp, mà bất cứ ngành hàng tiêu dùng nào khác, phân phối là một kênh cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm đặc thù với yêu cầu về độ an toàn cao. Vì thế, việc phát các kênh phân phối hiện đại là cực kỳ quan trọng.

Vấn đề an toàn thực phẩm, cũng như vấn đề giúp người dân nông thôn tiếp cận được với nguồn thực phẩm an toàn, không chỉ là vấn đề quan tâm của Bộ NNPTNT, Bộ Y tế, mà ngay đến Bộ Công Thương cũng đã có rất nhiều chính sách, hoạt động nhằm khuyến khích xây dựng, phát triển hệ thống cung ứng chuỗi thực phẩm an toàn đến mọi tầng lớp nhân dân như: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, xây dựng mở kênh phân phối hiện đại; đầu tư, cải tạo xây mới hạ tầng chợ, đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm tại nhiều tỉnh thành trên cả nước…

Khó khăn lớn nhất và cũng là một trong những hạn chế để các doanh nghiệp xây dựng, phân phối sản phẩm theo chuỗi, chính là trách nhiệm của các doanh nghiệp khi tham gia chưa thật sự nghiêm túc.

Từ câu chuyện cấp giấy chứng nhận VietGAP, đến việc chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, vấn để duy trì hệ thống, nguồn nguyên liệu…khiến người tiêu dùng cảm thấy bất an.

Giờ đây, khó khăn thứ hai đối với các doanh nghiệp chính là việc xây dựng chuỗi nông sản, thực phẩm an toàn ở nông thôn, bởi sự thiếu nguồn lực và nguồn lợi kinh tế đưa về thiếu sự ổn định.

“Người tiêu dùng nông thôn có được sử dụng thực phẩm an toàn hay không, hiện vẫn phải phụ thuộc vào chính sách, chiến lược phát triển của các bộ, ngành và đặc biệt là của doanh nghiệp. Vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, vì thế người tiêu dùng nông thôn còn rất lâu nữa mới có thể tiếp cận được với chuỗi thực phẩm an toàn”- ông Tiền chia sẻ.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

(LĐTĐ) Theo thông tin từ người nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã từ trần vào rạng sáng ngày 17/9 tại Hà Nội, hưởng thọ 96 tuổi.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khả năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần

Tin bão mới nhất: Bão số 4 ngày càng tăng tốc và tăng cấp có khả năng uy hiếp đất liền vào cuối tuần

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão; có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào cuối tuần này.
Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

Cháy nhà dân ở phố Trần Bình, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 12h ngày 17/9 tại căn nhà cấp 4, số 9B, hẻm 75/16, tổ 24, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Cột khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng chục mét khiến nhiều người hoảng loạn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. Sau khoảng 20 phút đám cháy được khống chế.
Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3

Ngành Đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do bão số 3

(LĐTĐ) Qua ước tính thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư khoảng 130 tỷ đồng (trên 30 vị trí sạt lở đất lấp đường sắt; trên 40 vị trí ngập nước, trôi nền đường, nền đá; hàng trăm vị trí cây, vật kiến trúc đổ vào đường sắt, đường dây thông tin tín hiệu).
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Hoãn tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) quyết định hoãn tổ chức sự kiện lễ kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, nhằm nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.

Tin khác

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Xem thêm
Phiên bản di động